Nhật Bản và 2013 (P1)
- 15:00 - Thứ 5, 03/12/2015
-
Năm 2013, tôi đã đưa ra dự báo về vấn đề kinh tế - xã hội nổi trội của thế giới là tiền tệ và bạo loạn:
Thứ nhất về vấn đề kinh tế - xã hội, về bình diện thế giới, hai vấn đề nổi trội trong năm 2013 là tiền tệ và bạo loạn. Nhiều quốc gia trên thế giới sẽ phải tiếp tục thông qua các kế hoạch bơm tiền để cứu nền kinh tế nhưng họ sẽ không thành công bởi nội lực đã suy giảm đồng thời sẽ phải trả giá đắt bởi lạm phát và cái chết bất ngờ từ sự đổ vỡ mang tầm quốc gia ảnh hưởng rộng không kém vụ Lehman Brothers năm 2008. Sự kiện này có thể diễn ra vào cuối 2013 hoặc chậm nhất là mùa thu năm 2014 sẽ hình thành xu thế đổ vỡ lớn trên toàn thế giới. Có thể nói về mặt kinh tế, thị trường tài chính có thể khởi sắc với nhiều tin tốt vào đầu năm 2013 nhưng càng về cuối năm vỡ nợ và lạm phát sẽ đẩy nhiều quốc gia vào bế tắc, đổ vỡ về chính trị, tiền tệ.
Thì, chỉ 4 ngày sau, nước Nhật đã là một minh chứng cụ thể khi ra quyết định bơm tiền không giới hạn.
Tuy nhiên Nhật Bản cũng sẽ là một ngoại lệ giống như Việt Nam khi giữ được ổn định và trụ vững trong xu thế hiện nay mặc dù Nhật Bản cũng không tránh được sứt mẻ và xu thế suy thoái chung của thế giới. Vì địa hình Nhật Bản cũng có những nét đặc trưng có thể ứng phó tốt với những thay đổi đang diễn ra của tự nhiên giai đoạn mới. Và theo đánh giá của tôi thì Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật hiện nay là người sẽ đưa Nhật Bản vượt qua được những khó khăn trong hai năm bản lề 2013 - 2014 để đứng vững và phát triển như dự báo ngày 12/3/2011, sau khi Nhật Bản bị sóng thần tàn phá.
Dự báo Nngày 12/3/2011: Những dự báo ở trên của tôi tới thời điểm này có lẽ sẽ hoàn toàn chính xác với nước Nhật, Chính Phủ Nhật đã rất cố gắng để đưa đất nước khắc phục hậu quả của quá khứ nhưng "trời đã không chiều lòng người". Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác tôi lại thấy rằng thảm họa thiên nhiên lần này đối với nước Nhật lại là một tiền đề để họ thoát khỏi những tàn dư của quá khứ và vươn tới sự phát triển mới. Nếu không có thảm họa động đất kèm sóng thần lần này thì rất khó cho nước Nhật ra khỏi sự trì trệ của "thập kỷ mất mát" và cuộc khủng hoảng kinh tế 2008. Mặc dù ngày đó còn xa, nhưng sau này các nhà đầu tư cũng nên lưu ý đầu tư vào đồng Yên khi có cơ hội tốt vì địa hình của nước Nhật vẫn có những nét độc đáo riêng nên khi khó khăn nước Nhật sẽ xuất hiện nhân tài để phục hồi.