10 ngày trên đất Nga
- 11:22 - Thứ 5, 03/12/2015
-
Những ngày đầu đặt chân lên đất Nga cảm giác của tôi là choáng ngợp bởi sự vĩ mô và tôi cũng hiểu vì sao trước đây người ta coi Liên Xô là thành trì, là thiên đường của CNXH. Tuy nhiên, với công cụ của mình, tôi nhanh chóng nhận ra một nước Nga khác đối lập với những sự tráng lệ bên ngoài, và không giống như nước Nga trong sáng và anh hùng của Kachiusa, Đôi bờ hay Triệu triệu bông hồng...Sự vĩ đại của nước Nga nằm bên ngoài cánh cửa những ngôi nhà của người Nga, đằng sau những cánh cửa là một nước Nga khác.
Đại học Lomnoxop có quy mô như một thành phố với đầy đủ công viên, rừng cây, siêu thị, thư viện, rạp chiếu phim, nhà hàng....
CHLB Nga là một quốc gia lớn, là một cường quốc đúng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, qua nước Nga mới hiểu được sự so sánh nước mình là một nước “nhược tiểu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các bậc danh nhân trí sỹ ngày trước với các quốc gia khác là như thế nào. Khí chất cường quốc của nước Nga thể hiện qua sự giàu có về tài nguyên khoáng sản, địa hình đầy đặn, rộng lớn, đất đai màu mỡ, sản vật cây trồng tươi tốt, các công trình xây dựng to lớn, tráng lệ và nhiều người to béo như gấu. Đường trong thành phố rộng hơn cả đại lộ của quốc gia châu Á, với cây xanh, hạ tầng sạch sẽ, gọn gàng; Các cung điện, nhà thờ lóng lánh với vàng thật, ngọc thật; các ga tàu điện ngầm đẹp hơn cung điện nhà vua châu Á; quả mận còn xanh đang ở trên cây cũng to bằng 2 quả mận chín ở Việt Nam. Mùa đông cây cối rụng hết lá khẳng khiu như những cành khô nhưng chỉ 1 ngày sau khi tuyết tan là đã nảy chồi, sau 2 ngày lá non đầy cành, sau 3 ngày lá đã xum xuê, sang ngày thứ 4 thì đã trở lại như như chưa từng có mùa đông. Điều này tưởng như trong truyện cổ tích hay phim hoạt hình nhưng đó là xác thực của ngài đại sứ toàn quyền Việt Nam tại Nga.
Cung điện được xây bằng vàng nguyên cân, ngọc nguyên khối
Nhà thờ ở Nga bề thế như nhà Quốc Hội ở Mỹ
Những ngày đầu đặt chân lên đất Nga cảm giác của tôi là choáng ngợp bởi sự vĩ mô và tôi cũng hiểu vì sao trước đây người ta coi Liên Xô là thành trì, là thiên đường của CNXH.
Tuy nhiên, với công cụ của mình, tôi nhanh chóng nhận ra một nước Nga khác đối lập với những sự tráng lệ bên ngoài, và không giống như nước Nga trong sáng và anh hùng của Kachiusa, Đôi bờ hay Triệu triệu bông hồng (tên những bài hát nổi tiếng của Nga). Sự vĩ đại của nước Nga nằm bên ngoài cánh cửa những ngôi nhà của người Nga, đằng sau những cánh cửa là một nước Nga khác. 10 ngày di chuyển trên đất Nga, hình ảnh quen thuộc mà tôi nhìn thấy từ thành phố đến nông thôn của Nga là những căn nhà đã cũ, tường dầy, cửa nhỏ, trông vừa kín vừa bí, cửa chính chỉ có 1 chiều là mở quay ra, cửa sổ nhỏ kéo hướng ngược lên trên, bên trong thiết kế tối tối, tủn mủn. Và có rất nhiều những công trình xây dựng quy mô đồ sộ, lâu đời nhưng nền tảng thô trọc, cao nhọn, sát khí ngất trời. Chỉ trừ một số công trình lớn như các viện bảo tàng, nhà thờ, cung điện phục vụ khách du lịch, hoặc một số khu nhỏ nhà hiện đại mới xây là thấy có sự nhộn nhịp còn lại đa phần không khí đều khá bình yên, trầm mặc, chậm chạp với những khuôn mặt lạnh lùng.
Từ khí chất của địa hình, kiến trúc có thể nhận thấy nước Nga hiện tại tiềm ẩn một sức mạnh vô cùng to lớn nhưng nó vẫn sẽ trì trệ và còn lâu mới khôi phục được những “phẩm giá vĩ đại”. Và người Nga tuy có vẻ bề ngoài chân chất, thật thà, kỷ luật nhưng từ môi trường sống hiện tại của họ mà xét thì còn có những mặt trái khác. Đó là sự lười biếng, trì trệ, cứng nhắc, không hiếu khách, thậm chí là rất hung bạo, tiêu cực. Thực tế trong quá khứ cũng đã chứng minh lịch sử của Nga là lịch sử của các cuộc chiến tranh và cướp đoạt; mafia Nga trên thế giới cũng nổi tiếng về sự tàn bạo và kể cả trong các động tác nhảy múa truyền thống của người Nga ở thành phố du lịch Xanh Petecbua cũng vậy, không biết đã bao nhiêu năm tồn tại nhưng vẫn là những động tác mạnh mẽ, rất khoát nhưng thô cứng chưa biến tấu được thành tinh tế. Các cung điện, nhà thờ tráng lệ của người Nga đa phần đều do các kiến trúc sư Pháp thiết kế. Trong khi Mỹ đã là Hợp chủng quốc thì đến nay xã hội hiện đại Nga vẫn còn kỳ thị người da đen, không thích người dân các quốc gia lớn như Mỹ, Trung Quốc (10 ngày trên đất Nga tôi chỉ 1 lần nhìn thấy một người da đen bán báo ở ngã 4 đèn giao thông ở Matxcova; người Nga gọi người Trung Quốc là dân Kytai (phiên âm) vừa bẩn thỉu, vừa xấu tính, lừa lọc); Người Nga không kỳ thị người Việt Nam có thể là do họ coi Việt Nam là nước đồng minh nhỏ từng phụ thuộc vào Nga, và trước kia chúng ta đã giúp họ phát triển lý tưởng XHCN ngăn chặn bước tiến của CNTB nên truyền thông của họ đã tuyên truyền rất tốt về chúng ta và ngày nay chúng ta vẫn được thừa hưởng hiệu ứng từ trong quá khứ.
Những tòa nhà đồ sộ, cao nhọn, sát khí ngất trời
Có thể nói ưu điểm của CHLB Nga là to nhưng “to quá thì nặng” nên nhược điểm của nó là trì trệ. Còn từ góc độ phong thủy mà nhìn nhận thì sự trì trệ của nước Nga hiện nay là do “vượng quá sinh bế”. Mà “bế” thì sẽ suy. Nên mặc dù là nước lớn nhưng có những lĩnh vực CHLB Nga còn cứng nhắc, chậm tiến hơn Việt Nam, ví dụ cơ quan hành chính công của Nga muốn mua 1 cái ghế cũng phải mất cả tuần để phê duyệt (phản ánh của đại sứ toàn quyền Việt Nam tại Nga); ở tất cả những địa điểm kinh doanh do người Nga quản lý chỉ nói tiếng Nga và sử dụng tiền Rub chứ không nói tiếng Anh, không dùng tiền USD cho dù họ có biết tiếng Anh; khách sạn tuy 4, 5 sao nhưng thường sẽ phải mất 2 tiếng để check in cho khoảng 20 người Việt. Hàng Tầu giá rẻ cũng tràn ngập khắp từ thành thị đến nông thôn. Dân số ngày càng giảm. Thậm chí hiện nay do dân số già nên Chính phủ Nga khuyến khích đẻ nhiều, đẻ bao nhiêu nhà nước trợ cấp bấy nhiêu, ví dụ như ở Krasnoda gia đình nào có con thứ 4 sẽ được chính quyền tặng 1000m2 đất trong thành phố và nhiều ưu đãi khác. Tư duy một cách logic thì nước Nga ngày hôm nay là kết quả của sự tích lũy từ ngày hôm qua. Vì có đất đai màu mỡ, sản vật phong phú, đời cha ông cướp đoạt được nhiều đất đai giàu tài nguyên khoáng sản nên bây giờ người Nga chỉ cần bán dần tài sản để hưởng thụ và trở nên lười biếng, cố chấp với “cái tôi dân tộc” nước lớn, bảo thủ không chịu thay đổi, cải tiến. Ngay cả những công trình tầm cỡ thu hút khách du lịch khắp nơi trên thế giới và cả những quy hoạch đô thị hoành tráng của Nga vẫn là thừa hưởng những thành quả của nhiều chục năm về trước.
Đất đai ở Nga rất màu mỡ, trên một cành nhỏ như cái đũa có đến 5 bông hoa hồng to gần bằng cái bát
Nên có thể thấy, vì được thừa hưởng nền tảng khí chất dầy nên ở tầm cao trí tuệ người Nga có những thành tựu lớn hơn Việt Nam nhưng ở mức độ đại chúng thì người Nga không bằng được người Việt. Quan sát người Nga trên đường phố, ở bến tàu, sân bay sẽ thấy sự to béo của họ không tạo được phong thái bệ vệ, hùng dũng mà đa phần là gợi lên hình ảnh của “Ivan ngốc ngếch” (một nhân vật trong truyện cổ tích Nga) với nét mặt bầu bầu và cái bụng phưỡn lên phía trên ngực nhưng thần thái thì lạnh lùng chứ không có vẻ gì thân thiện.
Quả mận vẫn còn xanh trên cây to gấp đôi quả mận chín ở Việt Nam
Từ thực trạng của con người và xã hội nước Nga thì cũng hiểu được tại sao người Việt sang Nga có thể dễ dàng kiếm tiền. Vì trong một quần thể lười biếng, trì trệ, chân chất, thật thà thì với tâm thế cầu tiến, năng động, linh hoạt đôi khi là láu cá của một nước nhỏ, người Việt Nam đã phát huy thành lợi thế trong kinh doanh buôn bán để kiếm tiền của người Nga. Tuy nhiên vì là nước lớn luôn có tâm thế dân tộc hẹp hòi và tàn nhẫn nên đất nước và con người Nga cũng không để cho chúng ta phát triển lớn mà sẽ bằng cách này hay cách khác kể cả chính thống lẫn phi chính thống đòi lại hoặc cướp đoạt lợi nhuận của người Việt. Nhiều hình thái kiến trúc ở Nga rất giống với nhiều công sở ở Việt Nam, đằng sau sự hào nhoáng, sạch sẽ bên ngoài là sự tù túng nhếch nhác bên trong, nên có lẽ tệ nạn nhũng nhiễu của công quyền ở Nga cũng không kém, thậm chí còn hơn. Rất nhiều người Việt Nam đã bị cướp đoạt tiền của trên đất Nga khi sắp trở nên giàu có. Nên từ trước đến nay người Việt thành công ở Nga không phải xuất phát điểm là nhà đầu tư mà đều đi lên từ tiểu thương rồi tích cóp thành nhiều. Và sau đó nếu không rời khỏi Nga thì cũng mất mát, đổ vỡ do bị cướp đoạt, chèn ép. Muốn giữ được tài sản thì bắt buộc người Việt phải hòa nhập với cộng đồng Nga, nhập quốc tịch Nga để trở thành công dân Nga, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc dần dần sẽ bị văn hóa Nga đồng hóa để rồi lại phải đối mặt với sự trì trệ, bế tắc, đổ vỡ giống như người Nga. Gia đình một Việt kiều triệu phú đã mang quốc tịch Nga ở Krasnoda (một tỉnh ở Nga) mà tôi đã đến thăm là một ví dụ, những công trình xây dựng của họ đang ở, đang kinh doanh đã tiềm ẩn rõ nguy cơ, nếu không có sự thay đổi mang tính chất cách mạng thì những thành quả của họ đang có ngày hôm nay sẽ đổ vỡ trong vòng 3-5 năm tới.
Cho nên nhìn thì thấy cơ hội nhưng phát triển được lớn ở Nga cũng là bài toán phải xem xét rất kỹ. Không phải ngẫu nhiên mà rất ít các tập đoàn tư bản lớn của nước ngoài đầu tư thành công lâu dài ở Nga. Các tập đoàn lớn ở Nga đa phần đều là những tài phiệt người bản địa giàu lên từ sự mua bán cướp đoạt tài sản của Nhà nước thời đổ vỡ của chính quyền Xô Viết nhưng cuối cùng thì vẫn phải chịu sự chi phối của chính quyền. Do các tập đoàn này có xuất phát điểm về con người chộp giật nên năng lực quản lý kém, dần dần sẽ thua lỗ phải tìm cách bán bớt cổ phần cho tư bản nước ngoài nhưng Chính phủ Nga lo sợ mất mát nên đã phải bỏ tiền ra để thâu tóm, chi phối. Đấy là lý do tại sao chính phủ của TT Putin cũng là chính phủ của các tập đoàn tài phiệt và TT Putin là ông trùm của những ông trùm. Và điều đó sẽ khiến cho vòng quay lịch sử của kinh tế kế hoạch lặp lại khi nền kinh tế thị trường không phát triển được trong xã hội Nga. Và khi Chính phủ phải làm hết mọi việc thì TT Putin có 3 đầu 6 tay cũng không dịch chuyển được hòn đá tảng nặng nề mang tên CHLB Nga. Nếu như trước đây chính quyền Xô Viết đã sụp đổ vì phải “nuôi” một đám đàn em ăn theo thì ngày nay điều đó đang có nguy cơ lặp lại với Chính phủ liên bang của TT Putin.
Ga tàu điện ngầm ở Matxcova đẹp hơn cung điện
Sự bao vây của Mỹ và EU đang khiến Nga có sự chuyển biến mạnh về tư duy, cũng như sự năng động. Lãnh đạo của Matxcova hiện nay có thể coi là một ví dụ khi Thống đốc, Bộ trưởng đều ở độ tuổi trên dưới 40. Tuy nhiên trong những ngày ở đất Nga di chuyển trên cả những vùng thành thị lẫn nông thôn thì cảm thụ của tôi về khí chất của nước Nga vẫn là sự trì trệ, mới chỉ có cái đầu ở Matxcova thức tỉnh còn chân tay vẫn nặng nề lắm. “Gấu Nga” chưa tỉnh hẳn và có thể ngủ tiếp nếu như không tiếp tục được đánh thức. Nên nước Nga vẫn cần thêm một cuộc chiến tranh lớn hoặc một cuộc suy thoái mạnh để một độc tài tầm cỡ như Xtalin có cơ hội xuất hiện khai phóng năng lượng to lớn đang chất chứa bên trong lớp đá dầy trì trệ. Hiện nay ngược với xu thế chung của thế giới, TT Putin đang duy trì một quyền lực rất độc tài ở Nga, nhưng nếu là một công dân Nga thì tôi thấy rằng độc tài như ông Putin vẫn là chưa đủ.
Tuy nhiên nếu “gấu Nga tỉnh giấc”, nguy cơ thế giới bị tàn phá do không kiểm soát được sức mạnh của “gấu Nga” cũng vô cùng lớn, vì ẩn chứa năng lượng lượng vô địch nhưng tâm thế dân tộc hẹp hòi nên mỗi khi nước Nga xuất hiện độc tài vĩ đại thì cũng đồng nghĩa là người dân Nga và thế giới sẽ đau thương. Sự lo lắng của Châu Âu đối với sự trỗi dậy của Nga là có lý do, vì tâm thức đang bị dồn nén trong trì trệ nên nếu người Nga bùng nổ được thì sự hung bạo sẽ khó đo lường và Châu Âu có nguy cơ gánh chịu hậu quả nặng nề. Lịch sử kể từ khi hình thành nước Nga đến nay (tính từ thời các Nga hoàng), mỗi khi “gấu Nga” trỗi dậy trật tự thế giới đều thay đổi. Xtalin thảm sát người Ba Lan cũng không kém Hitlle giết người Do Thái, Nga hoàng cướp đất cũng không ít hơn Naponeong xâm lược Châu Âu. Nên hiện nay thế giới cho rằng Châu Âu không muốn trừng phạt Nga là không hoàn toàn chính xác. Mỹ cần giữ vị thế bá chủ, Châu Âu cần an toàn, vì vậy cho dù họ thể hiện ra bên ngoài thế nào thì vẫn có chung mục đích. Nước Nga của TT Putin bây giờ như quả bóng đang được bơm căng, nếu nén chặt quá thì nó “nổ”, mà để nó tiếp tục được bơm thì nó cũng sẽ “nổ” nên thật sự là bài toán khó cho cả Mỹ và Châu Âu. Vì vậy nguy cơ nước Nga bị trừng phạt kéo dài là rất lớn.
Xét trên quan điểm vị thế dân tộc của người Nga thì sự hung bạo của “gấu Nga” cần được đánh thức, còn xét trên quan điểm bình yên, hạnh phúc của người Nga và các dân tộc khác nói chung cũng như Việt Nam nói riêng thì hãy khiến cho gấu Nga trở nên tự mãn để ru gấu Nga ngủ tiếp. Kẻ thù lớn nhất của người Nga chính là sự tự mãn, nên nếu Mỹ và phương Tây triển khai sự bao vây có giới hạn và sớm thỏa hiệp với Nga thì đó là thành công vĩ mô lớn nhất trong chiến lược toàn cầu của người Mỹ để giữ gìn vị thế bá chủ.
Còn đối với người Việt ở Nga, có thể có rất nhiều lý do để thành công cũng như thất bại, nhưng từ góc độ phong thủy - “Môi trường ra sao, con người như vậy” - nếu muốn thành công nhanh chóng ở Nga thì khi thuê nhà, xây nhà hoặc văn phòng (tùy theo mục đích sử dụng mà có các tiêu chí lựa chọn khác nhau nhưng nếu) để kinh doanh làm ăn thì người Việt chỉ cần làm khác đi vài chi tiết đơn giản là thiết kế các cửa lớn mở quay vào, mở rộng phòng ốc và các cửa sổ, thay cửa sổ chữ A ngược lên trên của họ thành cửa sổ chữ A đẩy ra thì cơ hội sẽ luôn rộng mở. Nếu các ngôi nhà của người Việt ở Nga đều làm được như vậy thì chắc chắn người Việt sẽ là một cộng đồng rất mạnh ở Nga, thậm chí là góp phần quan trọng để thay đổi nước Nga. Trong một lần nói chuyện với đại sứ toàn quyền của Việt Nam tại Nga, tôi chắc chắn với ngài đại sứ rằng ở một đất nước như nước Nga thì với vị thế hiện tại của mình, cửa phòng làm việc của TT Putin ở điện Kremly nhất định sẽ phải mở quay vào trong. Ngài đại sứ đã xác nhận đúng là như vậy vì ông ấy đã đến phòng làm việc của TT Putin vài lần để trình quốc thư.