Hồn trong nét bút, người ở trong văn nên nét chữ là nét người, là thần thái của con người. Theo truyền thống mua chữ, xin chữ không phải là để khoe khoang lòe thiên hạ là mình hay chữ, là mình chịu chơi, mình có văn hóa. Mà mục đích xin chữ là xin cái thần khí của người viết đưa vào trong nét chữ để treo trong nhà, mang bên người với mong muốn nhờ cái thần khí tốt đó mà mưu cầu sở nguyện trên nguyên lý "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu". Giống như đồ cổ của danh nhân,
của lịch sử đều vẫn còn lưu giữ thần khí của người chủ nên nó mới tạo ra năng lượng hấp dẫn được người đời và cho dù không có nhiều giá trị sử dụng nhưng vẫn được mua bán với giá rất cao. Nguyên lý này cũng đã được dân gian ứng dụng để giục người đi xa mau về nhà, người ta thường mang quần áo cũ của người đi xa rang trên chảo nóng. Nên người cho chữ, phải là người thần khí vượng, thanh cao, khác thường thì chữ mới có giá trị. Kẻ đi xin chữ phải biết nhìn nhận, đánh giá được cái tầm của người cho chữ thông qua thần thái, tư cách, khí phách để xin chữ thì mới mong có được cái khí thanh kỳ, cái khí tốt đẹp mà mưu cầu sở nguyện. Người cho chữ thì cũng phải xem kẻ xin chữ mình là ai thì nét bút mới tập trung, thần mới sâu, khí mới vượng. Còn đi mua chữ theo phong trào, theo kiểu thương mại, ai bán cũng mua, ai mua cũng bán thì cho dù trăm chữ Đức, vạn chữ Phúc cũng chỉ là mua rác về nhà, thật là lợi bất cập hại.
Ông đồ quay cóp trong kỳ thi sát hạch ở Văn Miếu - 2015. Ảnh: RED.VN Thời nay vượng quá sinh tạp, thật giả lẫn lộn. Người người đi xin chữ, các ông đồ cũng thi nhau quay cóp, ai cũng có thể cho chữ, ai cũng có thể mua chữ, thật khiến người ta cảm thấy ái ngại. Nên nếu suy mà giữ được nhịp thì suy thoái cũng là tích cực, nó giúp cho các giá trị được lộ rõ đâu là chân đâu là giả.http://www.reds.vn/index.php/su-kien/8521-ong-do-quay-cop-trong-ky-thi-sat-hach-o-van-mieu