Putin và nước Nga sẽ "thua" với ván cờ Ucraina (P8)
- 15:22 - Thứ 5, 03/12/2015
-
Câu trả lời của Napoleon là "nếu ta thất bại thì những kẻ muốn ta lên giá treo cổ cũng đông như vậy". Câu chuyện này có thể không phải thật, nhưng nó cũng cho thấy sự nghiệt ngã của chính trị và sự dễ thay đổi của đám đông. Liệu ngày mai khi người nghèo ở Nga thiếu bánh mỳ, còn người giàu thiếu xì gà thì liệu họ có còn ca tụng ông Putin và liệu ông Putin có sử dụng đến dùi cui, lựu đạn hơi cay khi dân Nga muốn ông ta phải chịu trách nhiệm?
Một năm trước tôi đã đưa ra những nhận định như sau:
- “Những người phải trả giá cho việc Nga chiếm Crimea, cho dù hành động này được lòng dân và mang tính yêu nước đến đâu, sẽ chính là người dân Nga, bởi có sự khác biệt lớn về sức mạnh giữa Mỹ và châu Âu với Nga”.
Tôi nhớ đã đọc được ở đâu đó một giai thoại về hoàng đế Napoleon của nước Pháp, khi chiến thắng từ Ai Cập trở về Pari, hoàng đế Napoleon được người dân Pháp đổ ra đường chào đón chúc mừng nhưng nét mặt ông ta vẫn không có gì thể hiện sự vui vẻ. Có người hỏi lý do. Câu trả lời của Napoleon là " nếu ta thất bại thì những kẻ muốn ta lên giá treo cổ cũng đông như vậy". Câu chuyện này có thể không phải thật, nhưng nó cũng cho thấy sự nghiệt ngã của chính trị và sự dễ thay đổi của đám đông. Liệu ngày mai khi người nghèo ở Nga thiếu bánh mỳ, còn người giàu thiếu xì gà thì liệu họ có còn ca tụng ông Putin và liệu ông Putin có sử dụng đến dùi cui, lựu đạn hơi cay khi dân Nga muốn ông ta phải chịu trách nhiệm?
- Chỉ vài tháng nữa thì mặt sau của tấm huy chương sẽ lộ rõ và lúc đó những người vừa ca tụng ông Putin có thể lại là những người đi đầu đoàn biểu tình chống đối ông ấy. Nhưng nếu họ quá ồn ào thì ông Putin sẽ đón tiếp họ bằng dùi cui, lựu đạn hơi cay. Những vấn đề này sẽ được giải tỏa hoặc ngăn ngừa từ sớm nếu lúc này ông Putin hạ thấp "cái tôi" xuống để đàm phán với Mỹ và Tây Âu vì bây giờ Nga có muốn bán dầu mỏ, khí đốt cho Trung Quốc hay Ấn Độ để bù đắp thiếu hụt tài chính thì cũng không kịp xây dựng đường ống dẫn.
- Lối thoát cho nước Nga chỉ mở ra khi TT Putin lấy hạnh phúc của người dân làm thước đo cho sự cai trị. Khi ông ta xác định điều đó một cách rõ ràng thì tự ông ta sẽ tìm ra được con đường đúng đắn để đưa nước Nga thoát hiểm, còn như ông Putin vẫn lấy hào quang của bản thân làm trung tâm thì gấu Nga sớm muộn cũng tàn tật.
---------------------------------------------------------------------------
Và đây là kết quả: Sau nhiều tháng bất bình với tình trạng kinh tế đi xuống do tác động của giá dầu giảm và lệnh trừng phạt của phương Tây, người làm công tại nhiều nơi ở Nga đang đình công, đòi được trả lương. Tại một công trường tại một vùng hẻo lánh thuộc Siberia, công nhân sơn những dòng chữ lớn trên mái nhà tập thể: “Ông Putin thân mến, bốn tháng rồi chưa có lương”. Sau 4 tháng không lương, công nhân vẫn gọi ông Putin thân mến, nhưng sau 6 tháng không lương thì có thể sẽ là biểu tình chứ không còn thân mến, và sau 1 năm không lương bạo loạn đòi Tổng thống Putin phải ra đi là điều khó tránh được.
Thành viên của một tổ chức công đoàn Nga đứng bên ngoài trụ sở Bộ Thương mại Nga ở Moscow - Ảnh: AP.
Sau nhiều tháng bất bình với tình trạng kinh tế đi xuống do tác động của giá dầu giảm và lệnh trừng phạt của phương Tây, người làm công tại nhiều nơi ở Nga đang đình công, đòi được trả lương.
Tại một công trường tại một vùng hẻo lánh thuộc Siberia, công nhân sơn những dòng chữ lớn trên mái nhà tập thể: “Ông Putin thân mến, bốn tháng rồi chưa có lương”.
Tại vùng Viễn Đông, giáo viên đang đình công. Tại miền trung Nga là công nhân tại một nhà máy luyện kim. Tại St. Petersburg, công nhân ngành ôtô cũng ngừng làm việc.
Các vụ biểu tình và đình công phần lớn là tự phát, bởi ở nước Nga thời hiện đại, giới công nhân chưa bao giờ có vai trò là một lực lượng chính trị hay kinh tế mạnh, theo The New York Times.
Các doanh nghiệp Nga thường không sa thải nhân công khi có khó khăn kinh tế để tránh phải trả tiền bồi thường, và cũng để tránh làm mất lòng giới quan chức địa phương, những người không muốn thấy tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực mình quản lý tăng lên.
Vì vậy, với hiện trạng nền kinh tế được dự báo sẽ suy giảm trong năm nay và năm tới, nhiều công ty không trả lương cho công nhân hoặc cho họ nghỉ phép dài ngày.
Hiện các doanh nghiệp tại Nga đang nợ người lao động số tiền lương khoảng 56 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng con số này còn chưa bao gồm phần tiền lương bị các công ty cắt giảm.
Lòng tự hào dân tộc sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine và những lời tuyên truyền trên truyền hình về việc người dân cần chấp nhận một số khó khăn vì lợi ích của nước Nga đã giúp kiểm soát sự bất bình của người lao động với tình trạng không được trả lương hoặc bị giảm lương trong một thời gian.
Nhưng những vụ đình công vẫn diễn ra bởi nhu cầu tài chính của công nhân. Đình công hiện chủ yếu diễn ra ở các vùng ven đô thị lớn, nơi mà chính phủ Nga hầu như không có cách nào khắc phục khó khăn của người lao động chừng nào suy giảm kinh tế vẫn tiếp tục.
Những người làm việc trong bộ máy nhà nước như giáo viên hay công nhân bưu điện thuộc nhóm chịu tác động mạnh của tình trạng kinh tế hiện nay của Nga, bởi chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ khiến lương của họ bị cắt giảm, theo kinh tế trưởng Vladimir Tikhomirov tại BCS Financial Group.