Trung Quốc đã cùng đường
- 16:25 - Thứ 6, 04/12/2015
-
Đây là những dự báo của tôi cho Trung Quốc năm 2013, ngày 19/1:
Thứ nhất về vấn đề kinh tế - xã hội, về bình diện thế giới, hai vấn đề nổi trội trong năm 2013 là tiền tệ và bạo loạn. Nhiều quốc gia trên thế giới sẽ phải tiếp tục thông qua các kế hoạch bơm tiền để cứu nền kinh tế nhưng họ sẽ không thành công bởi nội lực đã suy giảm đồng thời sẽ phải trả giá đắt bởi lạm phát và cái chết bất ngờ từ sự đổ vỡ mang tầm quốc gia ảnh hưởng rộng không kém vụ Lehman Brothers năm 2008. Sự kiện này có thể diễn ra vào cuối 2013 hoặc chậm nhất là mùa thu năm 2014 sẽ hình thành xu thế đổ vỡ lớn trên toàn thế giới. Có thể nói về mặt kinh tế, thị trường tài chính có thể khởi sắc với nhiều tin tốt vào đầu năm 2013 nhưng càng về cuối năm vỡ nợ và lạm phát sẽ đẩy nhiều quốc gia vào bế tắc, đổ vỡ về chính trị, tiền tệ. Đặc biệt cần chú ý phòng tránh những tác động tiêu cực từ nền kinh tế Trung Quốc và Châu Âu, kinh tế Châu Âu không thể khắc phục được suy thoái và sẽ phải chấp nhận những sự tan vỡ bước đầu. Còn kinh tế Trung Quốc cũng sẽ phải trả giá vì suy thoái và sự bất bình đẳng của xã hội. Những vấn đề đặt ra cho kinh tế xã hội Trung Quốc năm 2013 là rất lớn và họ sẽ không khắc phục được. Năm 2013 bạo loạn, chống đối tiếp tục gia tăng bùng phát và Trung Quốc sẽ phải tăng cường đẩy mạnh việc xuất khẩu mâu thuẫn nội tại ra bên ngoài bằng cách gây xung đột vũ trang với nước khác.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Và đây là những dự báo của Paul Krugman
Krugman: Trung Quốc đã cùng đường
CafeF - Thứ 2, 22/07/2013, 08:46
Giờ đây, Trung Quốc đã chạm đến điểm chuyển hoán Lewis.
Nhà kinh tế học đã từng đạt giải Nobel Paul Krugman vừa có bài báo có tựa đề “Hitting China’s Wall” nhận định về kinh tế Trung Quốc đăng trên tờ New York Times.
Câu chuyện mà Krugman đề cập có chủ đề cơ bản: trong mấy thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã có được khả năng chi tiêu tiêu dùng không giới hạn nhờ vào nguồn cung lao động đến từ nông thôn dồi dào. Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc mất cân bằng nghiêm trọng, gồm chủ yếu là đầu tư và tiêu dùng chỉ chiếm một phần nhỏ.
Giờ đây, mọi thứ đang thay đổi. Các khoản đầu tư hiệu quả không còn nhiều, và nguồn cung lao động dồi dào thì đang dần biến mất.
Thặng dư nguồn cung lao động lại có hai tác động. Thứ nhất, Trung Quốc có thể đầu tư vào các nhà máy mới và không lâm vào cảnh lợi nhuận biến mất bởi những nhà máy này vẫn có thể thu hút lao động mới từ vùng nông thôn. Thứ hai, sự cạnh tranh từ lực lượng này lại khiến tiền lương bị giữ ở mức thấp, kể cả khi nền kinh tế đã khỏe mạnh hơn.
Trên thực tế, nguyên nhân thực sự khiến tiêu dùng Trung Quốc ở mức thấp là do các hộ gia đình gần như không thấy phần lớn thu nhập của họ đang được tạo ra từ sự tăng trưởng của nền kinh tế. Một phần chảy vào tầng lớp có lợi thế về mặt chính trị và phần lớn vẫn mắc kẹt ở các doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước).
Đây là điều bất thường nhưng đã tồn tại trong suốt mấy thập kỷ. Tuy nhiên, giờ đây, Trung Quốc đã chạm đến điểm chuyển hoán Lewis. Tại điểm này, trong thị trường lao động, sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ dần dần thu hút hết lao động dư thừa ở nông thôn và trong nông nghiệp. Tiền lương sẽ tăng lên.
Đây nên là một điều tốt. Tiền lương tăng lên và cuối cùng thì người dân Trung Quốc cũng được hưởng thành quả tăng trưởng. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là nền kinh tế Trung Quốc đột ngột phải đối mặt với quá trình tái cân bằng mạnh mẽ. Trong bối cảnh đầu tư đang bước vào thời kỳ hiệu suất suy giảm và sụt giảm nghiêm trọng, chi tiêu tiêu dùng phải tăng lên mạnh mẽ để thay thế đầu tư. Câu hỏi ở đây là liệu quá trình này có xảy ra đủ nhanh để tránh kịch bản lao dốc.