Học thuyết dungkq Phần 1
- 10:59 - Thứ 5, 03/12/2015
-
Bản Chất Của Ý Thức – Hay là: Sự Tồn Tại Sau Khi Chết
Mục lục:
1- Dẫn nhập
2- Bản chất của ý thức hay Linh hồn là gì?
3- Mồ mả, tâm linh người đã khuất
4- Sức mạnh của niềm tin.
5- Tinh thần dân tộc, tinh thần tôn giáo và bản sắc tâm linh
6- Thiên tài, giáo chủ, những nhà lãnh đạo là những người như thế nào?.
7- Bí ẩn của những lời nguyền và bùa chú Đông – Tây
8- Bí ẩn của thuyết “Vạn vật hữu linh”
9- Giải thích về hiện tượng tiên tri? Tại sao trong kinh thánh có thể tiên tri một cách khái quát về sự va chạm của các thiên thạch đối với trái Đất?
10- Sự hình thành và tồn tại của vũ trụ.
11- Âm – dương ngũ hành có phải là một lý thuyết thống nhất vũ trụ?
1- Dẫn nhập
Hàng nghìn năm lịch sử văn minh nhân loại đã có nhiều cách giải thích khác nhau về vũ trụ và con người. Ở phương Tây có những nhà triết học, khoa học lớn thời cổ đại như Pythagore, Platon đều cho rằng vạn vật có linh hồn hay cụ thể hơn là con người đều có linh hồn. Hay gần đây là những nhà khoa học lỗi lạc thời hiện đại như Anhxtanh, SW. Hawking sau nhiều năm nghiên cứu khoa học cũng không giải thích được những vấn đề sâu xa của cuộc sống và rồi cũng không thoát khỏi sự ám ảnh của Thượng đế. Còn ở phương Đông thì cũng chưa thật sự có người nào giải thích được vấn đề này một cách cặn kẽ, một nhà triết học lớn là Khổng Tử khi đề cập đến vấn đề này cũng không hiểu, phải "kính nhi viễn chi". Và kể cả đạo Phật mà đại diện là giáo chủ Thichcamuni, một tôn giáo giáo có nền tảng triết lý sâu sắc về nhân sinh quan, bàn nhiều về linh hồn, về tiền kiếp, về luân hồi nhưng cũng chưa thực sự lý giải được mà cũng chỉ mù mờ đặt ra mà không định dạng được một cách cụ thể thế nào là “ý thức” (linh hồn) là tiền kiếp, luân hồi một cách thuyết phục để giải thích được sự tồn tại của thế giới mà vẫn mang nhiều màu sắc của Thượng đế, của sự huyền hoặc khó hiểu.
Hầu hết các trường phái triết học đều phân biệt trạng thái ý thức (hoặc tinh thần) và vật chất. “ Ý thức” là khái niệm cho một dạng tồn tại phi vật chất. Và với khái niệm này thì tất cả các quy luật vật lý trong đó có những hiệu ứng vũ trụ - sẽ không có sự tương tác với ý thức. Lúc này, ý thức tồn tại độc lập với vật chất và không thể áp dụng những quy luật vận động của vật chất để đánh giá khả năng tồn tại của một con người mà tất cả đều phụ thuộc vào “Thượng Đế” và con người hoàn toàn không có khả năng tiên tri, dự đoán. Chưa có một triết học, một lý thuyết hay một công trình khoa học nào hiện nay có thể giải thích một cách thống nhất được những điều huyền bí đã diễn ra trong cuộc sống như những chuyện: tái hiện tiền kiếp, chuyện những nhà tiên tri, chuyện gọi hồn, giao tiếp được với những người đã chết, chuyện giấc mơ linh ứng, chuyện thờ cúng tổ tiên, niềm tin tôn giáo hay là sự sản sinh ra những thiên tài, những con người có những khả năng kỳ lạ về mặt trí tuệ, hoặc đơn giản là những cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa những con người không quen biết cách xa nhau vạn dặm…… Và hiện nay, đã nhiều thế hệ, nhiều năm tháng trôi qua nhưng triết học thế giới vẫn đang tiếp tục tranh cãi về vấn đề “ý thức” (tinh thần) có trước hay “vật chất” có trước, có linh hồn hay không, hoặc có tồn tại một thế giới khác sau khi con người ta đã chết, nhưng tất cả các luận điểm, các học thuyết khoa học đều chưa đáp ứng được những đòi hỏi của nhu cầu khách quan cũng như chưa giải thích hết được những vấn đề có liên quan đến “vật chất” và “ý thức”, tất cả đều chưa thực sự lý giải hết được những sự huyền bí của thế giới, sự tồn tại của “vật chất”, “ý thức” và phân biệt được cái nào có trước cái nào có sau. Nếu chấp nhận “ý thức” là một dạng phi vật chất, tách rời hoặc không chịu sự tác động của những hiệu ứng vũ trụ, thì cái gì tạo ra ý thức? giải thích thế nào về việc trạng thái tâm lý, tình cảm của con người bị tác động bởi những hiệu ứng của các cơn bão từ trong vũ trụ, của từ trường Trái đất, của mặt Trăng – Ví dụ vào những ngày trăng tròn người ta sẽ trở nên dễ xúc động hơn. Nếu “ý thức có trước” thì tại sao cái có trước đó lại tạo ra những quy luật vật lý như thế này chứ không như thế kia? Tại sao” ý thức” không tạo ra một thế giới ngay như bây giờ mà lại phải từ một nền văn minh thấp và phát triển dần lên cao? Và nếu ý thức là một dạng phi vật chất không có khả năng nhận biết thì sẽ không có khả năng tiên tri. Nhưng thực tế khả năng tiên tri vẫn đang hiện hữu và tồn tại từ ngàn đời, con người ta đã có thể dự đoán được sự vận động của cả con người và thế giới. Đồng thời khoa học hiện đại đã chứng minh được sự tương tác giữa tự nhiên, nhất là các hiệu ứng vật lý của từ trường trái đất, các hiệu ứng vũ trụ tới ý thức, tình cảm của con người.Còn nếu chấp nhận “ý thức là một dạng vật chất” thì nó tồn tại như thế nào, và cái gì sinh ra ý thức và nhận biết điều đó như thế nào?.
Vì vậy mà đến bây giờ nhiều nhà triết học, khoa học hiện đại cũng đều bó tay và quy về cho Thượng Đế.
Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng gần đây trong cuốn “ Bản chất của ý thức ” (hay còn có tên khác là Định mệnh có thật hay không) của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh vấn đề “ý thức” và “vật chất” đã được đặt ra một cách khoa học, hợp lý hơn:
“Chỉ có hai dạng tồn tại của ý thức:
1) Phi vật chất:
Nếu ý thức là dạng tồn tại phi vật chất =>”Những sinh vật có lý trí tự do quan sát vũ trụ theo ý chúng ta và rút ra những suy luận logic” thì chỉ có khả năng “tiến gần tới các qui luật điều khiển vũ trụ”. Trong trường hợp này, sẽ không thể có khả năng tiên tri theo những phương pháp có tính quy luật; tính hệ thống; tính khách quan… như Tử Vi; Từ bình…Bởi vì; nó còn phải chịu ảnh hưởng của một đại lượng là ý thức phi vật chất không mang tính quy luật và tác động lên vật chất. Đây chính là tiền đề của Thượng Đế.
2) Ý thức là một dạng vận động của vật chất và chịu sự tương tác mang tính quy luật; mà nhân loại đã khám phá trong hiện tại hoặc có thể khám phá trong tương lai.
Với dạng tồn tại này thì ý thức và những hiện tượng liên quan đến nó: Tư duy; tình cảm; tiềm thức; vô thức; trực giác; cảm giác….đều có thuộc tính vật chất và chịu sự tương tác có tính quy luật có thể tiên tri
Từ một cái nhìn khoa học; có lẽ rất khó – hay nói chính xác hơn – không thể chứng minh được rằng: "Có một dạng tồn tại phi vật chất, nhưng lại chứa đựng năng lượng để tác động trở lại vật chất". Điều đơn giản nhất là: Nếu có một sự tồn tại phi vật chất, nhưng có khả năng tác động trở lại vật chất thì mọi định luật vật lý tiên tiến nhất của nhân loại hiện nay và cả khả năng phát triển của nó trong tương lai sẽ vô nghĩa, khi nó còn phải tính đến sự tác động của sự tồn tại phi vật chất mà không thể kiểm chứng.
Hiển nhiên bạn đọc cũng thấy điều này là vô lý! Những qui luật vật lý đang tồn tại trên thực tế và con người đã ứng dụng trong đời sống. Nhưng điều này cần phải giải quyết hợp lý về mặt lý thuyết cho bản chất của ý thức và sự tương tác của nó với tự nhiên.
Các nhà khoa học hiện đại đã chứng minh được rằng: vật chất có thể chuyển hoá thành năng lượng và ngược lại. Năng lượng là một thuộc tính của vật chất. Như vậy chỉ có thể có những dạng tồn tại khác nhau của vật chất, chứ không hề có một dạng tồn tại phi vật chất.
Từ những vấn đề đang tại của bài toán vật chất hay ý thức chúng ta cũng có thể đưa ra những giả thuyết về vấn đề “ý thức” có thuộc tính vật chất và là tiền đề để phát triển một lý thuyết mà tôi sẽ trình bày dưới đây - một lý thuyết về “ý thức”, về sự tồn tại của “ý thức” đồng thời sẽ giải quyết được những vấn đề liên quan tới “vật chất” và “ý thức”, nhận biết ý thức, trả lời được câu hỏi “ vật chất và ý thức, cái nào có trước?”.
Trước khi bàn về vấn đề “sự tồn tại của ý thức” (để cho dễ hiểu, phù hợp với cách hiểu của nhiều người, trong phần trình bày của tôi đôi khi sẽ được thay thế bằng khái niệm : “Linh hồn”)