Lê Lợi là người như thế nào?
- 14:41 - Thứ 5, 03/12/2015
-
Mọi con đường đều dẫn đến chân lý, miễn sao bạn đi được đến cuối con đường. Ít nhất thì đến thời điểm này phong thủy và văn hóa học đang gặp nhau tại một điểm. Tháng 5/ 2010, sau khi phân tích về phong thủy Thăng Long - Hà Nội tôi đã rút ra kết luận: Đất Thăng Long rất kén người, nên dù cho Lê Lợi xuất thân như thế nào thì cũng phải có phong thái và tâm hồn của một người có trí tuệ chứ không phải vũ dũng phàm tục
Đến ngày hôm nay, 25/09/2012, một nghiên cứu mới về văn hóa học với những phân tích rất hợp lý cũng đã chỉ ra một kết quả tương đồng về con người của Lê Lợi, người khai sáng ra triều đại nhà Lê.
Lê Lợi là người như thế nào?
Bài viết ngày 12/5/2010 trên diễn đàn Vietlyso.com:
3- ĐỊA LÝ THĂNG LONG NHƯ VẬY THÌ AI CÓ THỂ LÀM CHỦ ĐƯỢC THĂNG LONG. Nguyên lý để luận:
- Địa hình quy định con người, con người phù hợp với địa hình - ở bầu thì tròn ở ống thì dài.
- Đất lành chim đậu. Nơi khí vượng mà thanh quý thì người đông, sản vật phong phú, sắc thái tươi nhuận mà thanh lịch.
Gươm báu chỉ hợp với anh hùng chứ kẻ tầm thường không thể dùng được. Thăng Long sinh ra là để làm chủ đất Việt, vậy nên người làm chủ được Thăng Long phải là người có những đặc điểm lớn phù hợp với địa thế của Thăng Long. Thăng Long là hình thái huyệt Kiềm kết hợp với Đột, kết xa Phụ mẫu sơn, không có điểm tựa, mạch khí mạnh mà trầm sâu nên chủ huyệt phải là người có tài trí vượt xa người thường và sẽ phải tự thân lập nghiệp, ít nhờ phụ mẫu. Sự thành công mang tính chất đột biến khác hẳn nếp cũ của gia đình chứ không phải theo kiểu cha truyền con nối. Và vì huyệt kết xa sơn chủ nên khí độ không còn mang tính chất cương cường của sơn mạch mà khí ở huyệt đã thanh trầm nên phải là người coi trọng hoà ái, dùng nhân tâm để phục chúng chứ không phải dùng cường quyền “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; Quân điếu phạt trước lo trừ bạo - Nguyễn Trãi”, thu phục được nhân tâm, ứng với thế long chầu hổ phục từ nhiều hướng. Tiến trình lập nghiệp của những người khai sáng ra các triều đại làm chủ Thăng Long từ xưa đến nay đều có sự tương đồng. Cũng như xét ở góc độ quân sự, địa hình Thăng Long trống trải, không có điểm tựa, khó phòng thủ dễ bị tấn công, nên nếu như người làm chủ Thăng Long không có tài trí vượt trội, mạnh mẽ, thu phục được nhân tâm, tiềm tàng sức mạnh lớn, không đủ tự tin thì sẽ không dám đóng đô ở Thăng Long. Những tài liệu hoặc những học giả cho rằng Thăng Long tựa vào núi Ba Vì là không chính xác.
Không chỉ với những người khai sáng, mà đại bộ phận những người được coi là thành công ở đất Thăng Long đều có tiến trình phát triển gần như nhau chỉ là khác về cung bậc và mức độ. Và được thế núi phục sông chầu nên nhân tài từ nhiều vùng miền trong cả nước luôn có xu hướng tập trung về Thăng Long.
Thăng Long là nơi khí vượng mà thanh quý nên dân cư lúc nào cũng đông đúc, sản vật phong phú, sắc thái tươi nhuận mà thanh lịch. Sự trầm ổn, khoan thư, hoà ái của khí mạch Thăng Long đã hình thành nên sự khác biệt của người Thăng Long. Khắp cõi Việt Nam tuy có nhiều chi long, huyệt kết nhưng chủ yếu là phát xuất từ hai mạch Thanh long - Bạch hổ nên tuy quý nhưng không vượng như Thăng Long vì vậy mà con gái con trai ở mọi miền khác trên cả nước dù có cố gắng xinh đẹp hay làn da trắng trẻo đến mấy cũng chỉ là đơn lẻ và không có được nét duyên dáng, thần thái thanh nhã, đài các giống như người gốc Hà Nội. Các cụ không phải không có lý do khi phát biểu rằng : “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài; Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” , sinh khí đất Thăng Long đã tạo tác nên những nét riêng của con người khi định cư lâu dài ở chốn kinh kỳ. Tôi đã đi dọc Việt Nam, qua nhiều vùng đất nhưng chưa thấy con gái vùng nào có nét duyên giống con gái Hà Nội, các bạn tôi ở xa về Hà Nội cũng nhận xét con gái Hà Nội đẹp nhất. (Các bạn đừng tuyệt đối hoá con người Hà Nội hiện nay ra để so sánh vì địa hình đã có nhiều thay đổi, và tôi không bàn nhiều trong bài viết này - tuy nhiên trong nhiều chục năm nữa Hà Nội vẫn là số một trên cả nước).
Trước đây tôi có đọc một quyển tiểu thuyết dã sử có tên là "VẠN XUÂN" của một tác giả người Pháp khi viết về cuộc đời Nguyễn Trãi, đoạn miêu tả Lê Lợi trong con mắt của Nguyễn Trãi khi mới nhìn thấy có phần phàm tục nhưng nếu xem xét lại trên địa hình Thăng Long thì chắc chắn là tác giả này cường điệu thái quá vì Lê Lợi là người đã khai sáng một triều đại hùng mạnh ở đất Thăng Long thì không thể thuộc loại võ biền. Đất Thăng Long rất kén người, nên dù cho Lê Lợi xuất thân như thế nào thì cũng phải có phong thái và tâm hồn của một người có trí tuệ chứ không phải vũ dũng phàm tục.
"Bình Ngô đại cáo" không phải của Nguyễn Trãi? Thứ ba 25/09/2012 06:00 (GDVN) - TS Đỗ Văn Khang khẳng định: "Bình Ngô đại cáo" không phải của Nguyễn Trãi vì xét về văn bản và lịch sử thì cuộc khởi nghĩa Lũng Nhai năm 1416 không có Nguyễn Trãi. Lúc đó, Nguyễn Trãi đang bị giam giữ ở Đông Quan...Trong văn học có những hiện tượng văn học sử trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn có thể tìm ra những thiếu sót để chỉnh sửa, bởi vì giáo dục là phải khoa học Chân - Thiện - Mỹ. Với tinh thần đó, Lưỡng quốc Tiến sĩ Đỗ Văn Khang (Nguyên Giảng viên ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn) đã chỉ ra rằng:
"Bình Ngô đại cáo" không phải của Nguyễn Trãi.
Từ trước tới nay, chúng ta đều quan niệm:
"Bình Ngô đại cáo" là bài cáo của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428, tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt. Về mặt văn chương, tác phẩm được người đương thời, ngay cả hậu thế, đều rất thán phục và coi là thiên cổ hùng văn. Có nhiều ý kiến cho rằng: Đây được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của Việt Nam.
|
Chân dung Nguyễn Trãi. |
TS Đỗ Văn Khang cho rằng, đối với
"Bình Ngô đại cáo" thì Nguyễn Trãi chỉ là người thảo văn bởi ông là thư ký bậc cao, Lê Lợi mới là người làm nên tác phẩm. Chắc chắn ngày xưa, Nguyễn Trãi mà tự coi mình là chủ nhân của Bình Ngô đại cáo thì sẽ mắc tội
“khi quân”. Bởi vì ông là người luôn luôn tuân theo đạo lý:
“Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần”.TS Đỗ Văn Khang cho biết: Cho đến nay vẫn chưa tìm thấy văn bản gốc của
"Bình Ngô đại cáo". GS Nguyễn Huệ Chi cũng chỉ xác định bằng hai chữ
"có lẽ" in lần đầu tại Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn vào năm Hồng Đức thứ 10, tức là năm 1479. Như thế về văn bản, khoảng 59 năm thất lạc từ sau vụ án Lệ Chi Viên đến tay Ngô Sĩ Liên đã không còn nguyên gốc. Trong tình trạng đó, theo TS Đỗ Văn Khang rất khó để đi theo văn bản học, nhưng có một cách khác là đi theo "Hệ hình tư tưởng phương Đông". Vì mỗi một thời đại thuộc Đông hay Tây đều có phạm trù chuẩn.
TS Đỗ Văn Khang khẳng định:
"Bình Ngô đại cáo" không phải của Nguyễn Trãi vì xét về văn bản và lịch sử thì cuộc khởi nghĩa Lũng Nhai năm 1416 không có Nguyễn Trãi. Lúc đó, Nguyễn Trãi đang bị giam giữ ở Đông Quan với câu trong bài thơ Nôm:
Góc thành Nam lều một gian
No nước uống thiếu cơm ăn.Nhưng ở trong
“Bình Ngô đại cáo" mở đầu như sau:
Ta đây:Núi Lam Sơn dấy nghĩaChốn hoang dã nương mìnhHơn nữa, ý kiến cho rằng:
“Nguyễn Trãi đã được Lê Lợi cho phép thay mặt nhà vua công bố Bình Ngô đại cáo” là không có cơ sở. Nếu viết theo kiểu
“cho phép” thì văn chương phải khác, Nguyễn Trãi không thể xưng
“ta” tới mười lần trong Bình Ngô đại cáo, bởi chỉ một lần xưng
“ta”, Nguyễn Trãi có thể đã bị mất đầu.
Lại nữa, Lê Lợi không thể ưu ái Nguyễn Trãi mà cho phép Nguyễn Trãi làm vậy vì còn kỷ cương còn các quan trong triều, còn lễ giáo của đạo Khổng:
Quân quân - Vua ra vuaThần thần - Bề tôi ra bề tôiPhụ phụ - Cha ra chaTử tử- Con ra conBề tôi mà xưng ra vua thì có mà thành
“Đảo chính”.
Xét về vị thế để công bố
"Bình Ngô đại cáo" thì chỉ có Lê Lợi, vì đó là sự nghiệp, công lao, thành tựu của ngài. Về tài năng, Lê Lợi là một vị vua lập ra vương triều Lê hưng thịnh, ngài là người quyết đoán, không chỉ giỏi việc võ mà còn có tài văn chương. Ngài từng sai Nguyễn Trãi làm sách:
“Nam Sơn thực lục” rồi tự làm Bài tựa ký tên là:
"Lam Sơn Động Chủ".
Khi làm thủy điện Hòa Bình trên vách đá Thác Bở thuộc xã Hào Tráng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình người ta đã phát hiện ra một bài thơ nổi tiếng của Lê Thái Tổ khắc vào năm Thuận Thiên thứ năm (1432). Gần đây khi làm thủy điện Sơn La, dân ta phát hiện thêm một bài thơ nữa của Lê Thái Tổ khắc trên vách đá núi cao thuộc xã Lê Lợi, huyện Xìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Tiếp đó là bài thơ:
“Khắc vào đá để răn hậu thế Man tù ương ngạnh khó giáo hóa”.
Ngoài ra, từ xa xưa trong Hoàng Việt thi tuyển (1788), Học giả Bùi Huy Bích chọn ba bài thơ của Lê Lợi vào truyển tập của ông. Như vậy một người có văn võ toàn tài, lại chủ động quyết đoán, không lẽ
"Bình Ngô đại cáo" lại không có chữ nào của ngài trong đó.
Vậy là
"Bình Ngô đại cáo" xét một cách khoa học chỉ có thể là của Lê Lợi. Nhưng xét về quan hệ vua tôi giữa Lê Lợi và Nguyễn Trãi gắn bó và trình độ văn chương của Nguyễn Trãi có thể nói đạt đến mức độ điêu luyện thì
"Bình Ngô đại cáo" phải ghi tên hai người:
"Bình Ngô đại cáo" của Lê Lợi do Nguyễn Trãi thảo.
Qua cuộc trao đổi này, TS Đỗ Văn Khang mong muốn các bậc hiền minh của nước nhà hãy xem xét để chỉnh sửa lại cho đúng sự thật, y như cuộc trao đổi nghiêm túc kéo dài nhiều năm để đi tới kết luận không dễ dàng rằng: Nam Quốc Sơn Hà không phải của Lý Thường Kiệt.
TS Đỗ Văn Khang cho rằng có những hiện tượng sai tới hàng thế kỷ, cuối cùng trí tuệ Việt Nam cũng tìm cách xác định và mạnh dạn sửa chữa, cho dù có phải công phu nhưng sự thật vẫn là cái giá cao quý nhất và được những người chân chính ủng hộ. Về chủ nhân của
"Bình Ngô đại cáo" chắc chắn cũng nằm trong quy luật đó.
TS Đỗ Văn khang nhận định, đề tác giả của
"Bình Ngô đại cáo" như vậy là đã sai gần 6 thế kỷ qua. Và cái khó trong vấn đề sửa chữa này là bởi
"Bình Ngô đại cáo" liên quan đến sự kiện năm 1980, UNESCO công nhận ông là Danh nhân văn hóa thế giới. Điều này đã khiến tên tuổi ông được nhiều học giả trên thế giới biết đến và hiểu sâu sắc hơn về nền văn hóa đồ sộ của Việt Nam.
Thế nhưng, nhà văn Mỹ nổi tiếng Mark Twain đã từng nói:
“Sự thật là điều đáng quý giá nhất mà chúng ta có được. Hãy tiết kiệm nó”. Vì vậy, không nên để hàng chục triệu học sinh suốt từ Nam chí Bắc, từ miền biển lẫn miền núi, từ thế hệ này đến thế hệ khác vẫn tiếp tục sai.
Đỗ Quyên Quyên
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Xét về vị thế để công bố "Bình Ngô đại cáo" thì chỉ có Lê Lợi, vì đó là sự nghiệp, công lao, thành tựu của ngài. Về tài năng, Lê Lợi là một vị vua lập ra vương triều Lê hưng thịnh, ngài là người quyết đoán, không chỉ giỏi việc võ mà còn có tài văn chương. Ngài từng sai Nguyễn Trãi làm sách: “Nam Sơn thực lục” rồi tự làm Bài tựa ký tên là: "Lam Sơn Động Chủ". - TS Đỗ Văn Khang.
Như vậy, ít nhất đến thời điểm này, (và chắc chắn mãi mãi về sau) quan điểm đánh giá về con người của Lê Lợi thì phong thủy và văn hóa học đang gặp nhau tại một điểm. Nhưng phong thủy lợi hại hơn văn hóa học ở nguyên lý xác quyết nhanh chóng, văn hóa học phải mất nhiều năm tìm kiếm để đưa ra được một đánh giá hợp lý, còn phong thủy học thì cạn một ấm trà là ra vấn đề.