Nhiều người hiện nay đang cho rằng giá dầu giảm nước Mỹ cũng sẽ chịu nhiều thiệt hại, hoặc việc giá dầu giảm là do các nước Ả rập tăng cung nhằm triệt hạ các công ty sản xuất dầu mỏ của Mỹ, nhưng thực tế có phải như vậy không thì cần phải xem xét một số vấn đề.
Hãy tư duy như những ông chủ của thế giới để dự báo giá dầu.- Thế giới này vận động ra sao?
Giai đoạn hiện nay, nếu như mỗi quốc gia được điều hành bởi một nhóm những nhà lãnh đạo, và trong đó sẽ có một người đứng đầu thì khi nói rằng thế giới quay bởi lực đẩy của một bàn tay cũng không phải là quá trừu tượng. Sự vận động của các quốc gia trên thế giới về cơ bản cũng được định hướng bởi tư tưởng một nhóm người, và trong nhóm người đó cũng có người đứng đầu, tức là thế giới hơn 7 tỷ người tưởng như phát triển đa dạng, tự do nhưng thực tế thường không giống như trí tưởng tượng.
- Vậy những người đó họ là ai? - Đó là những người có quyền lực.
- Quyền lực tạo dựng từ đâu? - Từ lợi ích.
Là người thì ai cũng mưu cầu một lợi ích nào đó, và đó chính là cơ sở để tạo dựng quyền lực. Với số đông loài người, mưu cầu về vật chất, về tiền tài là mưu cầu cơ bản nhất, đông đảo nhất, cần thiết nhất. Ai hấp dẫn được mong muốn của số đông, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của số đông thì người đó sẽ có quyền lực chi phối sai khiến đám đông, tức là điều khiển thế giới. Và để đáp ứng được những nhu cầu cơ bản này thì như quy ước được chấp nhận của nền văn minh hiện đại, tiền sẽ giải quyết được tất cả, vậy nên ai kiểm soát được dòng tiền, quản lý được nhiều tài sản kẻ đó sẽ là ông chủ quản lý được thế giới.
Đánh giá từ thực tế hiện nay thì có thể thấy FED chính là ông chủ của thế giới khi có khả năng điều khiển công cụ thanh toán của thế giới là đồng USD. Sở hữu FED có thể là bất cứ ai, ông chủ tư bản Mỹ, ông hoàng Ả rập, nhà tài phiệt Israel…Nhưng họ đều có điểm chung là tích lũy tư bản lớn và tham vọng không biên giới.
Nghĩ lớn mới làm được lớn, tư tưởng và lợi ích của FED vượt ra ngoài khuôn khổ của một quốc gia, một vùng miền, đồng USD đi đến đâu lợi ích của FED ở đó, nên văn hóa, truyền thống hay gianh giới về lãnh thổ với họ không có nhiều ý nghĩa,
“dưới gầm trời này, chỗ nào cũng là đất của nhà Vua” - đó mới là tư tưởng của những ông chủ thế giới. Vì không bị bó buộc bởi gianh giới lãnh thổ và truyền thống văn hóa nên những nhà tài phiệt này có sự tập trung cao độ đối với vấn đề lợi ích, họ có thể đưa ra được những sách lược lâu dài, bền bỉ, quyết liệt, cởi mở, có chiều sâu, và hợp lý một cách rất tự nhiên với một sức mạnh khó lường trước. Nếu như người Nga không dám hy sinh điện Kremli, cũng như Trung Quốc không dám phá hủy Tử Cấm Thành để thỏa mãn điều kiện của một kế hoạch thì Mỹ sẵn sàng "san phẳng" tháp đôi WTO để đáp ứng lý do đưa quân vào Afghanistan. Và vì vậy kể từ khi FED ra đời, thế giới trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng họ luôn là người chiến thắng cuối cùng trong các cuộc đấu và mạnh hơn sau mỗi cuộc khủng hoảng. Trong cuộc chiến giảm giá của dầu mỏ lần này cũng vậy. Mặc dù về hình thức khi giá dầu giảm thì không chỉ các công ty trên thế giới phá sản mà các công ty của Mỹ cũng phá sản. Nhưng khi đã không có giới hạn về lãnh thổ thì dù là công ty Mỹ hay công ty Nga phá sản thì cũng có lợi ích như nhau cả. Và thực tế nước Mỹ và các nhà tài phiệt thu được rất nhiều lợi ích từ việc giá dầu giảm và sự phá sản của các công ty dầu mỏ.
- Giá dầu giảm khiến những quốc gia có tư tưởng đối đầu với Mỹ rơi vào khủng hoảng vì đa phần những quốc gia này đang có nền kinh tế phụ thuộc vào giá dầu tăng. Giá dầu giảm càng lâu thì Mỹ càng bớt được nhiều sự đối kháng.
- Mỹ là một quốc gia tiêu thụ nhiều dầu mỏ nên việc giá dầu giảm sẽ càng kích thích tiêu dùng, kích thích sản xuất thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phục hồi nhanh hơn.
- Giá dầu giảm sẽ khiến cho hàng loạt các công ty khai thác dầu mỏ phải phá sản, đóng cửa và điều đó sẽ giúp cho nước Mỹ thanh lọc nền kinh tế nói chung cũng như ngành khai thác dầu nói riêng, từ đó chọn lọc được những công ty tốt, làm lành mạnh sức khỏe nền kinh tế, giảm bớt sự ô nhiễm, gìn giữ được môi trường cho tương lai.
- Giá dầu giảm đồng thời sẽ giúp cho những nhà tài phiệt Mỹ gia tăng tài sản bằng con đường thôn tính những công ty dầu mỏ trên thế giới không đủ lực để trụ lại. Vì các công ty chỉ phá sản khi không còn đủ tiền, nhưng với nguồn lực "vô tận" của FED sau lưng thì những tập đoàn dầu mỏ lớn của Mỹ không chỉ đủ tiền chịu lỗ mà còn thừa tiền để thu mua thành quả lao động của người khác. Các nhà tài phiệt Mỹ đã kiên nhẫn thu mình chờ đợi nhiều năm qua để cho các công ty mới thỏa sức phát triển, tìm kiếm các mỏ dầu và khi các công ty mới đã tạo dựng được một nền tảng nhất định thì chỉ với một cuộc khủng hoảng như cuộc khủng hoảng giảm giá như hiện nay các nhà tài phiệt Mỹ đã thâu tóm được một lượng tài sản lớn với chi phí ít hơn nhiều so với việc họ tự bỏ công sức ra để phát triển. Và chu trình này có thể mất vài năm chứ không xong trong một vài tháng.
- Lỗ hay lãi không quan trọng bằng kiểm soát. Việc khiến cho các công ty dầu mỏ phá sản hàng loạt rồi ra tay thâu tóm không chỉ thỏa mãn về lợi ích kinh tế trong ngắn hạn, mà còn là bài toán lợi ích quyền lực dài lâu. Vì dù giá dầu có tăng hay giảm thì sự vận động của thế giới này trong nhiều năm nữa vẫn sẽ phụ thuộc vào dầu mỏ, nên cho dù dầu mỏ giảm còn 15usd/thùng thì kẻ nào kiểm soát được nguồn năng lượng kẻ đó vẫn sẽ kiểm soát thế giới. Ví dụ như để dồn Nga vào thế bí Mỹ cần giảm giá dầu - giá dầu đã giảm vì Mỹ đã quản lý được nguồn cung lớn; hoặc để khiến cho Trung Quốc đổ vỡ thì tăng giá dầu hoặc cắt nguồn cung sẽ là đòn quyết định. 50 năm trở lại đây, bằng những cuộc chiến tranh can thiệp, những cuộc lật đổ, bằng những thoả thuận Mỹ đã kiểm soát về cơ bản nguồn cung dầu mỏ ở Trung Đông, nay bằng cuộc khủng hoảng giảm giá Mỹ sẽ tiến thêm một bước trong việc kiểm soát nguồn cung từ các mỏ dầu ở Châu Phi, Châu Mỹ và kể cả ở Châu Âu. Khi các công ty Mỹ đã thâu tóm đủ nhiều, các đối thủ của Mỹ đã đóng cửa hàng loạt các mỏ dầu thì chỉ cần có lý do phù hợp xuất hiện là giá dầu sẽ tăng để bắt đầu một cuộc chơi mới. Mỹ đã có đồng USD để chi phối thế giới, tuy nhiên các quốc gia vẫn có đồng tiền riêng, nhưng nếu như Mỹ có thể gia tăng kiểm soát thêm nguồn năng lượng dầu mỏ thì đồng nghĩa vị thế bá chủ thế giới của Mỹ sẽ không thể bị thay thế.
- Và một lợi ích nữa của việc giá dầu giảm có thể nhìn thấy ngay là cho Mỹ có cơ hội “bóc lột” thế giới nhiều hơn, dễ hơn. Với sức mạnh của nước Mỹ thời điểm hiện nay, giá dầu giảm đồng nghĩa với khoảng trống của các chính sách tiền tệ sẽ tăng lên. Fed sẽ không còn phải quá lo lắng về việc phải bơm thêm tiền kích thích lạm phát hay thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy xuất khẩu như các quốc gia khác mà ngược lại, FED sẽ quan tâm đến việc làm cách nào để mua của thế giới nhiều nhất. Trong khi các quốc gia lo lắng về việc phải tiếp tục hạ giá đồng tiền để chống đỡ suy thoái thì việc giá dầu hạ sẽ giúp cho FED có điều kiện tăng giá trị của USD để có thể mua mọi thứ với giá rẻ. Người dân Mỹ sẽ lại được tung tăng đi du lịch và đấu tranh đòi dân chủ. Như vậy các nhà tài phiệt vừa tận thu được lợi ích kinh tế lại vừa bảo vệ được hệ thống công cụ của mình là Chính phủ Mỹ, giống như việc “ném chuột nhưng không làm vỡ bình”.
Với những lợi ích nêu trên thì không có cơ sở nào để cho rằng giá dầu sẽ sớm tăng trở lại trong vòng một hai năm tới (cao hơn 70usd/thùng). Và thậm chí cho dù còn nhiều nghi ngờ nhưng tôi cho rằng với tốc độ giảm của giá dầu như hiện nay thì trong năm 2015 FED sẽ nâng lãi suất USD lên cao hơn dự tính mà các chuyên gia kinh tế đưa ra.