Thành bại của người Do Thái (P1)
- 20:04 - Thứ 2, 09/05/2016
-
Dường như là, mỗi khi bàn luận về sự thông minh có di truyền không, người ta đều nêu lên dẫn chứng về giải Nobel và người Do Thái, giống như họ sinh ra để làm chủ thế giới này. Nhưng vạn sự đều có hai mặt âm - dương đối lập, không bao giờ chỉ có dương mà không có âm và ngược lại.Dân số người gốc Do Thái trên thế giới hiện nay vào khoảng gần 13,8 triệu người (khoảng hơn 0,19% dân số thế giới – số liệu năm 2013), tức là cứ khoảng 517 người thì có 1 người Do Thái. Thế nhưng, vào khoảng giữa thế kỷ 19, 1/4 các nhà khoa học trên thế giới là người Do Thái, và tính đến năm 1978, hơn một nửa giải Nobel rơi vào tay người Do Thái. Như vậy, có đến 50% đóng góp cho sự tiến bộ của loài người chỉ do 0,19% dân số đảm nhiệm.
Vậy tại sao các thế hệ người Do Thái lại có được trí tuệ như vậy (chỉ số IQ trung bình của người Do Thái là 110 so với chỉ số trung bình 100 của thế giới)?
(trích từ Tri Thức Trẻ)
Có nhiều lý giải nguyên nhân sự thành công của người Do Thái trên thế giới, nhưng cơ bản đa phần đều chung quan điểm khi chỉ ra ưu điểm khác biệt nổi bật về tiền bạc và tri thức của người Do Thái so với các dân tộc khác trên thế giới.
Người Do Thái rất trọng tri thức và tiền bạc. Từ ngàn xưa người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được. Khác với các tôn giáo khác, Đạo Do Thái đặc biệt coi trọng tài sản và tiền bạc, họ coi đó là phương tiện tốt nhất để bảo vệ mình và bảo vệ dân tộc họ.
Theo logic thông thường của thời đại kim tiền như hiện nay thì tiền bạc là công cụ mạnh nhất để có được tất cả, và có trí tuệ sẽ tạo ra được tiền bạc. Nếu kết hợp được cả trí tuệ lẫn tiền bạc thì không gì là không thể. Người Do Thái đã biết đề cao cả trí tuệ lẫn tiền bạc nên không khó hiểu khi hiện nay họ đang đạt được những thành tựu vượt bậc so với phần còn lại của thế giới. Nếu dùng các nguyên lý từ học âm – dương của triết học phương Đông để soi rọi thì những đặc điểm giúp cho người Do Thái đạt được thành công lớn mà các nhà nghiên cứu thế giới chỉ ra cũng hoàn toàn hợp lý.
Tại sao cùng sinh ra trên trái đất nhưng người Do Thái lại biết đề cao trí tuệ và tiền bạc hơn các dân tộc khác? Tại sao người Do Thái thường sản sinh ra những cá nhân ưu việt tạo được những thành tựu, những cống hiến cũng như những sự phá hoại ở tầm thế giới, giống như họ sinh ra để làm chủ thế giới này?
Nhưng vạn vật đều có hai mặt đối lập, cũng như có dương là phải có âm, vì vậy cần nhìn nhận một cách tổng thể và có chiều sâu hơn để hiểu rõ những thành công cũng như yếu điểm của người Do Thái.
- “Trong các sắc dân trên thế giới, có lẽ hiếm có dân tộc nào chịu số phận bị đọa đày, miệt thị và khổ ải như dân tộc Do Thái với hai lần thiên di, lần thứ nhất bắt đầu vào năm 722 và lần thứ hai bắt đầu vào năm 135 Trước công nguyên (BCE). Trải qua 21 thế kỷ lưu vong, tứ tán khắp nơi và đến năm 1948 người Do Thái mới thực hiện được ước mơ “Phục quốc” (Zionism), vốn được một nhà báo Do Thái gốc Áo-Hung khởi xướng tại châu Âu từ năm 1896.
- Sau hàng ngàn năm lưu lạc, khi được Liên Hợp Quốc trao quyền lập quốc năm 1948, những người Do Thái từ khắp nơi quay trở về cố quốc, giành giật từng tấc đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” với người Ả-rập.
Người Do Thái luôn coi trọng trí tuệ và giàu có vậy tại sao nhiều cá nhân Do Thái thì vĩ đại nhưng cộng đồng người Do Thái thì nhỏ bé, yếu đuối khi dân số không đông (vài chục triệu dân), và trước đây không thể gìn giữ được lãnh thổ quốc gia mà sau hơn 2000 năm chịu thân phận lưu vong, hèn mọn phải nhờ vào sự giúp đỡ của tư bản châu Âu mới tái lập lại được quốc gia Ixrael có lãnh thổ khiêm tốn ở Trung Đông?
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có điểm mạnh, điểm yếu và dân tộc đó, quốc gia đó sẽ phát huy năng lực để đoạt được thành công cũng như phải chịu khổ ải vào mỗi giai đoạn, hoàn cảnh nhất định. Người Do Thái sẽ thành công trong hoàn cảnh thời thế nào? và sẽ chịu khổ ải trong giai đoạn hoàn cảnh, thời thế như thế nào?
Phải lý giải được điểm mạnh cũng như điểm yếu của người Do Thái bằng những nguyên lý rõ ràng, thống nhất thì mới trả lời được câu hỏi về sự thịnh suy, thành bại của người Do Thái.