Dự báo ngày: 31/12/2009 - Nhiều ngân hàng, công ty chứng khoán, bất động sản sẽ phải phá sản, sáp nhập. Nhiều công trình dự án sẽ bị thu hồi, dang dở, chậm trễ không hẹn ngày hoàn thành, thậm chí có cả những công trình mang tính biểu tương của quốc gia cũng phải thay đổi về kiến trúc và chậm trễ về tiến độ. Một số đồng tiền trên thế giới sẽ có nhiều biến động lớn. Sẽ ngày càng nhiều các quốc gia trên thế giới sẽ phải đối mặt với lạm phát gia tăng, BĐS mất giá, và phải mất ít nhất 20 năm nữa những quốc gia như Dubai hoặc những cơn sốt BĐS như năm 2009 mới có thể quay trở lại. Trong thời gian đó thế giới sẽ phải đối mặt với khô hạn, sự thiếu hụt nguồn nước,lương thực, nhiều loại hàng hoá khan hiếm...Dự báo ngày 10/7/2010: Không những đà phát triển kinh tế giảm mạnh mà một số nước còn phải đối mặt với bạo loạn, bệnh dịch, và những cuộc chiến vì nguồn nước. May mắn thay là Việt Nam có nguồn lúa gạo dồi dào, nên mặc dù thời gian tới tuy cũng bị ảnh hưởng bởi xu thế chung nhưng đại bộ phận người dân không đến nỗi cùng cực. ---------------------------------------------------------------------------------
Nguyên nhân là do các nước đang phát triển sẽ phải tranh giành nguồn tài nguyên trên để đáp ứng những nhu cầu của dân số bùng nổ, sản xuất lương thực, công nghiệp tăng mạnh… trong khi toàn cầu vẫn đang phải đối phó với ảnh hưởng xấu từ biến đổi khí hậu. Thống kê cho thấy, kể từ năm 1900 tới nay, nhu cầu nước đã tăng hơn 6 lần, và trong những thập niên tới, 95% các đô thị gặp vấn đề rắc rối vì nước.
Báo cáo cũng cho biết, nguy cơ chiến tranh phát sinh từ nguồn nước trong 10 năm tới là khá nhỏ. Tuy nhiên, sau năm 2022, việc sử dụng nước làm vũ khí chiến tranh hoặc công cụ của chủ nghĩa khủng bố sẽ trở nên quen thuộc hơn (cao hơn 40% so với hiện nay) đặc biệt là ở Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi, những nơi đang trong tình trạng thiếu nước trầm trọng.
Báo chí cũng thông tin rằng, ở những khu vực trên, nước đôi khi còn đắt hơn cả đồ uống có gas. Tình trạng sa mạc hóa, nguồn nước ngầm giảm mạnh, các con sông bị ô nhiễm nặng… khiến nước đang là vấn đề sống còn trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân hàng ngày.
Thực tế, các nguồn cung nước ngọt hiện nay trên thế giới sẽ không thể thỏa mãn nhu cầu của toàn cầu vào năm 2040, điều này dẫn tới hệ lụy: làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế và đe dọa các thị trường lương thực thế giới. Bên cạnh đó, thiên tai, sự khan hiếm và đi xuống của chất lượng nước, kết hợp với đói nghèo, căng thẳng xã hội, lãnh đạo và chính phủ yếu kém trong quản lý sẽ góp phần làm tăng sự bất ổn, dẫn đến những căng thẳng về chính trị và sự sụp đổ của nhiều quốc gia. Báo cáo cũng lưu ý rằng, nhiều quốc gia trong quá khứ đã cố gắng giải quyết các vấn đề về nước thông qua đàm phán. Tuy nhiên, trong tương lai mọi thứ sẽ thay đổi khi tình trạng thiếu nước trở nên nghiêm trọng hơn.
Trước đó, Liên Hiệp Quốc (LHQ) và các tổ chức môi trường toàn cầu cũng đã không ít lần lên tiếng báo động về những nguy cơ của tình trạng khan hiếm nước đối với thế giới. Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) mới đây cho biết, khoảng 1,6 tỉ người đang sống ở những vùng khan hiếm nước nhưng con số này sẽ nhanh chóng lên tới 2 tỉ người nếu thế giới tiếp tục cách thức sử dụng nước như hiện nay. Hiện tại, có khoảng 80 quốc gia bị thiếu nước đã ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế và tình trạng sức khỏe của người dân. Ấn Độ hiện là quốc gia thiếu nước trầm trọng nhất thế giới.
|
Ấn Độ thiếu nước nhất thế giới. |
Nhân Ngày Nước thế giới, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon nhấn mạnh, nếu nhân loại không cải thiện được hiệu quả việc sử dụng nước, thế giới sẽ thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến chống đói nghèo. Với gần 1 tỉ người trên thế giới đang bị đói và 800 triệu người chưa được tiếp cận nguồn nước an toàn, quốc tế cần phải hành động mạnh mẽ để giải quyết vấn đề được xem là một trong các nền tảng ổn định ở các địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu này.
Bản báo cáo cũng nhấn mạnh, những quốc gia ở thượng nguồn các sông lớn, chiếm ưu thế so với các nước phía hạ lưu, sẽ hạn chế nguồn nước vì những lý do chính trị và để phục vụ nhu cầu trong nước. Ngân hàng Thế giới mới đây cho hay, rất nhiều quốc gia phải phụ thuộc vào nguồn nước từ các dòng sông chung: Botswana, Bulgaria, Campuchia, CHDC Congo, Gambia, Sudan và Syria. Những dòng sông lớn cung cấp 75% nước sạch cho các quốc gia trên. Rõ là, khi xảy ra những xung đột gây cấm vận về nước là rất nguy hiểm. Thực tế, các nước như Iraq, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ từng lên tiếng đe dọa nhau về việc sử dụng nguồn nước sạch ở một con sông chảy qua 3 nước.
Trong khi đó, những kẻ khủng bố và các quốc gia hiếu chiến đe dọa những cơ sở hạ tầng liên quan đến nước như các đập, hồ chứa sẽ là mục tiêu chính. Điều đó gây ra nỗi sợ hãi về lũ lụt và cạn kiệt nguồn nước, làm náo động người dân và khiến chính phủ các nước phải thực thi các biện pháp tốn kém để bảo vệ cơ sở hạ tầng nguồn nước.
Bản báo cáo trên được đưa ra dựa trên Đánh giá Tình báo Quốc gia về An ninh nước sạch của Mỹ, theo yêu cầu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và được hoàn thành từ cuối mùa thu năm ngoái. Bà Hillary cho rằng, những mối đe dọa trên thực sự có khả năng xảy ra và nhấn mạnh, quan hệ đối tác về nước của Mỹ trong tương lai sẽ tập trung vào mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm quản lý nước của nước này với phần còn lại của thế giới. Ngoài ra, Ngoại trưởng Hillary cũng nhấn mạnh, việc tiếp cận các nguồn nước ngọt có ý nghĩa sống còn đối với từng cá nhân, từng quốc gia và từng nền kinh tế, vì vậy cộng đồng thế giới phải chung sức hợp tác khai thác hiệu quả và bảo vệ nguồn tài sản vô giá này. Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước được xem là giải pháp quan trọng nhất để tháo "ngòi nổ" của "quả bom nước".
Trong khi đó, LHQ kêu gọi thế giới hàng năm dành 198 tỉ USD, tương đương 0,16% GDP toàn cầu để giảm tình trạng khan hiếm nước và giảm 50% số người trên thế giới không được tiếp cận bền vững các nguồn nước sạch
Kim Hưng (tổng hợp)
------------------------------------------------------
Có lẽ là không cần quá lâu để chờ đợi sự căng thẳng nguồn nước sạch dẫn đến xung đột như trong các báo cáo của các chuyên gia mà chỉ 10 năm tới là sẽ thấy rõ.