Theo như lịch sử để lại thì các đời vua chúa xưa nay đều rất sợ nhật thực, vì nhật thực thường kèm sau đó là những hiện tượng bất thường của thời tiết, sự hỗn loạn của xã hội và sự thay đổi của các triều đình. Tuy nhiên lịch sử chỉ là lịch sử, hiểu rõ bản chất sự vận động của tự nhiên thì sẽ không cần quá lo lắng như vậy. Theo sự tiến hóa của xã hội, càng ngày con người càng ứng xử tốt hơn với sự thay đổi của thiên nhiên.
Vào sáng ngày 21/5/2012 theo giờ Việt Nam, cư dân một số vùng người dân châu Á và Bắc Mỹ sẽ được ngắm hiện tượng nhật thực hình khuyên. Vùng quan sát được nhật thực hình khuyên sẽ nằm trong một dải hẹp khoảng 300km kéo dài từ Quảng Đông(Trung Quốc) sát với biên giới Việt Nam, qua Hồng Kông, bắc Đài Loan, qua vùng phía Nam nước Nhật, Thái Bình Dương và kết thúc ở khu vực Tây Nam nước Mỹ.Việt Nam tuy không nằm trong vùng quan sát được nhật thực hình khuyên, nhưng người dân của nước ta có thể quan sát được hiện tượng nhật thực một phầnkhoảng 1 tiếng ngay sau khi Mặt Trời mọc.Hãy cùng đón bình minh.Tất cả các tỉnh thành tại Việt Nam đều có thể quan sát được nhật thực một phần lần này, tuy nhiên chúng ta chỉ quan sát được vài chục phút ngay sau mặt trời mọc vào pha cuối của nhật thực khi Mặt Trăng đang rời xa Mặt trời. Khu vực quan sát được nhật thực lý tưởng nhất là các tính vùng đông bắc nước ta như Quảng Ninh, Hải Phòng do gần với dải quan sát được nhật thực hình khuyên nên sẽ quan sát được nhật thực có độ che nhiều nhất. Các tỉnh càng về phía đông lãnh thổ đặc biệt là các vùng hải đảo sẽ có thời gian quan sát được nhật thực dài hơn vì mặt trời sẽ mọc sớm hơn.Cụ thể thời gian quan sát được nhật thực tại một số địa phương ở Việt Nam như trong bảng dưới đâyĐiều lưu ý đặc biệt là tại hầu hết các địa phương nhật thực có độ che phủ nhiều nhất ngay khi Mặt Trời vừa ló dạng, vì thế thời điểm bắt đầu quan sát tốt nhất là trước bình mình.Ví dụ: + Tại Hà Nội, Mặt trời sẽ bị che 79.5% ngay khi Mặt trời mọc vào 5 giờ 13 phút và kết thúc nhật thực vào 6 giờ13 phút + Tại Đà Nẵng, độ bị che của Mặt Trời là 67.3% vào lúc Mặt trời mọc 5 giờ 15 phút và kết thúc vào lúc 6 giờ 07 phút.+ Tại TP.HCM, Măt trời sẽ bị che 32.5% ngay khi vừa ló dạng vào lúc 5 giờ 30 phút và kết thúc nhật thực vào lúc 6 giờ 01 phút.Rất khó nhưng đừng bỏ lỡNhật thực lần này rất khó quan sát tại đa số các địa phương ở Việt Nam vì chỉ diễn ra gần 1 tiếng sau khi Mặt Trời mọc, vào lúc Mặt trời mới ló dạng khỏi chân trời. Độ cao của Mặt trời khi kết thúc nhật thực chỉ khoảng chưa tới 10 độ so với chân trời, rất dễ bị che chắn bởi nhà cửa cây cối và các quầng mây dày, do đó nhật thực lần này rất khó quan sát ở các thành phố lớnTuy nhiên nếu biết được rằng phải cho đến tận 9/3/2016 cư dân Việt Nam mới lại có thể quan sát được nhật thực thì chúng ta mới cảm nhận được sự quí giá khi chiêm ngưỡng được nhật thực lần này.Hãy chọn những địa điểm có hướng đông trống trải, rời xa các thành phố nếu có thể và còn gì tuyệt vời hơn nữa khi chính mắt bạn thấy được một mặt trời khuyết đỏ ối đang ló dạng khỏi chân trời đông.Các cách quan sát nhật thực an toàn.Nhật thực lần này diễn ra khi rạng sáng vào lúc mặt trời có độ sáng không gay gắt, nhiều người sẽ cho là chúng ta có thể quan sát mặt trời bằng kính râm, thậm chí bằng mắt thường vào lúc đó. Một số người có thể sẽ dùng phim phim X-quang, băng video, kính hơ khói, giấy gói quà v.v…để quan sát.Nhưng chúng tôi xin đưa ra một số khuyến cáo mà chúng tôi đã tham khảo từ các tổ chức thiên văn nước ngoài, đặc biệt là từ tổ chức AWB (Những nhà thiên văn không biên giới) mà HAAC chúng tôi là một thành viên.1- Phương pháp quan sát trực tiếpKhông sử dụng các phim lọc sáng không dùng cho mục đích thiên văn như phim X-quang, băng video, kính hơ khói, giấy gói quà v.v…để quan sát, các loại này có thể lọc được ánh sáng nhưng có thể sẽ không lọc được những tia hồng ngoại và tử ngoại sẽ làm tổn thương mắt của bạn (theo tài liệu của NASA). Tuyệt đối không quan sát qua kính thiên văn, ống nhòm nếu không được gắn phim lọc mặt trời chuyên dụng.Tuyệt đối không được sử dụng các loại kính râm để quan sát nhật thực.An toàn khi sử dụng: kính của thợ hàn loại số 14 trở lên (có bán tại các tiệm cơ khí lớn giá khoảng 15 ngàn), kính chuyên dùng cho mục đích thiên văn quan sát Mặt Trời. Đĩa mềm máy tính không bị trầy xước gấp 2 hoặc 3 lớp có thể sử dụng tương đối an toàn nhưng cho chất lượng ảnh không tốt.Các kính thiên văn và ống nhòm khi được bịt phim lọc mặt trời chuyên dụng ở đầu ống kính có thể sử dụng để quan sát Nhật Thực.2- Phương pháp quan sát gián tiếp:+ Phương pháp dùng chậu nước pha mực:Sử dụng chậu nước pha mực đen và quan sát ảnh mặt trời trong chậu nước, có thể sử dụng một tấm kính để tăng độ phản xạ. Mực pha phải đảm bảo độ đen để quan sát không bị chói.+ Phương pháp quan sát qua màn chắn:Tạo một lỗ thủng nhỏ khoảng 1mm trên một tấm bìa cứng hoặc một miếng thiếc, cho ánh nắng xuyên qua và quan sát ảnh của Mặt Trời xuyên qua lỗ thủng lên 1 tấm giấy trắng đặt ở dưới. Có thể phát triển thành hộp quan sát nhật thực để quan sát được tốt hơn như hình vẽ Phương pháp quan sát qua màn chắn cũng có thể ứng dụng được cho các kính thiên văn và ống nhòm. Hướng ống kính về phía Mặt Trời và hứng ảnh lên một tấm giấy trắng. Theo Nguyễn Tuấn - HAAC
Tham khảo NASA, Space, Eclipse-glasses
----------------------------------------------------------------------------
Xét về mặt hình ảnh, Nhật thực thì đẹp, tuy nhiên xét về sự ảnh hưởng thì Nhật thực sẽ làm thay đổi nhiều giá trị, nhiều kế hoạch, sự lỡ dở là không tránh khỏi, chưa có gì đáng để lạc quan vào sự tươi sáng, vì vậy hãy "chọn mặt gửi vàng" giữ tiền cho cẩn thận ở những địa chỉ thật sự đáng tin cậy. Lên kế hoạch để đối phó với những thay đổi bất lợi về thanh khoản, về sự ổn định.