Phong thuỷ Thăng Long và bản quy hoạch Hà Nội 2030 - tầm nhìn 2050 (P1)
- 13:44 - Thứ 5, 03/12/2015
-
"ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ, không thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh..." - (Chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn)
Thời gian gần đây bản quy hoạch Hà Nội 2030 - 2050 đã khiến cho nhiều học giả, nhà nghiên cứu cũng như người dân quan tâm lên tiếng. Đồng tình cũng có mà phản đối cũng có. Tuy nhiên những người lên tiếng phản đối việc di chuyển TTHCQG lên Ba Vì thì không đồng nhất về lý do mà có người phát biểu theo cảm tính vì trực giác mách bảo, có người xuất phát từ lý do truyền thống lịch sử, hoặc trên những nguyên tắc quy hoạch đô thị...Trong số ý kiến phản đối đó xuất hiện một số học giả đưa ra những lý do phong thuỷ, tuy nhiên tính thuyết phục không cao mà thậm chí do không phân biệt được đúng sai nên còn đưa ra những đề xuất tệ hại hơn cả chủ trương của Chính Phủ gây nhiễu loạn nhân tâm. Vì vậy tôi viết loạt bài này hy vọng sẽ cung cấp được cho bạn đọc thấy được sự hợp lý về địa thế Thăng Long - Hà Nội hiện nay qua góc nhìn phong thuỷ.
1- Mạch khí Thăng Long - Khí sinh ra hình, khí ra sao thì hình như vậy- Khí gặp nước thì dừng gặp gió thì tán và ngược lại, khí theo nước mà đi theo gió mà đến.- Huyệt nhỏ sinh nhân kiệt, huyệt lớn định quốc gia- Thiên - Địa - Nhân tương hợp. Đất lành chim đậu.Trong nhiều tài liệu và ý kiến đánh giá các phong thuỷ gia đều cho rằng dãy Trường Sơn là long mạch bắt nguồn từ dãy núi Hymalaya và Hà Nội là một đại huyệt thuộc long mạch này, dãy núi Ba Vì là chỗ dựa của Thăng Long....Nhưng đây là những nhận định chưa chính xác. Thực tế theo nghiên cứu của tôi khi rà soát lại trên địa hình sông núi thì thấy toàn bộ hệ thống các mạch sông núi khi vào đến Việt Nam gồm phía hữu ngạn sông Đà giáp với biên giới Lào và Campuchia chạy vào Nam tới Hà Tiên và các đảo lớn nhỏ, Tả ngạn sông Hồng đi ra biển Đông giáp với biên giới Trung Quốc ở khu vực Móng Cái và các đảo lớn nhỏ cũng như mạch chủ từ Hoàng Liên Sơn chạy tới Ba Vì rồi kết huyệt ở Thăng Long đều thuộc một địa mạch lớn có chỉ giới là 2 con sông Mê Kông và sông Dương Tử bắt đầu từ khu vực Cao nguyên Thanh Tạng (gọi tắt trong tiếng Trung Quốc của cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng) hay cao nguyên Tây Tạng (25~40 độ vĩ bắc, 74-104 độ kinh đông) - là một vùng đất rộng lớn và cao nhất
Trung Á cũng như thế giới, với độ cao trung bình trên 4.500
mét so với mực nước biển - được mệnh danh là
“mái nhà thế giới”,sau nhiều lần “
biến hoá” mạch chính chạy tới Vân Nam
được sông Hồng – sông Đà
qua nghênh đón về Việt Nam, rồi kết huyệt ở Thăng Long. Còn lại phân thành các can long Thanh Long và Bạch Hổ . Năm 1010 khi vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long có thể coi là thời điểm mà việc kết huyệt của địa mạch này đã đủ vượng phát, giống như cây đã kết được trái. Trước đó theo truyền thuyết đất Thăng Long đã có Cao Biền dựng thành Đại La với mưu đồ bá vương, nhưng vào thời điểm Cao Biền xây thành huyệt khí chưa kết đủ vượng nên cuối cùng vẫn chưa độc lập được với Trung Quốc.
Sau khi xác định được địa bàn của Tổ sơn ta có thể dễ dàng xác định được Tông sơn, Phụ mẫu sơn, Thanh long, Bạch Hổ, và sa thuỷ của Thăng Long. Khi vào đến đất Việt Nam địa mạch này khởi phát núi Tông sơn là dãy Hoàng Liên, khí thế hùng hậu mạnh mẽ và do đó dễ dàng
vượtqua được sự ngăn trở của sông Đà để tiếp tục hành xuống phía dưới hình thành nên Phụ mẫu sơn Ba Vì. Sau khi khởi lên Phụ mẫu sơn thì địa mạch này đã giảm bớt sự cương mãnh mà trầm ổn, tú nhuận hơn nhưng vì mạch khí vẫn còn rất vượng nên không kết huyệt gần Phụ mẫu sơn mà trầm sâu chạy xuống đồng bằng cho đến khi không vượt qua được sự ngăn trở của hệ thống sông Hồng mới dừng lại đột khởi lên một nơi mà theo chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn là :
Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ, không thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. So với các vùng lân cận, Hà Nội gần giống như một lòng chảo, giữa lòng chảo đó Thăng Long khởi lên vuông vắn, bằng phẳng, đầy đặn, có đỉnh chính là khu vực
Ba Đình ngày nay.Sau khi Thăng Long kết huyệt thì tổng thể địa hình sông núi của Việt nam đã tạo thành thế huyệt Kiềm và trong Kiềm có Đột
(Kiềm - Đột là 2 trong 4 thể huyệt trong phong thuỷ) trên đó Thanh Long là hệ thống các dãy núi phía Bắc từ tả ngạn sông Hồng chạy ra đến Móng Cái tiếp giáp với biển Đông và hệ thống các đảo thuộc
Thanh Long sa . Bạch Hổ là hệ thống các dãy núi bắt đầu tư phía hữu ngạn sông Đà chạy vào đến khu vực Hà Tiên giáp với Campuchia và vịnh Thái Lan với những nhóm đảo lớn nhỏ thuộc
Bạch Hổ sa ngoài biển Đông. Tuy nhiên quá trình phát triển làm chủ tay Bạch Hổ của huyệt chủ Thăng Long phải trải qua nhiều giai đoạn lịch sử gần 1000 năm, khởi đầu chỉ dừng lại ở khu vực dãy núi Tam Điệp (Ninh Bình) - một chi nhỏ phát sinh từ tay Bạch Hổ - sau này dần dần mới làm chủ xuống phía Nam. Vì khí mạch Thanh Long, Bạch Hổ của Thăng Long rất vượng nên từ các mạch khí chính này tiếp tục phát sinh ra những nhánh long mạch nhỏ hơn hướng về hộ vệ cho huỵêt chính nên tạo cho Thăng Long thế núi phục sông chầu. Nên mỗi khi đất nước có biến, chỉ cần huyệt chủ phát động thì long - hổ ở khắp nơi sẽ hướng về trợ giúp. Nhưng đó chỉ là những chi long nhỏ, còn sức mạnh của Thăng Long vẫn ở huyệt chủ và hai mạch Long - Hổ chính. Nó là hình ảnh của minh chủ sáng suốt, trí lực sâu dầy, tả - hữu mạnh mẽ. Nhất là mạch Bạch hổ vừa mạnh, vừa dài kết phát được nhiều huyệt quý nên quân đội thiện chiến, nhân tài quân sự không bao giờ thiếu. Những can Long tạo nên địa hình Thăng Long hùng vĩ, khí lực mạnh mẽ, rất khó phá nên huyệt chủ sẽ bền vững với thời gian.
Trên bản đồ thế giới, phần lớn thủ đô của các quốc gia đều hình thành dựa trên sự thịnh vượng của sinh khí chứ hiếm thủ đô nào có cách cục phong thuỷ rõ ràng, với những can long mạnh bảo vệ như Thăng Long nên
đây đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời - (
Chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn) - và cũng là sự bắt đầu cho những bản anh hùng ca bất hủ về nghệ thuật quân sự bảo vệ đất nước (cũng như là gìn giữ những triều đại ở Thăng Long) khiến thế giới phải khâm phục của dân tộc Việt Nam.
Chân lý chỉ có một nhưng có nhiều cách nhận biết nên trí tuệ của một nhà lãnh đạo sáng suốt hay tri thức của phong thuỷ đều sẽ có chung đáp số. Vào thời điểm năm 1010, khi chưa có bản đồ chính xác và các công cụ hỗ trợ việc quan sát xa nhưng bằng trí tuệ sâu đầy và trực giác tinh anh của người khai sáng cho sự bền vững của Đại Việt vua Lý Thái Tổ và các cận thần đã nhận biết được Thăng Long:
ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ, không thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. (
Chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn). Cho đến tận bây giờ, 1000 năm sau (và sẽ còn lâu hơn nữa), khi bờ cõi của nước Việt đã mở rộng hơn nhiều lần nhưng nhận định của vua Lý Thái Tổ trong Chiếu Dời Đô vẫn còn nguyên giá trị.
Lịch sử đã ghi nhận, trước khi Thăng Long trở thành thủ đô chính thức thì Việt Nam luôn phải đối mặt với sự đô hộ của Trung Hoa, điển hình là 1000 năm Hán hoá – vì trước đó tuy Đại Việt đã có huyệt Đế Vương khởi lên nhưng chỉ là những chi long nhỏ phát từ can Thanh Long - Bạch Hổ chứ mạch chủ chưa kết được huyệt. Nhưng từ khi Thăng Long kết huyệt trở thành đế đô thì giặc Phương Bắc không bao giờ trụ vững được trên đất Việt mà lần nào cũng thất bại thảm hại cho dù thế và lực đã từng làm chủ Châu Âu; chỉ có duy nhất nhà Minh đứng chân được 20 năm do Hồ Quý Ly bỏ Thăng Long dời đô về Thanh Hoá và sau này là 80 năm đô hộ của thực dân Pháp khi nhà Nguyễn dời đô từ Thăng Long vào Huế.
2- ĐIỀU GÌ ĐÃ LÀM NÊN NHỮNG GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN OAI HÙNG CHỐNG NGOẠI XÂM PHƯƠNG BẮC CỦA DÂN TỘC? -
ở trên địa hình nào thì sẽ chịu ảnh hưởng của địa hình đó. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài-
Huyệt nhỏ sinh nhân kiệt, huyệt lớn định quốc giaĐặc trưng nào đã làm nên lịch sử kháng chiến oai hung chống giặc ngoại xâm phương Bắc của dân tộc. Đó chính là địa thế Huyệt Kiềm của Thăng Long đã hoá khí thoát ly hẳn sự cương mãnh của núi đồi cao hàng nghìn mét khí cương cấp thô trọc từ cao nguyên Thanh Tạng thành
rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, trầm ẩn, khoan thư, hoà ái. Khiến cho Thăng Long luôn coi trọng sự thanh lịch, hoà bình ngược hẳn sự thô trọc, bành trướng của Bắc Kinh. Không chỉ kết vượng khí, Thăng Long lại có Long - Hổ bảo vệ, sa, thuỷ bao bọc, khí lực mạnh làm chủ được địa hình đất đai, tạo thành thế cục riêng, độc lập với xung quanh, đầy đủ yếu tố của đại huyệt có khí thế của một kinh đô. Mà đã có kinh đô thì tất phải có quốc gia, lại có long - hổ mạnh bảo vệ được quốc gia nên mặc dù Trung Quốc và Việt Nam có núi liền núi, sông liền sông, nhưng Việt Nam và Trung Quốc luôn là hai quốc gia có chủ quyền độc lập dẫu cho mỗi khi vận khí mạnh Trung Quốc lại có dã tâm thôn tính phương Nam.
Bất cứ ai làm chủ Thăng Long thì cũng đều có tư tưởng độc lập với phương Bắc chỉ khác nhau về cung bậc trong từng giai đoạn lịch sử và sự thay đổi của địa hình vì khí thế Thăng Long khiến người ta có tư tưởng đó, và cũng chỉ khi nào có tư tưởng:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;
(BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO - Nguyễn Trãi)
thì minh chủ mới được bền vững ở Thăng Long nếu không sẽ lại bị đất Thăng Long phủ định.
Lịch sử và hiện tại đã ghi nhận giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều vấn đề đặc biệt, có nền văn hoá vừa tương đồng vừa khác biệt cũng là từ địa thế sông núi mà ra. Và cũng chính từ địa hình sông núi như vậy nên nếu Việt Nam tin vào sự hoà hữu lâu dài của phương Bắc thì sẽ là nhẹ dạ.
( Ngoài truyền thống đánh giặc phương Bắc, Việt Nam chúng ta còn nổi danh là một dân tộc thiện chiến với những cuộc chiến tranh quy mô lớn thời hiện đại. Điều gì đã khiến Việt Nam là một dân tộc thiện chiến và độc đáo nhất trên thế giới, sức mạnh của chúng ta ở đâu mà kẻ địch luôn đánh giá sai về sức mạnh đó để cuối cùng dẫn đến thất bại ? lý do gì mà kể cả khi nhà Minh đô hộ được 20 năm, thực dân pháp đô hộ được 80 năm ở Thăng Long nhưng chúng vẫn phải ra đi? Tại sao chúng ta lại có những cuộc nội chiến kéo dài và nhiều lần xuất hiện lãnh tụ từ phía Nam của Thăng Long? Đất nước Việt Nam liệu còn bao nhiêu huyệt phát Đế Vương có thể khai sáng triều đại mới? Tại sao trước đây Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khuyên nhà Nguyễn lấy Hoành Sơn để hy vọng “vạn đại dung thân” nhưng rồi tất cả cũng quy hồi về Thăng Long? Việt Nam thiện chiến nhưng không phải là quốc gia giàu mạnh? Nhược điểm của địa thế Thăng Long là gì? Những vấn đề này sẽ bàn ở phần khác).
3 - ĐỊA LÝ THĂNG LONG NHƯ VẬY THÌ AI CÓ THỂ LÀM CHỦ ĐƯỢC THĂNG LONG. - Địa hình quy định con người, con người phù hợp với địa hình - ở bầu thì tròn ở ống thì dài.- Đất lành chim đậu. Nơi khí vượng mà thanh quý thì người đông, sản vật phong phú, sắc thái tươi nhuận mà thanh lịch.Gươm báu chỉ hợp với anh hùng chứ kẻ tầm thường không thể dùng được. Thăng Long sinh ra là để làm chủ đất Việt, vậy nên người làm chủ được Thăng Long phải là người có những đặc điểm lớn phù hợp với địa thế của Thăng Long. Thăng Long là hình thái huyệt Kiềm kết hợp với Đột, kết xa Phụ mẫu sơn, không có điểm tựa, mạch khí mạnh mà trầm sâu nên chủ huyệt phải là người có tài trí vượt xa người thường và sẽ phải tự thân lập nghiệp, ít nhờ phụ mẫu. Sự thành công mang tính chất đột biến khác hẳn nếp cũ của gia đình chứ không phải theo kiểu cha truyền con nối. Và vì huyệt kết xa sơn chủ nên khí độ không còn mang tính chất cương cường của sơn mạch mà khí ở huyệt đã thanh trầm nên phải là người coi trọng hoà ái, dùng nhân tâm để phục chúng chứ không phải dùng cường quyền “
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; Quân điếu phạt trước lo trừ bạo -
Nguyễn Trãi”, thu phục được nhân tâm, ứng với thế long chầu hổ phục từ nhiều hướng. Tiến trình lập nghiệp của những người khai sáng ra các triều đại làm chủ Thăng Long từ xưa đến nay đều có sự tương đồng. Cũng như xét ở góc độ quân sự, địa hình Thăng Long trống trải, không có điểm tựa, khó phòng thủ dễ bị tấn công, nên nếu như người làm chủ Thăng Long không có tài trí vượt trội, mạnh mẽ, thu phục được nhân tâm, tiềm tàng sức mạnh lớn, không đủ tự tin thì sẽ không dám đóng đô ở Thăng Long. Những tài liệu hoặc những học giả cho rằng Thăng Long tựa vào núi Ba Vì là không chính xác.
Không chỉ với những người khai sáng, mà đại bộ phận những người được coi là thành công ở đất Thăng Long đều có tiến trình phát triển gần như nhau chỉ là khác về cung bậc và mức độ. Và được thế núi phục sông chầu nên nhân tài từ nhiều vùng miền trong cả nước luôn có xu hướng tập trung về Thăng Long.
Thăng Long là nơi khí vượng mà thanh quý nên dân cư lúc nào cũng đông đúc, sản vật phong phú, sắc thái tươi nhuận mà thanh lịch. Sự trầm ổn, khoan thư, hoà ái của khí mạch Thăng Long đã hình thành nên sự khác biệt của người Thăng Long. Khắp cõi Việt Nam tuy có nhiều chi long, huyệt kết nhưng chủ yếu là phát xuất từ hai mạch Thanh long - Bạch hổ nên tuy quý nhưng không vượng như Thăng Long vì vậy mà con gái con trai ở mọi miền khác trên cả nước dù có cố gắng xinh đẹp hay làn da trắng trẻo đến mấy cũng chỉ là đơn lẻ và không có được nét duyên dáng, thần thái thanh nhã, đài các giống như người gốc Hà Nội. Các cụ không phải không có lý do khi phát biểu rằng : “
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài; Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” , sinh khí đất Thăng Long đã tạo tác nên những nét riêng của con người khi định cư lâu dài ở chốn kinh kỳ. Tôi đã đi dọc Việt Nam, qua nhiều vùng đất nhưng chưa thấy con gái vùng nào có nét duyên giống con gái Hà Nội, các bạn tôi ở xa về Hà Nội cũng nhận xét con gái Hà Nội đẹp nhất. (Các bạn đừng tuyệt đối hoá con người Hà Nội hiện nay ra để so sánh vì địa hình đã có nhiều thay đổi, và tôi không bàn nhiều trong bài viết này - tuy nhiên trong nhiều chục năm nữa Hà Nội vẫn là số một trên cả nước).
"Trước đây tôi có đọc một quyển tiểu thuyết dã sử có tên là "VẠN XUÂN" của một tác giả người Pháp khi viết về cuộc đời Nguyễn Trãi, đoạn miêu tả Lê Lợi trong con mắt của Nguyễn Trãi khi mới nhìn thấy có phần phàm tục nhưng nếu xem xét lại trên địa hình Thăng Long thì chắc chắn là tác giả này cường điệu thái quá vì Lê Lợi là người đã khai sáng một triều đại hùng mạnh ở đất Thăng Long thì không thể thuộc loại võ biền. Đất Thăng Long rất kén người, nên dù cho Lê Lợi xuất thân như thế nào thì cũng phải có phong thái và tâm hồn của một người có trí tuệ chứ không phải vũ dũng phàm tục."3-SỰ LỰA CHỌN DUY NHẤTTRUNG TÂM HÀNH CHÍNH QUỐC GIA là nơi diễn ra những hoạt động trí tuệ cao cấp nhất, nhiều tinh hoa nhân tài, vật lực tập trung về đây để đưa ra những quyết định tác động đến toàn cục của đất nước. Nên đòi hỏi nơi đó sinh khí phải quần tụ thịnh vượng, thanh thuần mà ổn định, âm dương hài hoà, cách cục rõ ràng mạnh mẽ, chứ sinh khí không được thô mãnh, thiếu ổn định, âm dương thiên lệch, địa thế không rõ ràng hoặc yếu đuối. Qua những nguyên lý phong thuỷ phân tích ở trên chúng ta sẽ so sánh địa thế Thăng Long với khu vực núi Ba Vì để cân nhắc việc có nên dời Trung Tâm Hành Chính Quốc Gia hay là quyết tâm kiến thiết lại Thăng Long để sử dụng. Hai sơn mạch lớn của Việt Nam là dãy núi phía Đông Bắc, Trường Sơn ở phía Nam tạo thành thế Thanh Long - Bạch Hổ rất đặc trưng, đó chính là yếu tố tạo nên sức mạnh tiềm ẩn phi thường của dân tộc Việt nhưng đồng thời nó cũng khiến cho Thăng Long trở thành sự lựa chọn duy nhất khi lập kinh đô. Vì nếu rời khỏi Thăng Long sẽ mất đi thế Thanh Long Bạch Hổ của hai can long này tức là không còn phát huy được sức mạnh của dân tộc. Lịch sử 1000 năm phát triển của Việt Nam đã chứng minh điều này, những trang sử kiêu hùng hiển hách hoặc thịnh trị của dân tộc đều là những giai đoạn mà lòng người đang hướng về Thăng Long; còn những thời kỳ mà dân tộc phải sống trong lầm than là khi dời đô khỏi Thăng Long.
Huyệt nhỏ dùng đề xây nhà, lăng mộ, chùa chiền, chỉ có huyệt lớn mới có thể lập kinh đô, vì vậy trên toàn cõi Việt Nam nếu rời khỏi Thăng Long thì dù đặt kinh đô ở đâu cũng chỉ còn Long nhược Hổ yếu hoặc bị khuyết thiếu, có Thanh Long thì khuyết Bạch Hổ hoặc chỉ có Bạch Hổ thì khuyết Thanh Long. Thêm nữa là ở phía Bắc các chi long do Thanh Long - Bạch Hổ sinh ra đều chầu phục về Thăng Long nên nếu dời đô khỏi Thăng Long sẽ dẫn đến tình trạng “
quần long vô thủ”. Còn ở phía Nam có nhược điểm là khi Bạch Hổ càng tiến xuống phía Nam càng quay đầu xa rời huyệt chủ chứ không chầu phục, mà khí lực của Bạch Hổ lại vừa dài vừa mạnh mẽ cương cường, kết xuất được nhiều hào kiệt vũ dũng nên nếu không có huyệt chủ lớn để phục thì dễ phát sinh tình trạng bất phục, loạn đả.Vì vậy chỉ có đóng kinh đô ở Thăng Long thì mới có thể dùng nhân tâm sâu dầy, tư tưởng lấy dân làm gốc có truyền thống hàng nghìn năm mà quy tụ được hào kiệt bốn phương. Kể từ khi cuộc chiến 1954 – 1975 kết thúc, Bạch Hổ sau gần 1000 năm vươn xuống phía Nam không gặp được đại huyệt minh chủ nào xứng tầm với Thăng Long và bị Vịnh Thái Lan ngăn lại không tiếp tục quay đi nên hiện nay đã quy hồi về Thăng Long thì địa thế sông núi về cơ bản có thể coi như là đã được an định. Nếu giờ lại thay đổi thì e rằng khó nói trước được điều gì, nhưng việc ứng nghiệm có thể thấy ngay sau chỉ khoảng 3 năm dời đô là ở miền Bắc thì nhân tài tản mát, ở miền Nam thì hào kiệt loạn đả.
Trải qua nghìn năm phát triển, do sự thay đổi của tự nhiên và tác động của con người, tuy khí mạch của Thăng Long đã không còn được thanh quý như trước đây, biểu hiện ở việc khu vực Hoàng thành không còn nguyên vẹn để phù hợp với sự phát triển do một giai đoạn sinh khí thịnh vượng hơn, quy hoạch xây dựng ở khu vực trung tâm có nhiều bất cập nhưng tính chiến lược định quốc của Thăng Long vẫn còn nguyên giá trị chưa thể thay thế. Nên việc di chuyển TTHCQG cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định. Người thường còn thấy được những giá trị của Thăng Long, vậy phải chăng Chính phủ không nhìn ra?
3- DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUA ĐỊA HÌNHNguyên lý để luận:
Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng là kết quả của một chuỗi những nguyên nhân trước đó đồng thời sẽ tham gia vào nguyên nhân để hình thành nên những sự việc tiếp theo. Vì vậy chỉ cần hiểu được nguyên lý vận động của sự việc hiện tại có thể dự đoán được tương lai và tìm về quá khứ. Dựa trên những phân tích về địa thế Thăng Long và địa hình đất nước hiện nay, tôi đưa ra những dự đoán như sau: - 1 - Trong vòng ít nhất là 100 năm, kể từ sau 1975 đến 2075, khi nào Thăng Long còn là thủ đô của Việt Nam thì dân tộc Việt Nam vẫn luôn giữ vững được độc lập, đồng thời sẽ không còn xảy ra tình trạng nội chiến bắc - nam như thời Trịnh - Nguyễn phân tranh hoặc Nam - Bắc 1954 - 1975.
- 2 - Khi suy thoái tiếp tục diễn ra, nhiều Chính phủ trên thế giới sẽ phải "hy sinh", nhiều quốc gia xảy ra bạo loạn thì Việt Nam vẫn ổn định về chính trị và về cơ bản đời sống an sinh của nhân dân vẫn được đảm bảo ở mức độ chấp nhận được.
- 3 - Khi Thăng Long còn là thủ đô của Việt Nam, thì chỉ khi các chính thể ở Thăng Long tự điều chỉnh mọi việc mới thay đổi còn ngoài ra bất cứ sự phá hoại nào cũng sẽ là viển vông và kể cả sự tác động của bất cứ một cường quốc nào trên thế giới để nhằm thay đổi chính thể tại Thăng Long cũng sẽ là nhiệm vụ bất khả thi.
- 4 - TTHCQG sẽ không chuyển về Ba Vì cho dù là đến năm 2030 hay 2050. Thăng Long hiện nay vẫn sẽ là Trung Tâm Hành Chính của cả nước.
- 5 - Việt nam sắp tới sẽ có nhiều thay đổi, nhưng sau năm 2012, Việt nam sẽ từng bước khẳng định được vị thế và tầm ảnh hưởng lớn hơn trên vũ đài chính trị thế giới.
- 6 - Từ nay cho đến năm 2012, trong khi nhiều vùng đất trên thế giới phải vật lộn với nắng nóng, khô hạn thì về cơ bản những cơn mưa vẫn sẽ được rót xuống kịp thời trên đất Việt Nam và người dân Việt nam sẽ không phải lâm vào tình thế cùng khổ.
- 7 - Chính phủ hiện nay sẽ làm được nhiều việc quan trọng nhưng để thực hiện được đúng như bản quy hoạch hiện nay là một thách thức quá lớn cho Hà Nội và cả nước, phải mất ít nhất 100 năm nữa bản quy hoạch mới có thể trở thành hiện thực. Hay nói đúng hơn là bản quy hoạch Hà nội 2030 tầm nhìn 2050 có nhiều phần thiếu tính khả thi.
Xét trên tình hình thực tế về khả năng quản lý xã hội, an định lòng dân, ổn định chính trị, đối phó với những vấn đề ngoại giao, sự ủng hộ của người dân trong và ngoài nước….có thể khẳng định rằng thể chế hiện nay của ĐCS là rất mạnh, điều đó càng thể hiện rõ hơn qua việc khi suy thoái kinh tế trên toàn thế giới ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị xã hội của nhiều nước trên thế giới thì tình tình chính trị xã hội vẫn yên ổn, và nền kinh tế của nước ta tuy còn nhiều khó khăn nhưng về cơ bản đời sống của người dân vẫn được đảm bảo. Ở các nước, đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng là người nghèo, người thu nhập thấp, ví dụ như ở Mỹ có đến hơn 4 triệu người bị thu hồi nhà cửa. Trong khi đó ở Việt Nam, có vẻ như nhờ khủng hoảng mà nhiều người nghèo có tiền xây nhà, nhiều đối tượng chính sách, về hưu được nâng lương, trợ cấp xã hội được cải thiện….Những điều đó cho thấy rằng “ tư tưởng lấy dân làm gốc” vẫn là tư tưởng chủ đạo của chính thể Thăng Long và khí độ Thăng Long vẫn còn rất vượng nên vẫn làm chủ tư tưởng của các nhà lãnh đạo. Địa hình Việt Nam đặc trưng, (đặc trưng như thế nào tôi không kỹ bàn ở đây) nên trong điều kiện bình thường hai can Long - Hổ giống như đang ngủ nên sức ỳ lớn, dễ trở nên tiêu cực, thụ động, cái gì cũng ngắn hạn và vì vậy mà khi bình yên thì chúng ta cảm nhận dường như tiêu cực, tệ nạn đang diễn ra ở khắp mọi nơi, cảm thấy đất nước ngày càng yếu kém so với xung quanh. Nhưng khi gặp nguy nan, cũng đồng nghĩa với việc sinh khí của đất nước đang có sự biến động, Thanh Long - Bạch Hổ cũng bị chấn động thì Long - Hổ lại giật mình mà bừng tỉnh và "địa động thì nhân ứng", năng lực lại được phát huy vì vậy các giải pháp trở nên độc đáo, chiến lược trở nên mạnh mẽ, do đó đôi khi chúng ta tưởng dường như đất nước đang nguy ngập đến nơi thì vấn đề vẫn lại được ứng phó kịp thời, khó khăn lại được giải quyết. Tuy nhiên do khi nguy nan mới bừng tỉnh nên mặc dù đất nước thoát khỏi cơn bĩ cực nhưng cũng sẽ phải lao lực vất vả. Và không chỉ ứng hợp gián tiếp với con người mà sông núi Việt Nam cũng sẽ phát huy sức mạnh trực tiếp để góp phần tạo ra sự an bình, mọi người sẽ được kiểm chứng rõ ràng từ giờ cho đến năm 2012 – Trong khi nhiều vùng trên thế giới phải vật lộn với nắng nóng, khô hạn thì những cơn mưa sẽ được rót xuống kịp thời trên đất Việt Nam. Sức mạnh của Thăng Long là sức mạnh tiềm ẩn, muốn hiểu được rõ thực lực của Thăng Long thì phải nhân lên tối thiểu 3 lần những gì mà người ta có thể nhìn thấy được, phân tích được.- Vậy tại sao lại có việc mở rộng địa giới Hà Nội năm 2008 và Bản Quy Hoạch Hà Nội 2030 và tầm nhìn 2050 vào năm 2010, đúng vào những thời điểm quan trọng và nguy hiểm?. - Phải chăng Chính phủ thực sự muốn di chuyển TTHCQG? Hay Chính phủ không lường trước được những diễn biến xấu của suy thoái kép mà tin vào sự phục hồi? Quy hoạch để bán đất phục vụ lợi ích của một nhóm người?
Tôi không tin là như vậy! Có thể có nhiều ý kiến trái chiều nhưng về cơ bản tôi cho rằng Chính phủ của chúng ta hiện nay vẫn sáng suốt. Đã không ít lần chúng ta thấy những vụ việc tiêu cực về đất đai, những con người lợi dụng việc quy hoạch để trục lợi và điều đó đã trở thành một tì vết trong nếp nghĩ của mọi người mỗi khi thấy Chính phủ đưa ra một kế hoạch mới về đô thị hoặc một bản quy hoạch đất nước. Tuy nhiên, thông qua việc phân tích bản quy hoạch Hà Nội mới, tôi thấy Chính phủ hiện nay đang có xu hướng vươn tới sự thanh sạch, hạn chế tiêu cực bằng việc thượng tôn pháp luật - ví dụ, dù vô tình hay hữu ý khi thông qua thì một trong những yếu tố thể hiện tâm tư sâu kín của Chính phủ trong Bản quy hoạch Hà Nội chính là con đường 350m nối Ba Vì với Thăng Long hay còn được các thầy cúng gọi là Trục Tâm Linh, và các phong thuỷ gia thường gán cho nó vai trò của "Mũi Tên". Nhưng thực ra nó là biểu hiện mong muốn xây dựng một thiết chế mạnh để điều hành đất nước hướng tới sự xanh sạch, gọn gàng hơn. Kết hợp với sự phân tích những đặc điểm địa hình của Việt Nam mỗi khi có biến thì không thể nói rằng Chính Phủ hiện nay là những người tạo ra rối loạn để “bán đất” kiếm lời. Mà phải thấy rằng Chính phủ hiện nay vẫn đang ở trên đất Thăng Long là một Chính phủ tốt, vẫn kiên định với tư tưởng "lấy dân làm gốc", họ nghĩ nhiều cho dân nghèo - một đối tượng có số lượng lớn sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất từ khủng hoảng kinh tế. Có thể vào những thời điểm nào đó họ nghĩ khác nhưng khi đất nước nan nguy họ sẽ rất sáng suốt. Trục Thăng Long
Trên đất nước Việt nam, vùng nào cũng thấy thấp thoáng bóng dáng của Thanh Long hoặc Bạch Hổ, hai can Long này gần như chế ngự toàn bộ chiều dài hình chữ S, vì vậy năng lực của Thăng Long không chỉ huy động được toàn dân đánh giặc trong thời chiến mà còn thể hiện trong việc quản lý đất nước, một trong những thể hiện của đặc điểm hình thế phong thuỷ này trên bình diện xã hội là năng lực phá án của hệ thống an ninh Việt Nam, từ những vụ án hình sự cho đến những vụ án mang tính an ninh quốc phòng, khi cần thì hầu hết đều bị giám sát và bóc gỡ nhanh chóng cho dù rất phức tạp. Vì vậy việc chế ngự những “cơn sốt” trên các lĩnh vực kinh tế của Chính Phủ là hoàn toàn khả thi. Chỉ có điều vì địa hình Việt Nam hơi “âm tính” nên những giải pháp đưa ra thường bao gồm cả chính thống lẫn phi chính thống. Nhưng tại sao gần đây báo chí vẫn đưa tin xuất hiện “cơn sốt” đất ở những khu vực quy hoạch mà có nguy cơ tạo ra “bong bóng” bất động sản gây nguy hại cho nền kinh tế. Phải chăng Chính phủ đang làm ngơ để cho một vài nhóm lợi ích trục lợi? Những câu hỏi cần được đặt ra là: Ai đang làm chủ truyền thông? Ai đang nắm giữ các công cụ kiểm soát nền kinh tế? Nguyên nhân sốt đất do đâu? Liệu đất đai có thật sự “sốt cao” như báo chí đưa tin hay không? Bong bóng BĐS đã sắp gây nguy hiểm cho nền kinh tế hay vẫn trong tầm kiểm soát? Vấn đề gì cũng có hai mặt, vậy trong trường hợp xấu nhất nếu thực sự “cơn sốt” hiện nay sẽ khiến BĐS sụp đổ thì lợi ích là gì, ai sẽ được lợi và thiệt hại là gì, ai sẽ bị thiệt hại? Có thể có vài nhà đầu cơ BĐS may mắn và điều đó là không thể loại trừ hết được khi triển khai một chiến lược lớn. Hoặc có một vài vấn đề tiêu cực cũng có thể xảy ra giống như “cơn sốt” BĐS xuất hiện vào một thời điểm khác, nhưng tôi cho rằng những “cơn sốt” BĐS như truyền thông đưa tin hiện nay không phải nhằm mục đích để “nhóm lợi ích” trục lợi mà thể hiện một chiến lược có thể nói là xưa nay chưa từng có của các chính thể Thăng Long. Chiến lược lấy chỗ thừa bù vào chỗ thiếu, lấy chỗ nhiều san vào chỗ ít để củng cố nền kinh tế và an định xã hội. Và là một mũi tên trúng nhiều đích.Khi khủng hoảng xẩy ra, nền kinh tế bị suy thoái, hầu hết các thành phần trong xã hội đều gặp khó khăn bắt buộc Chính Phủ phải đưa tiền từ ngân sách ra để nâng đỡ, tuy nhiên ngân sách là có giới hạn mà khó khăn thì rộng khắp nên ngân sách nhà nước không thể hỗ trợ hết được. Vì vậy cần phải có chiến lược để huy động được sức mạnh tài chính trong dân để mọi thứ tự cân bằng. Mọi vấn đề đều có hai mặt, quan trọng là sự lựa chọn những giá trị lớn và nhỏ trong từng thời điểm. Nhưng tôi tin rằng Chính phủ sẽ làm tốt chức năng của mình và mọi người đều được lợi. Có những điều tốt đẹp dành cho người dân nghèo không bao giờ được thực hiện ở những“Thiên đường” như nước Mỹ nhưng đang và sẽ diễn ra ở Việt Nam và đó là sự khác biệt khiến cho những chính thể ở Thăng Long bền vững.*Chú thích:- Long mạch: là một thuật ngữ trong phong thuỷ dùng để chỉ những mạch địa khí lớn thường được thể hiện qua hình ảnh của những dãy núi. - Huyệt khí : Nơi tập trung nhiều năng lượng trên bề mặt vỏ trái đất. - Can Long: là những Long mạch rất lớn có thể tồn tại bền vững nhiều trăm năm. Thuật ngữ này thường dùng để chỉ những mạch đất đá sâu hàng km hình thành do sự kiến tạo của vỏ trái đất, rất khó có thể triệt phá ho&agr