Bốc Mộ (cải táng): Nguyên nhân và Hệ quả
- 08:29 - Thứ 3, 16/01/2018
-
Trong kho tàng văn hóa ngàn năm của xứ An Nam thì "Bốc Mộ" là một thứ phong tục tập quán và văn hóa "Đáng sợ" nhất của người dân chúng ta. Chắc chỉ có Việt Nam, mà điển hình là Kinh, là dân tộc duy nhất trên thế giới có phong tục này.
Không biết tập tục "Bốc Mộ" được hình thành từ bao giờ, nhưng từ góc độ logic của phong thuỷ thì không phải do Tàu hay du nhập từ Ấn Độ sang mà đây là hệ quả của tính khôn lỏi lừa bịp của trí thức và sự tham lam, lười biếng nhưng muốn bằng người khác của nông dân Việt Nam, "thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào". Đồng bằng Bắc Bộ địa hình nhỏ hẹp giống như một thung lũng bao quanh bởi đồi núi, là nơi quần tụ dân cư đông đúc vì vậy không có nhiều tài nguyên để chia đều cho tất cả nên con người cũng trở nên đố kỵ, hình thức bề mặt nhưng luôn tính chuyện lừa bịp lẫn nhau. Chuyện phong thuỷ cũng vậy, trước khi phong thuỷ được quan tâm thì đâu cũng táng, kể cả vũng trâu đầm, và cũng không ai quan tâm đến việc bốc mộ. Nhưng khi một số trí thức bắt đầu hiểu giá trị quan trọng của việc "đất lành chim đậu" thì vấn đề chọn đất tốt để chôn người chết cũng nảy sinh. Tuy nhiên đã là đất tốt thì sẽ hiếm, không phải chỗ nào cũng có "huyệt" mà phải mất công mất thời gian để tìm kiếm, có thể mất vài tháng, vài năm. Trong khi người chết thì không thể chờ, vì vậy giải pháp là cứ chôn trước rồi đi tìm đất. Sau khi tìm được đất tốt mới đào xương cốt của người chết lên chôn vào. Nhưng nếu để lộ ra ý định mưu cầu lợi ích thì sẽ bị tranh chấp hoặc bị phá khiến việc khó thành nên mấy ông trí thức mới bịa ra lý do "cải táng cho sạch sẽ" để lừa quần chúng. Và quần chúng nông dân thì không hiểu gì nên cũng học đòi thấy người ta làm sao thì mình cũng bắt trước làm như vậy. Và một tập tục "man di" hình thành dần theo thời gian, dân cư đồng bằng Bắc Bộ mở cõi đến đâu tập tục lan rộng đến đó. Hệ quả là rất ô nhiễm và có nhiều gia đình vô tình táng được vào nơi đất tốt, mộ kết nên chỉ sau một thời gian ngắn con cháu phát triển thịnh vượng nhưng do không biết phân biệt đúng sai mà cứ theo quán tính của tập tục cũ, khi cải táng xong thì cũng chỉ một thời gian ngắn lại trở về với cái "máng lợn".
Tập tục này nên được định hướng từ bỏ dần dần để xã hội ngày càng văn minh hơn.