Học thuyết dungkq Phần 2
- 11:00 - Thứ 5, 03/12/2015
-
Từ thời cổ đại,con người đã tin rằng ngoài thân xác ra con người còn có linh hồn, Linh hồn là phần linh diệu nhất, thâm sâu nhất. Khi chết,thân xác trở nên bất động và đi vào hủy diệt còn linh hồn thì lìa khỏi thân xác. Đã có nhiều người, nhiều nhà triết học, khoa học vĩ đại từ thời cổ đại cho đến hiện đại đề cập và nghiên cứu
2 - Vậy ý thức (linh hồn) là gì ?
Từ thời cổ đại,con người đã tin rằng ngoài thân xác ra con người còn có linh hồn, Linh hồn là phần linh diệu nhất, thâm sâu nhất. Khi chết,thân xác trở nên bất động và đi vào hủy diệt còn linh hồn thì lìa khỏi thân xác. Đã có nhiều người, nhiều nhà triết học, khoa học vĩ đại từ thời cổ đại cho đến hiện đại đề cập và nghiên cứu.
Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh thì Hồn là phần tinh thần hay linh tính của con người.
Đối với Người Hy Lạp thì linh hồn chính là cái tinh thần có nhiệt, cái giúp ta cử động và hô hấp.
Từ thời cổ đại đã xuất hiện thuyết “ Vạn vật hữu linh”, người ta đã cho rằng tất cả mọi loài, mọi thứ trên trái dất từ con người đến con thú, ngay cả cỏ cây, đất đá cũng đều có linh hồn. Tuy nhiên tùy theo tôn giáo, phong tục tập quán mỗi quốc gia mà sự định nghĩa và tin tưởng có vài khác biệt, nhưng tựu chung thì ai cũng tin rằng có linh hồn.
Một đại diện tiêu biểu của triết học cổ phương Đông, là Thichcamuni và hệ thống triết lý đạo Phật có đề cập khá nhiều đến chuyện luân hồi, chuyện linh hồn nhưng cũng chưa đưa ra được khái niệm cụ thể về sự tồn tại của “Linh hồn” sau khi con người ta chết, giải thích được một cách thuyết phục những điều huyền bí có liên quan. Và chính vì thế mà Phật giáo chưa phải là một tôn giáo độc tôn, mặc dù nền tảng giáo lý của nó rất rất dày.
Với nhà triết học lớn ở phương Tây thời cổ đại là Pythagore “Tất cả đều có linh hồn, tất cả linh hồn thênh thang quanh quẩn, trong thế gian hữu cơ, và diễn tiến theo ý chí hay luật Trường cửu”. Không phải tự nhiên một nhà triết học, toán học, khoa học lớn như Pythagore lại có những quan niệm như vậy, tất cả đều có nguyên nhân. Với sự thông thái của một con người vĩ đại như Pythagore thì ông ta không thể đưa ra những quan niệm thiếu hiểu biết hay là thể hiện sự dị đoan. Và ông ta là một nhà triết học vĩ đại. Tuy nhiên ông ta vẫn bị hạn chế về sự nhận biết chưa định hình và chưa giải quyết bài toán linh hồn và những vấn đề liên quan một cách cụ thể mà đó mới chỉ là đặt ra vấn đề, đưa ra nhận định.
Với một nhà triết học cổ đại khác là Platon thì “Linh hồn thọ hơn thể xác” - Linh hồn liên tục sinh sôi tái sinh - tái sinh trở lại thế gian”
Đến gần đây khoa học hiện đại đã thu được thêm nhiều thành tựu mới trong việc nghiên cứu về con người như là chụp được ảnh quang phổ phát xạ xung quanh đầu, phát minh ra máy “đọc vân não” để phát hiện người nói dối, hay xuất hiện giả thuyết mới cho rằng “ý thức con người xuất hiện như một thuộc tính của sóng radio trong não bộ, nhờ đó con người có thể nhận thức được sự tồn tại của chính mình”.
Nhưng tất cả những giả thuyết và nghiên cứu từ cổ đại cho đến hiện đại, từ Đông sang Tây ở trên đều chưa đưa ra được khái niệm cụ thế về “linh hồn” để giải thích hết được những bí ẩn diễn ra trong cuộc sống. Trong khả năng của mình lý thuyết đưa ra dưới đây hy vọng sẽ đáp ứng được tất cả những yêu cầu giải thích một cách hợp lý cho những điều huyền bí mà khoa học chưa lý giải được đồng thời cũng đáp ứng được những yêu cầu về mặt tiên tri, dự đoán cũng như điều chỉnh của một môn triết học nhằm phục vụ cho đời sống và sẽ là tiền đề để khoa học hiện đại nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề còn đang được coi là bí ẩn.
Karl Marx đã từng cho rằng: ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất, lực lượng vật chất chỉ có thể đánh bại được bởi lực lượng vật chất mà thôi….
Nhưng điều đó chỉ là gần đúng, bởi vì nếu áp dụng tư tưởng này thì sẽ không thể giải thích được những hiện tượng dùng ý nghĩ di chuyển đồ vật, tác động lên đồ vật. Hoặc những trường hợp luyện khí công có thể dẫn khí bằng ý nghĩ, hoặc những trường hợp thôi miên, điều khiển người khác bằng ý nghĩ. Thậm chí là người ta còn có thể phát minh ra những công cụ có thể điều khiến tư tưởng của con người.
Theo như “ Chuyên đề - Thế giới và hội nhập của báo Nông thôn Ngày nay, số 12 (13/1/2007 - kỳ thứ 6 trong tuần) tác giả Hòn Rồng đã tổng hợp một bài viết “Có hay không công nghệ điều khiển tư tưởng” về kỹ thuật đọc và điều khiển tư tưởng từ xa của Liên Xô cũ và Mỹ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, để điều khiển hành vi của đối phương và phát hiện ra những âm mưu gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia qua việc “quét ý nghĩ”, thậm chí tài liệu này của Mỹ đã được giải mật và chào bán trên mạng tại :http:/www.hidden-mysteries.com
Vậy thì rõ ràng Marx đã chưa hoàn toàn chính xác. Ý thức không chỉ đơn giản là thuộc tính của vật chất, mà ngược lại nó còn có thể tác động trở lại vật chất. Và ý thức có thể bị đánh bại bởi lực lượng vật chất là cơ sở hình thành nên ý thức nhưng cũng có thể bị đánh bại bởi chính những lực lượng ý thức đối lập khác. Và đây chính sẽ là nền tảng có thể làm nảy sinh những cuộc chiến tranh tâm linh lớn giữa các cộng đồng người trên thế giới. Đồng thời ảnh hưởng tới định hướng cho các chiến lược giáo dục, tuyên truyền của các thể chế chính trị trong mỗi cộng đồng. Và từ cổ xưa con người cũng đã nhận biết được điều này nên hàng loạt những kỹ thuật điều khiển, ứng dụng ý thức (gọi chung là thuộc tâm linh) đã được phát kiến. Sự mâu thuẫn về ý thức và khả năng điều khiển ý thức (kể cả những ý thức đã ở bên ngoài thể xác – mà người ta gọi là vong hồn, ma quỷ) là cơ sở tồn tại của những môn huyền thuật, bùa chú trấn yểm, cúng bái…..Tuy nhiên vì những lý do khách quan, chủ quan mà những kỹ thuật thôi miên, điều khiển ý nghĩ, các môn huyền thuật này đã bị lợi dụng để làm những điều xằng bậy, hoặc do những kỹ thuật này đã bị thất truyền nhưng người đi sau vẫn bịa đặt để lợi dụng để lừa bịp mà không đạt được hiệu quả, do đó nó đã mang hình thức của mê tín, dị đoan.
Nhưng các nhà khoa học hiện đại đã chứng minh được rằng: vật chất có thể chuyển hoá thành năng lượng và ngược lại. Năng lượng là một thuộc tính của vật chất. Như vậy chỉ có thể có những dạng tồn tại khác nhau của vật chất, chứ không hề có một dạng tồn tại phi vật chất.
Và rõ ràng hiện nay khoa học hiện đại đã thống kê được những ảnh hưởng nhất định từ những hiệu ứng vũ trụ lên tinh thần của con người, đó là từ trường của trái đất, từ Mặt trăng, các cơn bão từ, hoặc sự phát xạ năng lượng của những hành tinh trong Thái dương hệ…
Và một vấn đề nữa đã được chứng minh bằng thực tế mà hầu hết chúng ta đều biết đó là con người có khả năng sử dụng tinh thần, ý nghĩ của mình áp đặt nên người khác để khiển họ hành động theo ý thức chủ quan của mình. Thể hiện rõ nhất qua các hình thức thôi miên, chữa bệnh, thậm chí có thể thôi miên vượt qua giới hạn của không gian, khoảng cách địa lý, hay không cần dùng tay chân mà chỉ dùng ý chí di chuyển, bẻ cong đồ vật. “Năng lượng không tự sinh ra, không tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác”, vậy thì những năng lượng đặc biệt đó của não đã đi đâu sau khi con người ta chết?.