Lịch sử đã ghi nhận, từ lúc khởi đầu của sản xuất lương thực, các vùng đất trải dài theo đường vĩ tuyến sẽ gặp thuận lợi hơn là dọc theo kinh tuyến. Đơn giản là vì trên cùng đường vĩ tuyến thì độ dài ngày và đêm và những biến thiên về thời tiết tương tự nhau nên cây trồng và vật nuôi sẽ đồng dạng, dễ phát triển hơn.
Còn các vùng đất kéo dọc theo đường kinh tuyến sẽ đối mặt với nhiều sự ngăn trở về môi sinh và địa lý, tồn tại nhiều loại mùa màng, thời tiết, sản xuất manh mún khó phát triển đại quy mô.
Nhà bác học Do Thái Jared Diamond cũng đã chứng minh rằng sự bành trướng các cây trồng và thú hữu nhũ theo trục cơ bản của lục địa là Đông Tây của các lục địa Á-Âu sẽ nhanh hơn theo trục cơ bản của lục địa là Bắc-Nam của Châu Phi và Châu Mỹ. Vì vậy nền văn minh Á-Âu đã phát triển từ rất sớm để rồi từ đó hình thành các đế quốc đi chinh phạt các châu lục khác.
Mở rộng lãnh thổ theo đường vĩ tuyến cũng sẽ thuận tự nhiên và ít đẫm máu hơn. Nhưng các lãnh thổ trải dài theo đường kinh tuyến không phải là quá xấu nếu có được chiều ngang rộng tương xứng.
Lãnh thổ Việt Nam từ Bắc vào Nam KÉO DÀI 15 VĨ ĐỘ, chiều ngang từ Đông sang Tây chỉ có 7 kinh độ, nhưng tệ nhất LÀ ĐOẠN HẸP NHẤT CHỈ CÓ 40,3KM . Cộng thêm tính chất bất lợi về địa hình đặc thù gây khác biệt lớn giữa 2 miền Nam Bắc ( xem thêm chi tiết bài Địa lý phong thủy Thăng Long Hà Nội), nên tổ tiên của chúng ta cũng đã trải qua quá trình mở mang bờ cõi về phương Nam rất lâu dài và khó khăn. Quốc gia hiện nay đã liền một cõi hình chữa S nhưng quá khứ cũng đã vài lần bị chia cắt thương đau.
Sự khác biệt vùng miền của Việt Nam là một thực tế. Không những có đia hình dài hẹp theo trục Nam-Bắc mà lãnh thổ còn bị chia cắt nát ra bởi các dòng sông, dãy núi, dẫn đến các sự ngăn cách, cát cứ ngầm, địa phương chủ nghĩa kiểu như “ Tiểu quốc Thanh Hóa”, “ Ốc đảo Bến Tre”, “ Vua Mèo”, “ Bắc kỳ, Nam kỳ". Những lần đất nước bị chia đôi cũng đều có sự giúp sức của ngăn cách địa hình dù là tự nhiên hay nhân tạo, ví dụ như Sông Gianh, Lũy Thầy, Sông Bến Hải.
Phải nhìn thẳng vào sự thật là ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA LÀ MỘT KHỐI KHÔNG ĐOÀN KẾT, MÂU THUẪN TỪ TRONG BẢN CHẤT, chỉ chực chờ bùng phát.
Về mặt quản trị quốc gia, để giải quyết vấn đề của Việt Nam có 2 phương thức song hành với nhau:
1. Có một ngọn cờ chung để ĐOÀN KẾT TƯ TƯỞNG dân tộc.
Ngọn cờ ở đây không nên hiểu chỉ bó hẹp trong thể chế, cuộc cách mạng, hoặc vua hay lãnh tụ, vì so với lịch sử loài người, các thứ đó có thể tàn lụi rất nhanh. Cái bền vững với thời gian mà Việt Nam đang thiếu chính là một tôn giáo thống nhất, tôn giáo là thứ tập hợp tư tường con người ta lại để kiến tạo ra thể chế hùng mạnh, bền vững. (Vấn đề này sẽ được bàn sâu trong bài viết khác).
2. Có mạng lưới giao thông dầy đặt, KẾT NỐI THÔNG SUỐT từ Nam tới Bắc.
Chính phủ Việt Nam trong hơn 10 năm qua đã có những cố gắng rất lớn và đi đúng hướng trong việc ưu tiên phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông quốc gia dù chưa hoàn hảo và còn thiên lệch. Giữ được mạch giao thông quốc gia thông suốt là chiếc chìa khóa, là cứu cánh ngắn hạn duy nhất hiện nay để giữ hình hài đất nước.
Hạn chế lưu thông, ngăn sông cấm chợ dù dưới bất cứ lý do nào cũng đang góp phần lớn trong việc bóp nghẹt huyết mạch của quốc gia và trả đúng Việt Nam về với bản chất manh mún, chia cắt của vốn có nó. Dù chỉ mới vài tháng hạn chế lưu thông, nhưng chúng ta có thể dễ dàng thấy sự phát triển nghiêm trọng của việc phân biệt vùng miền, lạm quyền, địa phương cát cứ, mất niềm tin, mâu thuẫn xã hội, nguy cơ đổ vỡ dây chuyền.
Tuy Việt Nam có thể dùng quyền lực tập trung và cả hệ thống chính trị để thiết lập lại trật tự, nhưng sự chia cắt trong lòng người dân thì sẽ còn rất lâu mới lành lại để có thể cùng nhau hướng tới lợi ích chung. Vì vậy rất hy vọng sẽ sớm có sự cân nhắc và tư duy đột phá đễ dỡ bỏ cách chống dịch ngăn sông cấm chợ như hiện nay trước khi quá muộn.
(Kênh Nâng Tầm Tri Thức)