Tiếp tục gia tăng vấn đề triều cường ở miền Nam, nước ngầm hạ sâu ở Tây Nguyên, bão lũ ở miền Trung, miền Bắc. Và đặc biệt cần quan tâm đến khô hạn ở Tây Nguyên và miền Trung.
(10/5/2010) Việt nam sắp tới sẽ có nhiều thay đổi, nhưng sau năm 2012, Việt nam sẽ từng bước khẳng định được vị thế và tầm ảnh hưởng lớn hơn trên vũ đài chính trị thế giới.
Năm 2013, trong bối cảnh hỗn loạn chung của thế giới, cũng như vấn đề biển Đông, tệ nạn xã hội ở miền Nam vẫn tiếp tục căng thẳng, và đặc biệt có thể khởi phát những vấn đề về biên giới lãnh thổ với Campuchia....Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn sẽ nổi lên là một trong những điểm sáng bởi sự ổn định, và hòa bình dựa trên các chính sách ngoại giao trung lập mềm dẻo nhưng khôn ngoan. Các nguồn lực của người Việt khắp nơi trên thế giới vẫn sẽ tiếp tục có xu hướng “hồi hương” nhiều hơn, các nguồn tư bản quốc tế từ Châu âu, Nhật Bản, Mỹ sẽ từ từ tìm đến Việt Nam. Kinh tế Việt Nam không tránh được ảnh hưởng suy thoái chung của thế giới nhưng chỉ cần đứng vững trong cơn bão đã là một thành công rất lớn, người dân sẽ thấy được giá trị của hòa bình và ổn định là như thế nào. Cũng giống như trong 2 năm vừa qua, không cần quá xuất sắc chỉ cần không làm mất tiền thì cũng đã giàu hơn nhiều người khác. Và trên nền tảng ổn định chính trị, trung lập, hòa bình đó Việt Nam sẽ từng bước định hình một hình ảnh cao hơn trên trường quốc tế (bởi vì trong khi nhiều quốc gia đã “ngã” thì Việt Nam vẫn vững) như những dự báo tháng 5/2010 trong bản Quy hoạch Thăng Long tầm nhìn 2030 – 2050."Đó là vài nét dự báo của tôi về Việt Nam trong năm 2013, đưa ra ngày 5/1/2013, sau một năm nhìn lại, những dự báo đó đã không có sai lệch nhiều so với diễn biến thực tế.
Tuy nhiên với những vấn đề quốc tế, do vẫn còn phải phụ thuộc vào nguồn thông tin thiên văn từ đài thiên văn Hoa Kỳ (NaSa) qua truyền thông nên khi sao chổi ISON đã không trở thành hiện tượng của thế kỷ thì tại những nơi không có điều kiện thực tế kết quả dự báo vẫn còn thiếu chính xác. Ví dụ dự báo về nguy cơ đảo chính tại Triều Tiên, chính trị Trung Quốc thay đổi lớn, việc ông Obama sẽ không còn là tổng thống Mỹ hoặc sự suy thoái của thế giới sẽ có đột biến để thay đổi hẳn về chất thì kết quả thực tế là "sao vẫn chưa đổi ngôi" Jang Song-Thaek bị xử tử ở Triều Tiên vì âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, Chu Vĩnh Khang bị quản thúc tại Trung Quốc vì kế hoạch ám sát Tập Cận Bình, ông Obama chỉ bị mất quyền lực 2 tuần vì chính phủ Mỹ ngừng hoạt động. Nhưng cho dù vậy thì sao chổi ISON cũng chỉ có thể làm chậm trễ chứ không làm thay đổi được tính đúng đắn những dự báo của tôi trong tương lai.
- Xem lại:
Những dự báo cho năm 2013-----------------------------------------------------------------------------------------------
Tư thế Thủ tướng và “vị thế mới” của Việt Nam trên chính trường quốc tế
Thứ ba, 31/12/2013, 10:54 (GMT+7) (
Lòng tin chiến lược) -
Hiếm có năm nào mà hoạt động ngoại giao cấp cao lại đa dạng, sôi động và hiệu quả như trong năm 2013 này. Cũng hiếm có năm nào mà các nhà lãnh đạo Việt Nam lại tạo nênnhiều ấn tượng mạnh với cộng đồng quốc tế như năm 2013. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một minh chứng điển hình. THÀNH CÔNG NGOẠN MỤC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NĂM 2013:
1. Có thể nói năm 2013 là năm hoạt động đối ngoại sôi động và hiệu quả của Việt Nam. Các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã có hàng loạt chuyến thăm, làm việc hết sức thành công tại nhiều quốc gia, nhiều sự kiện quốc tế lớn. Thành công lớn nhất thu được từ những hoạt động ngoại giao con thoi này là việc Việt Nam đã hoàn thành việc xác lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với tất cả các nước lớn, trở thành quốc gia Đông Nam Á duy nhất xác lập quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với các nước lớn trên thế giới. Điều quan trọng nhất là thông qua các chuyến thăm, làm việc, các bài phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ tại các diễn đàn đa phương về các vấn đề quốc tế và khu vực, Việt Nam đã truyền tải một cách hết sức thành công thông điệp “nóng” nhất của chúng ta hiện nay: Xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác và thịnh vượng. Một trong những chính khách truyền tải mạnh mẽ nhất, thành công nhất thông điệp nóng bỏng này là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, diễn giả chính tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 12
2. Việc lần đầu tiên Thủ tướng Việt Nam tham dự một diễn đàn về an ninh quốc tế như Diễn đàn Shangri-La 12 (tại Singapore tháng 5/2013), hơn thế, còn là diễn giả chính, đọc Diễn văn khai mạc Diễn đàn, đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của dư luận khu vực và quốc tế. Hơn mọi sự mong đợi, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, với bài phát biểu với chủ đề “Xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á” đã khiến dư luận, truyền thông thế giới, các chính khách, các nhà nghiên cứu sừng sỏ, phải gật gù mà rằng bài phát biểu dẫn đề đầu tiên của một Thủ tướng Việt Nam tại diễn đàn an ninh quan trọng này, không những ấn tượng và xuất sắc, mà còn đưa ra được thông điệp mạnh mẽ, rõ ràng, minh bạch và thẳng thắn về quan điểm của Việt Nam về an ninh khu vực, cũng như cách thức xử lý một trong những quan ngại lớn nhất của cộng đồng quốc tế hiện nay, đó là tình trạng căng thẳng quanh các tranh chấp trên biển, những thách thức an ninh phi truyền thống, sự can dự của các cường quốc trong khu vực. Đơn cử như David Brown, nhà ngoại giao kỳ cựu của Hoa Kỳ cho rằng Thủ tướng đã trả lời cho câu hỏi mang tính nền tảng: “Làm thế nào để thúc đẩy tất cả các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc, hành động phù hợp với luật pháp quốc tế”. Giáo sư Geofrey Till của Đại học King’s College ở London thì khẳng định: “Những gì Thủ tướng Việt Nam nói hoàn toàn đúng đắn” và “xây dựng lòng tin chiến lược” là “cách duy nhất mà các nước ở biển Đông còn mâu thuẫn về lãnh hải có thể giải quyết mâu thuẫn hiện tại”.
Còn Đài Tiếng nói nước Nga thì bình luận bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là “đỉnh cao của một cuộc đối thoại nghiêm túc và có chiều sâu về hiện trạng cũng như tương lai của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”.
Năm 2013, cộng đồng và báo giới quốc tế còn đặc biệt ấn tượng với bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) tháng 9/2013. Như một sự tiếp nối từ bài phát biểu ở Đối thoại Shangri-La 2013, với nhan đề “Đối tác chiến lược Việt-Pháp: Xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác thịnh vượng”, bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục nhấn mạnh thông điệp về hợp tác, hòa bình và tình hữu nghị, về sự cạnh tranh về lợi ích chiến lược, nhất là giữa các nước lớn.
3. Gần 4 tháng sau Diễn đàn Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại một lần nữa khiến cộng đồng và báo giới quốc tế “thực sự ấn tượng và xúc động” với bài phát biểu tại Phiên thảo luận Cấp cao Đại hội đồng Liên hiệp quốc khóa 68 ngày 28/9/2013 với chủ đề “Nhân loại cần một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo”. Ông Ricardo de Guimaraes Pinto- Đại diện Văn phòng Liên lạc của Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tại New York- nhận định: “Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mang ý nghĩa rất quan trọng, có sức thuyết phục và tính thời sự”. Báo Koreal Herald thì cho rằng: “Lần đầu tiên, tại một diễn đàn toàn cầu, trong bối cảnh thế giới đang bị đe dọa bởi nội chiến và nguy cơ chiến tranh hóa học, người đứng đầu một đất nước từng chìm trong chiến tranh và đói nghèo, đồng thời từng là một người lính cầm súng bảo vệ đất nước đã cất tiếng nói từ đáy lòng dân tộc mình. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đem về cho Việt Nam những giá trị khác biệt về hình ảnh một đất nước đổi mới, hội nhập và phát triển”. Trang điện tử của South Asia Analysis Group đăng bài phân tích của Tiến sĩ Subhash Kapila người Ấn Độ – thuộc Nhóm phân tích Nam Á (SAAG)- khẳng định: Bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa là lời nhắc nhở kịp thời và hiệu quả đối với cộng đồng thế giới và đặc biệt là Mỹ rằng quan trọng và cấp thiết hơn ở Trung Đông, những tranh chấp, xung đột tại khu vực Tây Thái Bình Dương cần được giải quyết ngay.
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Đối thoại Shangri-la được in sách
4. Chỉ với hai bài phát biểu giàu sức nặng trên, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đã “ghi điểm lớn” trong bảng thành tích ngoại giao cấp cao đa phương của Việt Nam 2013. Quan trọng hơn, những thông điệp mà Thủ tướng đã truyền tải một cách hết sức thành công, một mặt giúp cộng đồng quốc tế nhận diện một cách rõ ràng và chuẩn xác về “vị thế chiến lược ngày càng lớn của Việt Nam ngày càng tăng ở khu vực châu Á”. Mặt khác, cũng giúp chính chúng ta nhận ra rằng uy tín của Việt Nam với tư cách nhân tố lớn trong nền chính trị thế giới là điều ít ai còn nghi ngờ. Và, đã đến lúc, thế giới tiếp nhận tiếng nói của Việt Nam ngang hàng với các quốc gia có ảnh hưởng khác trên thế giới. Nâng vị thế đồng nghĩa với gia tăng vận hội. Vận hội về mọi mặt: tăng trưởng kinh tế, hợp tác chính trị- xã hội- văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới, đang mở ra trước mắt chúng ta. Tất cả chỉ còn là việc chúng ta có nắm bắt thành công vận hội ấy hay không mà thôi.
* Mời xem thêm: Chuyên đề: Lòng tin chiến lược
Hồng Sâm (Công Luận)
Nguồn: Nguyentandung.org