Phong thuỷ Thăng Long và bản quy hoạch Hà Nội 2030 - tầm nhìn 2050 (P2)
- 13:57 - Thứ 5, 03/12/2015
-
..việc chế ngự những “cơn sốt” trên các lĩnh vực kinh tế của Chính Phủ là hoàn toàn khả thi. Chỉ có điều vì địa hình Việt Nam hơi “âm tính” nên những giải pháp đưa ra thường bao gồm cả chính thống lẫn phi chính thống. Nhưng tại sao gần đây báo chí vẫn đưa tin xuất hiện “cơn sốt” đất ở những khu vực quy hoạch mà có nguy cơ tạo ra “bong bóng” bất động sản gây nguy hại cho nền kinh tế. Phải chăng Chính phủ đang làm ngơ để cho một vài nhóm lợi ích trục lợi? Những câu hỏi cần được đặt ra là: Ai đang làm chủ truyền thông? Ai đang nắm giữ các công cụ kiểm soát nền kinh tế? Nguyên nhân sốt đất do đâu? Liệu đất đai có thật sự “sốt cao” như báo chí đưa tin hay không? Bong bóng BĐS đã sắp gây nguy hiểm cho nền kinh tế hay vẫn trong tầm kiểm soát? Vấn đề gì cũng có hai mặt, vậy trong trường hợp xấu nhất nếu thực sự “cơn sốt” hiện nay sẽ khiến BĐS sụp đổ thì lợi ích là gì, ai sẽ được lợi và thiệt hại là gì, ai sẽ bị thiệt hại? Có thể có vài nhà đầu cơ BĐS may mắn và điều đó là không thể loại trừ hết được khi triển khai một chiến lược lớn. Hoặc có một vài vấn đề tiêu cực cũng có thể xảy ra giống như “cơn sốt” BĐS xuất hiện vào một thời điểm khác, nhưng tôi cho rằng những “cơn sốt” BĐS như truyền thông đưa tin hiện nay không phải nhằm mục đích để “nhóm lợi ích” trục lợi mà thể hiện một chiến lược có thể nói là xưa nay chưa từng có của các chính thể Thăng Long. Chiến lược lấy chỗ thừa bù vào chỗ thiếu, lấy chỗ nhiều san vào chỗ ít để củng cố nền kinh tế và an định xã hội. Và là một mũi tên trúng nhiều đích.
Khi khủng hoảng xẩy ra, nền kinh tế bị suy thoái, hầu hết các thành phần trong xã hội đều gặp khó khăn bắt buộc Chính Phủ phải đưa tiền từ ngân sách ra để nâng đỡ, tuy nhiên ngân sách là có giới hạn mà khó khăn thì rộng khắp nên ngân sách nhà nước không thể hỗ trợ hết được. Vì vậy cần phải có chiến lược để huy động được sức mạnh tài chính trong dân để mọi thứ tự cân bằng. Mọi vấn đề đều có hai mặt, quan trọng là sự lựa chọn những giá trị lớn và nhỏ trong từng thời điểm. Nhưng tôi tin rằng Chính phủ sẽ làm tốt chức năng của mình và mọi người đều được lợi. Có những điều tốt đẹp dành cho người dân nghèo không bao giờ được thực hiện ở những “Thiên đường” như nước Mỹ nhưng đang và sẽ diễn ra ở Việt Nam và đó là sự khác biệt khiến cho những chính thể ở Thăng Long bền vững.
Gần hai năm trước khi tôi đưa ra những phân tích ở trên không ít người cho rằng đó là sự "lạc quan tếu" nhưng giờ khi Chính phủ đã lộ rõ "bộ mặt thật" thì không thể không tin, nhưng giờ mới tin thì đã quá muộn.
------------------------------------------------------------------------------------
Bộ trưởng xây dựng: 'Sẽ không cứu nếu địa ốc chưa hướng vào người dân'
Thứ Hai, 30/01/2012 - 14:34
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho hay, với thu nhập hiện nay, người dân không thể ứng phó với giá địa ốc. Do đó, nếu lợi ích của người dân chưa được đảm bảo, Nhà nước sẽ không cứu bất động sản.
- Thị trường bất động sản năm qua rơi vào trạng thái nóng lạnh bất thường. Sau giai đoạn đầu năm, địa ốc ảm đạm ở hầu hết các phân khúc. Với tư cách cơ quan đầu ngành, ông nghĩ gì về điều này?
- Đúng là năm vừa rồi thị trường bất động sản có những thời điểm phát triển rất nóng, nhưng đó là ảo, không thực. Thị trường phát triển không đúng với khả năng thanh toán của nền kinh tế. Một nền kinh tế có thu nhập bình quân đầu người 1.000 đôla thì không thể nào có thể ứng phó với giá bất động sản cao như nước có thu nhập bình quân mấy chục nghìn đôla được. Nhìn chung, thị trường bất động sản trầm lắng, thiếu lành mạnh. Đấy cũng là lúc nhìn lại một thị trường non trẻ để thấy rõ chúng ta còn thiếu kinh nghiệm, trong quản lý, đầu tư cũng như phát triển.
Tôi cho rằng, mấu chốt vấn đề là cần giải quyết tận gốc, tức là doanh nghiệp bất động sản phải cơ cấu lại. Trước đây, làm ra những sản phẩm phục vụ người có khả năng về kinh tế cao thì nay họ phải cơ cấu lại những sản phẩm có quy mô vừa và nhỏ để phù hợp với đa số đối tượng. Đầu tư phải phù hợp với nhu cầu xã hội chứ không phải tự phát, phong trào như thời gian qua. Năm 2012, yêu cầu của Chính phủ là các địa phương phải đưa các chỉ tiêu nhà ở xã hội như một pháp lệnh, nhiệm vụ chính trị.
- Ông từng nói, dù không có tiền để cho người dân, nhưng Bộ sẽ đẩy mạnh phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà xã hội. Kể từ thời gian nhậm chức đến nay, ông đã thực hiện lời hứa đó như thế nào?
- Trong năm 2011 vừa qua, Bộ cùng với các cơ quan của Chính phủ trong ban chỉ đạo chính sách phát triển nhà ở đã đề xuất và được Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030. Đây là lần đầu tiên chúng ta có chiến lược phát triển nhà ở kể từ khi đất nước dành được độc lập. Chiến lược đã khẳng định rõ quan điểm phát triển nhà ở là điều kiện để phát triển con người và xác định rõ hai loại nhà ở cần được xây dựng, quan tâm và phát triển.
Đó là một loại nhà ở thị trường hàng hóa, phát triển chủ yếu theo cơ chế thị trường, do thị trường điều tiết để đáp ứng nhu cầu những người có khả năng thanh toán theo kinh tế thị trường. Loại thứ hai là nhà xã hội, phi hàng hóa, rất cần sự can thiệp, hỗ trợ của Nhà nước để đáp ứng cho nhu cầu những người gặp khó khăn về nhà ở, không có khả năng thanh toán theo giá thị trường. Năm nay, chiến lược nhà ở cũng xác định rõ 8 nhóm đối tượng khó khăn về nhà ở như người nghèo ở nông thôn và thành thị, người có công với Nhà nước, sỹ quan, sinh viên…
- Vậy với chiến lược này, khi nào người dân sẽ có nhà để ở?
- Tôi phải nói thế này, phát triển nhà ở là chiến lược dài hạn, không thể trong một sớm, một chiều. Bởi đơn cử xây một ngôi nhà ít nhất cũng mất thời gian vài tháng hay vài năm. Tôi cho rằng, chỉ trong vòng một năm, chạm vào một cái gì đó ngay thì rất khó. Nhưng tôi tin rằng, tương lai thì người dân có quyền hy vọng vào sự phát triển nhà ở xã hội mà chiến lược đã đề ra.
Nhà đầu tư kinh doanh bất động sản ngoài việc phát triển nhà ở thương mại phải chú trọng cả nhà ở xã hội. Có thể bắt buộc nhưng ko dùng mệnh lệnh hành chính mà dựa trên cơ sở quan hệ kinh tế. Tức là nếu anh muốn làm nhà ở thương mại thì phải xây nhà ở xã hội làm sao để đảm bảo doanh nghiệp vẫn có lãi mà vẫn có trách nhiệm với Nhà nước.
- Địa ốc giảm giá là cơ hội cho những người có nhu cầu thực mua nhà, nhưng cũng khiến doanh nghiệp có nguy cơ gặp khó. Vậy Bộ Xây dựng sẽ giải quyết mâu thuẫn này thế nào?
- Chúng ta đang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra là phải phát triển đồng bộ tất cả, trong đó có bất động sản. Thị trường nào cũng phải phát triển lành mạnh, vì có như vậy, nền kinh tế mới ổn định. Trong thời gian qua, địa ốc phát triển có thời kỳ tốt, nhưng năm 2011 thì khó khăn, trầm lắng và thiếu lành mạnh, do đó cần có những giải pháp khắc phục.
Nói đến thị trường bất động sản phải đề cấp đến người mua, kẻ bán và sự quản lý của Nhà nước. Rõ ràng thị trường chỉ có thể phát triển lành mạnh khi được người tiêu dùng chấp nhận và như vậy, người sản xuất cũng như thị trường bất động sản phải hướng vào người dân, hướng vào người tiêu dùng, lấy người tiêu dùng làm trung tâm để phục vụ. Chúng ta phải giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân, đảm bảo hài hòa giữa các lợi ích. Đặc biệt phải quan tâm tới lợi ích của ngươi dân. Nếu lợi ích của người dân chưa được tôn trọng, đảm bảo, nhất quyết chúng ta không chấp nhận cứu hoặc khắc phục những cái yếu kém, bất cập của bất động sản.
- Năm 2011 là năm thị trường địa ốc gặp không ít song gió, bước sang năm mới, Bộ trưởng đánh giá thế nào về triển vọng bất động sản trong năm Nhâm Thìn?
- Năm 2012, mặc dù chúng ta đã kế thừa được những thành tựu của quá khứ, đặc biệt là những khó khăn của năm 2011. Nhưng năm 2012, vẫn còn nhiều khó khăn do tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như khó khăn do nội tại nền kinh tế nên Chính phủ vẫn đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trương hợp lý. Từ đó giải quyết các vấn đề an sinh xã hội và tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ cũng như cắt giảm đầu tư công để tái cấu trúc nền kinh tế tạo mô hình mới đầu tư theo chiều sâu, thay vì theo chiều rộng.
Như vậy thì nguồn vốn để đầu tư cho thị trường nhà ở và bất động sản chắc chắn sẽ không tăng nhiều so với năm khác. Với tình hình lãi suất còn cao như hiện nay cùng với những khó khăn của nền kinh tế thì bất động sản còn nhiều khó khăn.
- Bộ trưởng có thông điệp gì gửi tới người dân đầu năm mới?
- Tôi mong muốn nhiều nhất là năm 2012 và các năm tới phát triển mạnh nhà ở xã hội. Dù còn nhiều khó khăn nhưng phát triển nhà ở cần được đẩy mạnh. Bộ và những người làm xây dựng rất mong muốn chiến lược phát triển nhà ở sẽ được sự vào cuộc của chính quyền, doanhh nghiệp, người dân. Việc phát triển nhà ở đã khó, nay phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người nghèo còn khó hơn. Bộ Xây dựng sẽ làm hết sức mình, hết trách nhiệm được giao, xây dựng các chính sách để nhà ở xã hội được phát triển ngày càng nhiều hơn và đáp ứng tốt hơn những mong muốn của những người đang gặp khó khăn về nhà ở.