Việt Nam - Cơ hội và thách thức trong 20 năm tới (P1)
- 21:46 - Thứ 5, 03/12/2015
-
Dungkq -22/4/2008 - Bài viết này được tổng hợp và chỉnh sửa từ loạt bài viết từ mục Thị Trường Chứng Khoán phân tích và dự đoán xu thế phát triển của Việt Nam trong 15 - 20 năm tới, trước nguy cơ của một cuộc khủng hoảng kinh tế đang đến gần, nhất là khi xuất hiện tâm lý lo sợ sự đổ vỡ do sự việc thu hồi 2 tỷ USD của HSBC khỏi thị trường Việt Nam vào tháng 4/2008.
Để có thể đưa ra được những nhận định về xu thế phát triển của Việt Nam trong những năm tới thì cần xét đến những điều kiện và hoàn cảnh chung của thế giới.
Trước tiên, xét về mục đích của các tập đoàn tư bản nước ngoài, bao giờ họ cũng đặt lợi ích lên trên, vấn đề chỉ là lợi ích nào lớn, lợi ích nào nhỏ. Thông thường thì sau một thời gian khai thác tối đa lợi nhuận ở một quốc gia mà họ lũng đoạn được thì họ sẽ lại rút vốn chuyển sang một thị trường khác nhiều tiềm năng hơn và để lại cho quốc gia đó những khoản nợ chồng chất, lạm phát, ô nhiễm, nghèo đói. Có thể tóm tắt chiến lược của các tập đoàn tư bản đó như sau: Đưa ra những dự báo sai lạc về kinh tế, hối lộ Chính phủ cầm quyền ở nước sở tại (nếu không hối lộ hoặc thoả hiệp được thì họ sẽ tiêu diệt, kể cả dùng sức mạnh quân sự) - để thuyết phục Chính phủ nước sở tại vay những khoản tiền lớn từ Quỹ tiền tệ thế giới (thực chất là do Mỹ điều hành hay nói đúng hơn là các tập đoàn kinh tế đang điều hành chính phủ Mỹ) hoặc vay trực tiếp từ các tập đoàn tài chính nước ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đất nước, đồng thời thuê luôn các tập đoàn đó thi công, cung cấp trang thiết bị - Qua đó các tập đoàn tư bản đó thu hồi được vốn và lãi từ chính nền kinh tế nước sở tại nhưng khi các công ty này khai thác hết tiềm năng của nước sở tại hoặc cảm thấy đã đầy túi tham và có thị trường khác béo bở hơn thì sẽ rút vốn chuyển sang thị trường khác nhưng vẫn để lại cho quốc gia đó những món nợ khổng lồ (tức là các tập đoàn kinh tế đã thu được lợi đơn, lợi kép). Các tập đoàn tư bản không chỉ để lại cho nước sở tại những món nợ khổng lồ mà còn là sự lãng phí, ô nhiễm, lạm phát, nghèo đói và sự tiếp tục lệ thuộc vào người Mỹ, vào chính phủ của những nước phát triển. Nhưng đó là chiến lược trong tình thế trước 2008 và đối với các quốc gia không phải Việt Nam. Nhưng hiện nay tình hình thế giới đã khác, giá trị của Việt Nam, quan điểm chính trị của Chính Phủ Việt Nam cũng bước sang giai đoạn mới.
- Xét tình hình thế giới:
+ Về chính trị: các quốc gia có quan điểm không giống Phương Tây (Mỹ) đang dần mạnh nên, tuy họ chưa đủ mạnh để có thể tạo vai trò ngang hàng với người Mỹ trên thế giới nhưng nếu những quốc gia này liên kết với nhau đồng thời yểm trợ cho Iran, Irak, Triều Tiên, Afganistan...kéo Mỹ chìm sâu vào các cuộc chiến và mặt khác lôi kéo thêm các nước trung lập hoặc các đồng minh cũ thì cũng sẽ thực sự đe doạ đến sự phát triển của Mỹ. Vì vậy giai đoạn hiện nay người Mỹ sẽ hạn chế việc gây thù chuốc oán hoặc tàn phá các quốc gia mà thay vào đó sẽ áp dụng chính sách lôi kéo, hỗ trợ gây để hai bên cùng có lợi (mặc dù tỷ lệ ăn chia có thể không đều hoặc sẽ thay đổi khi có cơ hội) nhằm tạo thêm đồng minh.
+ Về kinh tế: hiện nay kinh tế thế giới hầu hết đều đang khủng hoảng, những điểm sáng le lói chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á.
- Xét mối quan hệ tương quan giữa Việt Nam và thế giới :
Một trong số những điểm sáng ở Châu Á hiện nay là Việt Nam ( tình hình chính trị - xã hội ổn định, chính phủ năng động và có xu hướng rộng mở đối với Mỹ và Phương Tây, lương thực ổn định, dồi dào, nhân công rẻ, tài nguyên nhiều, nền kinh tế tuy có lạm phát nhưng còn khả năng kiểm soát và vẫn đang trên xu hướng phát triển...). Tức là những đối tác đầu tư để các tập đoàn kinh tế lựa chọn hiện nay là không nhiều và một đối tác như Việt Nam trong tình hình hiện nay có thể coi là khá lý tưởng. Nên các tập đoàn tư bản sẽ không dại gì mà rút vốn khỏi VN (rút rồi thì đầu tư vào đâu trong khi cả nên kinh tế TG đều đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng, nạn đói, lạm phát, bất ổn chính trị...hay là ôm tiền để ngắm - điều này không xảy ra đối với các tập đoàn tài chính).
Xét về vị trí địa lý và vai trò quốc tế của VN hiện nay thì có thể thấy rằng Việt Nam đang đứng ở giữa 3 dòng "hải lưu" : Mỹ - Trung - Nga. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn để phát triển đất nước.
- Đối với Trung Quốc, với quá nhiều bài học lịch sử nên chắc chắn họ sẽ chưa thể tính đến việc gây chiến tranh quân sự thôn tính đối với VN về mặt quân sự trên đất liền mà chỉ muốn thao túng Việt Nam bằng các biện pháp kinh tế, thủ đoạn ngầm về mặt chính trị để trục lợi và quan trọng hơn là tạo phên dậu bảo vệ khu vực biên giới phía nam và thêm đồng minh khi có biến.
- Đối với Mỹ, từ sau CTTGII, Việt Nam đã trở thành điểm nóng có vị trí chiến lược quan trọng cần ưu tiên chăm sóc, nhưng thất bại năm 1975 đã lần 1 làm thất bại việc dùng vũ lực để chiếm hữu VN. Tuy nhiên ý định xâm nhập vào VN của người Mỹ sẽ luôn luôn xuất hiện khi có cơ hội, vì vào được VN cũng đồng nghĩa với việc tiết kiệm được nhiều nhân lực vật lực để vào được Lào (đồng minh thân cận của VN) và vào được Cam Pu Chia (vì sức ép 2 bên biên giới Việt Nam, Thái Lan). Nếu như tạo được mối quan hệ "thân thiết" với VN, Mỹ còn có thể tăng cường sự giám sát đối với tuyến đường biển trên biển Đông ở khu vực ĐNÁ, thêm "1 căn cứ án ngữ ở phía Nam Trung Quốc" để cùng với Đài Loan, Tây Tạng, các dân tộc thiểu số phía Nam TQ...mở đường cho những hoạt động gây rối tạo sự bất ổn kinh tế - chính trị kìm hãm sự phát triển của TQ để dễ dàng tạo sức ép trên các bàn hội nghị quốc tế, trong những hợp đồng béo bở.
Như vậy có thể thấy rằng nếu như vào được Việt Nam thì người Mỹ không chỉ có lợi ích về kinh tế hữu hình mà còn lợi ích chính trị lớn gấp nhiều lần khi có cả bán đảo Đông Dương, khu vực biển Đông, tăng cường sức ép lên Trung Quốc, có thêm đồng minh trên các bàn hội nghị quốc tế. (thậm chí nếu như thuê lại được cảng Cam Ranh của Việt Nam thì có thể Trung Quốc sẽ mất dần quyền kiểm soát phần lớn khu vực lãnh hải trên biển Đông giao tiếp với Việt Nam).
- Đối với người Nga, VN đã từng là đồng minh thân cận, là chốt chặn CNTB trong thời chiến tranh lạnh, nhưng do thời cuộc người Nga cũng không đủ sức giữ mình nên trong thời gian dài chẳng thể giúp gì nhiều cho VN. Nhưng hiện nay tình hình đã có nhiều thay đổi, nước Nga đang dần lấy lại một phần vị thế của mình và trong khi NaTo đang ngày càng mở rộng về phía Đông, một vị trí chiến lược như Việt Nam tạo thành 1 bức tường dài : Nga - Trung - Việt ngăn chặn sự xâm lấn của Na Tô là cực kỳ hiệu quả và để gây ảnh hưởng đối với các nước đồng minh của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Vì vậy thời điểm hiện nay người Nga có thể một mặt tận dụng mối giao hảo cũ và mặt khác đồng ý (có thể coi như là thông đồng) với Trung Quốc trong 1 số chiến lược kinh tế - chính trị để hòng thao túng Việt Nam.
Những sự việc trên biển Đông vừa qua ngoài sự tham lam bành trướng thì đó cũng là một động thái "nắn gân" VN của Trung Quốc khi thấy Chính Phủ Việt Nam ngày càng có xu hướng thân phương Tây và một hành động cụ thể để tạo sự cân bằng của Mỹ là chuyến thăm Việt Nam của đô đốc Hải quân Mỹ trong thời gian xảy ra tranh chấp.
Tuy nhiên, trên phương diện khách quan mà xét thời điểm hiện nay không có bên nào dám dùng vũ lực quân sự để tạo sức ép đối với Việt Nam nên chỉ có 1 cách để tạo ảnh hưởng lên Chính Phủ Việt Nam là các biện pháp kinh tế và tiền tệ là một biện pháp mạnh. Và để thực hiện được các biện pháp kinh tế có hiệu quả thì Mỹ là "nhà đầu tư" có nhiều thế mạnh và hiệu quả nhất trong các nhà "đầu tư" đã nói ở trên.
- Nga: kinh tế tuy đã có sự hồi phục nhưng chưa đủ mạnh để gây ảnh hưởng rộng lớn như Mỹ và khi Putin còn có vị thế lãnh đạo ở nước Nga thì ông ta sẽ xây dựng 1 nước Nga hùng mạnh nhưng để xây dựng 1 đế chế với nhiều nước đồng minh thì sẽ là việc không dễ với cái đầu "dân tộc toàn Nga" đang chỉ muốn tích lũy tư bản cho ngân khố Nga; thêm vào đó nếu "thân" với Nga cũng tức là đối đầu với các tập đoàn tư bản lớn của Mỹ và phương Tây - những kẻ đang dẫn dắt thế giới nên việc thân Nga không phải là lựa chọn tối ưu trong vòng 10 - 15 năm tới.
- Trung Quốc: Về mặt kinh tế TQ hiện nay cũng đang trong giai đoạn phát triển, công nghệ chưa cao, rác thải, ô nhiễm, ít các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, tham nhũng nhiều, chính trị tiềm tàng nhiều nguy cơ xảy ra biến động, trong đối ngoại có nhiều kẻ thù chống phá, và cũng giống như Nga TQ thường là mục tiêu phá hoại của Mỹ và các nước phương Tây nên liên minh với TQ cũng không phải là sự lựa chọn hợp lý. Tôi dự đoán rằng trong vòng 15 năm tới TQ có thể sẽ mất ĐCS và xảy ra việc cát cứ phân tranh hoặc sự bạo loạn bất phục của các địa phương với chính quyền TƯ do tình hình phát triển kinh tế lệch lạc, khoảng cách giầu nghèo quá lớn, tham nhũng - nghèo đói, sự chống phá kích động từ bên ngoài. Tôi xem tivi thấy hình tướng Hồ Cẩm Đào tuy giữ được thể chế nhưng lại không tạo được sự kế tục có hiệu quả vì vậy khi Hồ Cẩm Đào miễn nhiệm thì thế nào Trung Quốc cũng bắt đầu xảy ra rạn nứt nội bộ chính quyền TƯ bắt nguồn từ tệ nạn tham nhũng.
- Mỹ: Mỹ có nền kinh tế lớn, nhiều tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia có ảnh hưởng lớn, có nhiều thành tựu về công nghệ, khoa học, kinh nghiệm phát triển kinh tế, tích lũy tư bản. Và quan trọng hơn là "thân" Mỹ cũng đồng nghĩa với việc "gần gũi" các nước phương Tây vì về cơ bản các tập đoàn kinh tế của Mỹ và phương Tây là có gắn bó hữu cơ với nhau vì tuy khác nhau về tên gọi của quốc gia nhưng về mặt cá nhân và bản chất thì Mỹ - phương Tây là một vì lịch sử phát triển của Mỹ gắn liền với các nước phương Tây. Thêm vào đó, hiện nay Mỹ đang hướng nhiều tới các lợi ích về chính trị nhằm quy hoạch trật tự thế giới một cực kiềm chế Nga - Trung (hai nguy cơ tiềm tàng) để đạt được những lợi ích lớn hơn nên với Việt Nam - một nước nhỏ, không phải là nguy cơ ảnh hưởng tới vị thế của họ trong tương lai - họ có thể chấp nhận nhả ra những lợi ích kinh tế nhất định để đạt mục đích lớn. Thêm vào đó trong khoảng thời gian 10 - 15 năm tới trật tự thế giới cũng chưa thể có nhiều thay đổi lớn về tương quan lực lượng giữa Mỹ, Phương Tây - Nga, Trung nên kẻ thù của Việt Nam sẽ ít hơn "đồng minh". Vì vậy dựa trên quan điểm lợi ích nếu Việt Nam có được những chiến lược đúng đắn trong quan hệ ngoại giao và kinh tế khi tận dụng được các thế mạnh của Mỹ để xây dựng đất nước thì trong vòng 10 - 15 năm tới sẽ trở thành 1 trong những nước phát triển nhất của khu vực.
Xét thêm về quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam, mặc dù đã gặp nhiều lần thất bại nhưng vì vị trí địa lý “núi liền núi – sông liền sông” thuận tiện và vùng đất Việt nhiều tài nguyên nên trong lịch sử phát triển, Trung Quốc luôn luôn muốn kiềm chế và xâm lược Việt Nam dù là khi họ mạnh hay suy yếu (khi mạnh xâm lược Việt Nam là để nô dịch, khi suy yếu cũng xâm lược để ăn cướp) vì vậy trong tương lai gần 10 - 20 năm tới khi thế giới lặp lại một cuộc khủng hoảng thiếu năng lượng: dầu mỏ, than, điện thì không có gì đảm bảo là Trung Quốc sẽ không xua quân qua vùng Đông bắc nhiều than và biển Đông nhiều dầu của nước ta để gây hấn - (nguy cơ khủng hoảng thiếu đối với nền kinh tế thế giới cũng đã được các cường quốc lo xa khi Mỹ ra sức kiểm soát khu vực Trung Đông; Nga là nước xuất khẩu dầu lớn thứ 2 thế giới với nhiều tài nguyên khí ga lại cận kề Trung Đông nên cũng bớt mối lo về năng lượng hơn Trung Quốc; Còn Trung Quốc thì hiện nay giống như một công trường khổng lồ, tốc độ phát triển kinh tế luôn là nước dẫn đầu thế giới nên nhu cầu về năng lượng là rất lớn. Nên có thể những năm vừa rồi để đạt được một số thỏa thuận với Trung Quốc trong vấn đề Trung Đông, Mỹ đã nhường lại cho Trung Quốc một số hợp đồng dầu mỏ ở thị trường Châu Phi, nhưng về lâu dài khi đã ổn định tình hình Trung Đông và khi Trung Quốc phát triển nóng đến mức độ khát khô dầu và giá dầu được đẩy cao hơn nhiều so với hiện nay (giá dầu hiện nay tăng mạnh tuy có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung nhưng những nước thu lợi nhiều nhất vẫn là Nga - Mỹ và họ lại lấy nguồn lợi từ dầu mỏ để bù đắp lại thiệt hại cho ngân sách do sự suy giảm kinh tế nói chung, chỉ có Trung Quốc hiện nay là như đang nằm trên lửa) thì có thể người Mỹ sẽ lại tìm cách hất cẳng Trung Quốc khỏi thị trường Châu phi, nơi Mỹ có nhiều thế mạnh hơn Trung Quốc cả về kinh tế lẫn quân sự để biến Trung Quốc thành "người khổng lồ chết đói" rồi cùng Nga và các nước phương Tây chia xẻ lợi ích trên đất Trung Quốc như cách đây hơn 1 thế kỷ. Tuy nhiên Trung Quốc cũng không dễ dàng để mình lâm vào tình thế bi đát nên trong cơn bí bách dù muốn hay không muốn cũng không có gì đảm bảo rằng lịch sử ăn cướp Việt Nam lại không tái diễn). Nên việc làm đồng minh với Trung Quốc về lâu về dài là không ổn vì vậy bắt buộc Việt Nam phải lựa chọn đối tác để phát triển kinh tế và kiện toàn quân sự, một trong những đối tác sáng giá hiện nay là Mỹ (kinh tế mạnh, công nghệ cao, tuy xa nhưng gần vì căn cứ quân sự Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dương nhiều).
Theo tôi đường lối mà Chính Phủ đang thực thi hiện nay là : thân thiện với Mỹ, bình đẳng với Nga và nhún nhường với TQ nhằm tập trung mọi nguồn lực cho việc phát triển kinh tế, kiện toàn quân sự để củng cố nội lực đề phòng những nguy cơ trong tương lai. Trong thời gian nhiệm kỳ của TT. NTD Việt Nam sẽ khá trung lập, phát triển đi lên bằng sức mạnh nội lực dựa trên sự đoàn kết dân tộc và ổn định chính trị. Và chờ ngày Trung Quốc gây hấn để có lý do thu hồi lại những gì đã mất.
Dựa trên các phân tích trên thì tôi cho rằng, hiện nay nếu các quỹ đầu tư nước ngoài đang tích giữ một lượng tiền đồng lớn thì cũng sẽ không tung ra, rút vốn về để phá nền kinh tế Việt Nam vì ra đòn lúc này chưa đủ sức để làm cho Việt Nam kiệt quệ để phải phụ thuộc vào họ mà ngược lại sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chiến lược lợi ích lâu dài của Mỹ và các nước Phương Tây, sẽ không ai bỏ cái lợi lớn để thu về lợi nhỏ và họ sẽ để dành "quả bom tiền tệ" đó lớn thêm dùng vào thời điểm khác. Việc lo sợ các tập đoàn kinh tế sẽ rút vốn khỏi VN như đã làm với Thái Lan năm 1997 xảy ra thì ngược lại nếu rút ra 1 họ sẽ bơm thêm vào 2 thậm chí là 10 để giúp VN phát triển hạ tầng cơ sở. Cho nên dù HSBC có chuyển về nước 2 tỷ đô thì các dòng vốn của Mỹ và phương Tây sẽ vẫn tiếp tục đổ vào VN với số lượng lớn hơn nhiều. Vì vậy trong thời gian gần 2-4 năm tới các cty xây dựng cơ bản và nguyên vật liệu xây dựng, tài chính tiền tệ, năng lượng sẽ có nhiều cơ hội phát triển mạnh, nếu đầu tư có tính chất dài hạn thì thời điểm này là rất hợp lý. Kể cả đối với lĩnh vực bất động sản sau từ 2- 4 năm tới cũng sẽ lại sốt nóng vì hiện nay tuy lạm phát đã làm cho tài sản của nhiều người hao hụt quá nửa nhưng chính phủ vẫn điều hành tốt đất nước, sản xuất trong nước vẫn tương đối ổn định, vốn nước ngoài vẫn tiếp tục rót vào thì chỉ cần khoảng 2 năm thắt lưng buộc bụng lượng vật chất và tài chính tích lũy trong dân sẽ lại đầy và lúc đó bất động sản lại có cơ hội phát triển. Theo quan điểm của tôi (kết hợp cả kiến thức phong thủy - năm ngoái tôi đã từng cá độ rằng chỉ trong vòng từ 3-5 năm tới ở khu vực miền nam trung bộ sẽ phát triển rất nhanh và ĐN sẽ trở thành 1 trung tâm kinh tế đô thị có vai trò không thua kém nhiều so với HN và TPHCM) thì hiện nay bạn nào có tiền và dự định đầu tư dài hạn nên lựa chọn khu vực miền Trung để đầu tư BĐS là hợp lý nhất (Đà Nẵng là 1 điểm đáng để đầu tư).
Tuy nhiên về lâu về dài nếu Chính phủ không sử dụng tốt nguồn vốn vay của nước ngoài để phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển đất nước thì VN có thể sẽ lại lâm vào tình trạng như Haiiti hiện nay. Để làm được việc đó thì cách duy nhất có hiệu quả là hạn chế được tham nhũng để đảm bảo cho các dự án đầu tư đúng đắn, đồng vốn sử dụng có hiệu quả, hạn chế ô nhiễm môi trường, tài nguyên đất nước không bị bán rẻ. Phải chấp nhận thực tế là không bao giờ và không ở đâu là không có tham nhũng vì bản chất của con người vốn tham lam và nhiều dục vọng nên chỉ có chấp nhận để hạn chế trong giai đoạn nhất định - tối thiểu là 5 năm để 1 chu kỳ kinh tế lên khuôn. Giải pháp để hạn chế tham nhũng là : sử dụng biện pháp "cây gây và củ cà rốt", sẵn sàng dành cho các quan chức cao cấp của Chính Phủ thật nhiều đặc quyền và trách nhiệm (nên để dành cho họ những tài khoản hàng triệu đô và các xuất học bổng cao cấp, ưu đãi đặc biệt dành cho con cái của họ sau khi mãn nhiệm nếu hoàn thành tốt những nhiệm vụ, cam kết khi nhận chức đồng thời có chế tài trừng phạt nặng những người tham nhũng và người thân thích có liên quan vì người ta thường tham nhũng vì vợ con gia đình là chính nên nếu gia đình không những không được hưởng mà còn bị trừng phạt khi bản thân phạm tội thì sẽ khiến người ta phải cân nhắc việc không tham nhũng - và như vậy sẽ khiến cho họ phải ra sức phấn đấu phục vụ đất nước để vươn tới vị trí có nhiều ưu đãi, và vì tính đố kỵ (đặc tính này ở người VN rất phổ biến) sẽ tự giám sát lẫn nhau để tranh đoạt vị trí. Dưới làm sai có trên xử lý, trên làm sai thì ai xử lý, chẳng lẽ là dân nhưng dân đâu có biết mà xử lý nên chỉ có cách chi nhiều tiền để chống thất thoát nhiều tiền. Phần lớn người ta tham nhũng là vì cần nhiều tiền giờ đáp ứng cho họ nhu cầu đó để họ khỏi tham nhũng thì có thể thiệt hại về vật chất tương đương nhưng hàng tỷ đô la vốn được sử dụng đúng để sinh ra hàng tỷ đô la lợi nhuận khác nữa, kinh tế - xã hội ổn định....mới là cái lợi lớn thu được).
(còn tiếp)