Cơn khát của người Trung Quốc
- 10:03 - Thứ 6, 04/12/2015
-
Các nhà bình luận quốc tế từ lâu đã nhận định rằng trong thời đại mới, các cuộc xung đột nguồn nước sẽ thay thế cho xung đột về dầu mỏ. Nhận định này đã được minh chứng bằng nhiều cuộc xung đột diễn ra ở các khu vực trên thế giới, trong bối cảnh nguồn nước ngày càng khan hiếm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Dự báo ngày: 31/12/2009 - Nhiều ngân hàng, công ty chứng khoán, bất động sản sẽ phải phá sản, sáp nhập. Nhiều công trình dự án sẽ bị thu hồi, dang dở, chậm trễ không hẹn ngày hoàn thành, thậm chí có cả những công trình mang tính biểu tương của quốc gia cũng phải thay đổi về kiến trúc và chậm trễ về tiến độ. Một số đồng tiền trên thế giới sẽ có nhiều biến động lớn.
Sẽ ngày càng nhiều các quốc gia trên thế giới sẽ phải đối mặt với lạm phát gia tăng, BĐS mất giá, và phải mất ít nhất 20 năm nữa những quốc gia như Dubai hoặc những cơn sốt BĐS như năm 2009 mới có thể quay trở lại. Trong thời gian đó thế giới sẽ phải đối mặt với khô hạn, sự thiếu hụt nguồn nước, lương thực, nhiều loại hàng hoá khan hiếm...
Dự báo ngày 10/7/2010: Không những đà phát triển kinh tế giảm mạnh mà một số nước còn phải đối mặt với bạo loạn, bệnh dịch, và những cuộc chiến vì nguồn nước. May mắn thay là Việt Nam có nguồn lúa gạo dồi dào, nên mặc dù thời gian tới tuy cũng bị ảnh hưởng bởi xu thế chung nhưng đại bộ phận người dân không đến nỗi cùng cực.
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Nguồn nước ngày càng khan hiếm
Trước sự gia tăng nhanh chóng của dân số thế giới, nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, trong khi nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm lại đang suy giảm. Trong khi đó, biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu càng làm tình trạng này thêm nghiêm trọng.
Trong một báo cáo của Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển, hiện 1/8 dân số thế giới (khoảng 1 tỉ người) hiện không có nước sạch để uống và 1/5 dân số thế giới không có đủ nước sạch dùng trong sinh hoạt. Nhiều báo cáo của Cục Tình báo quốc gia Mỹ cũng cho thấy tình trạng nước sạch ở các khu vực khác nhau của thế giới. Theo đó, khả năng thế giới xảy ra cuộc chiến quy mô vì tranh chấp nguồn nước còn thấp, nhưng trong tương lai, vấn đề thiếu nước sẽ làm tăng nguy cơ bùng nổ chiến tranh và các khu vực dễ bị tổn thương nhất là Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi.
Nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng do phát triển công nghiệp tăng, dự trữ nước ngày càng giảm, trong khi đó, BĐKH khiến một số vùng bị lũ lụt tàn phá và một số vùng lại bị hạn hán nặng nề. Quá trình tan chảy các sông băng đang tăng lên, đặc biệt ở cao nguyên Tây Tạng, ở Hymalaya và dãy Pamir. Điều đó đã giúp phần nào giải quyết một số vấn đề như tiếp nước nhưng cũng đã gây ra rất nhiều vấn đề mới. Trận lũ lụt khủng khiếp mùa thu năm 2010 tại Pakistan là hậu quả trực tiếp của hiện tượng tan chảy các sông băng.
Nguy cơ xung đột nguồn nước
Thiếu nước sạch không chỉ là vấn đề sinh thái mà còn là vấn đề chính trị. Trên thực tế, chiến tranh vì nguồn nước đã và đang diễn ra bởi vì nguyên nhân của nhiều tranh chấp chưa được giải quyết chính là vấn đề sử dụng nước: Ví dụ như cuộc xung đột Trung Đông: Israel không trả lại cho Syria cao nguyên Golan và không muốn công nhận sự độc lập của Palestin vì hầu hết các dòng suối cung cấp nước ngọt cho Israel bắt nguồn ở vùng đất đó”. Ai Cập, Sudan và Ethiopia cũng đang phải đối mặt với các cuộc "xung đột tiềm tàng” do tranh chấp trong việc kiểm soát nguồn nước sông Nile. Tại "châu lục đen” này, các chuyên gia không loại trừ khả năng sẽ xảy ra những cuộc "nổi loạn vì khát”, giống như cuộc "nổi loạn vì đói” trước đây.
Có lẽ, cuộc xung đột Ấn Đô - Pakistan xung quanh khu vực Kashmir là căng thẳng và dai dẳng nhất. Hầu hết các con sông chảy vào đường thủy chính của Pakistan đều bắt nguồn từ Kashmir (Ấn Độ). Lẽ ra, hai nước đã có thể giải quyết vấn đề dựa trên thỏa thuận năm 1960 về việc phân chia đường thủy, nhưng vấn đề ngày càng trở nên trầm trọng hơn vì Ấn Độ có kế hoạch xây dựng trạm thủy điện ở thượng nguồn sông Chenab. Trong khi đó, khối lượng nước ngọt ở Pakistan đã xuống mức thấp nhất – chỉ có 1.000 m3 mỗi năm tính theo đầu người.
Thế nhưng, Ấn Độ cũng đồng thời là nạn nhân của các hoạt động liên quan đến thượng nguồn các con sông chảy qua lãnh thổ nước này. Trên hết là kế hoạch của Trung Quốc trong việc "nắn dòng” sông Brahmaputra để phục vụ nhu cầu thủy lợi ở khu tự trị Tân Cương.
Các đập trên dòng chính sông Mekong
"Cơn khát” của Trung Quốc
Hầu hết các con sông lớn ở châu Á đều bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng – vốn được coi là "tháp nước” của châu Á. Bởi vậy, trong vấn đề nguồn nước, Trung Quốc có thể áp đặt ý chí của mình cho các nước láng giềng. Cuộc xung đột nguồn nước diễn giữa Trung Quốc với các nước láng giềng và khu vực tự trị như Tây Tạng, Ấn Độ và các quốc gia nằm trên đường đi của sông Mê Kông là rõ ràng hơn cả.
Với vị thế là một nền kinh tế đồ sộ đang phát triển như vũ bão, dân số và diện tích vào hàng nhất nhì trên thế giới, Trung Quốc luôn mong muốn xử lý triệt để vấn đề về nguồn nước sạch và ô nhiễm nước. Đó là lý do vì sao Bắc Kinh luôn tìm cách kiểm soát Tây Tạng nhằm giải quyết "cơn khát” của mình. Chính vì tham vọng kiểm soát này mà xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc đã xây dựng một con đập trên sông Brahmaputra, bắt nguồn từ Tây Tạng (phía tây nam Trung Quốc). Chính phủ Ấn Độ tỏ ra vô cùng quan ngại khi một phần nguồn nước của hai con sông lớn là sông Brahmapoutre và sông Ấn bị Bắc Kinh "nắn dòng”. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước ở hạ lưu Ấn Độ. Không chỉ có vậy, các dự án xây dựng thủy điện và các con đập trên thượng lưu sông Mekong cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nước láng giềng tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Ở nước ta, hệ thống sông Hồng và sông Mekong cung cấp lượng nước lớn quá cảnh hàng năm, hầu hết bắt nguồn từ vùng núi băng hà thuộc dãy Himalaya. Gần đây, do ảnh hưởng của BĐKH, lượng băng hà dần tan khiến cho nguồn cấp nước của 2 dòng sông này sẽ bị cắt giảm. Các quốc gia ở thượng nguồn tất yếu sẽ xây dựng nhiều hồ đập trên các sông nhánh và ngay cả trên dòng chính của 2 dòng sông này.
Đến nay, Trung Quốc đã xây dựng 6 con đập trên thượng nguồn sông Hồng, trong khi đó theo kế hoạch, Bắc Kinh đã và sẽ có khoảng 45 đập nước lớn nhỏ trên thượng nguồn sông Mekong. Điều này gây ra khả năng thiếu nước cho vùng hạ lưu 2 con sông này trong tương lai. Sự can thiệp từ thượng nguồn của Trung Quốc đã gây ảnh hưởng tới khoảng 250 triệu người dân Campuchia, Việt Nam, Lào và Thái Lan sinh sống ở khu vực châu thổ sông Mekong. Vào mùa khô, thượng lưu sông Mekong chiếm khoảng 60% lưu lượng nước của con sông. Một khi nguồn nước này bị cắt, hạn hán tại hạ lưu chắc chắn xảy ra. Trong khi đó, vào mùa mưa, sự xả nước đột ngột từ các hồ chứa nước thủy điện từ thượng nguồn có thể tạo ra những trận lụt kinh hoàng ở khu vực hạ lưu.
Hiện tại, 4 con đập đã hoàn thành của Trung Quốc đã gây ra sự thay đổi lớn trong lưu lượng nước của sông Mekong và làm giảm lượng phù sa con sông này tới các nước ở khu vực hạ lưu, gây ảnh hưởng tới nước tưới tiêu, sản lượng nông nghiệp của các quốc gia khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Điều này gây ra nhiều quan ngại đối với các nước láng giềng, đặc biệt là Lào và Campuchia.
Đến nay, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đều cam kết theo Hiệp ước năm 1995 về hợp tác bền vững, bình đẳng và phát triển trên khu vực hạ lưu sông Mekong, dựa trên khuôn khổ quy tắc của Ủy ban Sông Mekong (MRC). Thế nhưng, sự hợp tác này lại bị hạn chế bởi việc Trung Quốc và Myanmar chỉ chấp thuận tham gia với tư cách nhà quan sát. Bởi vậy, Bắc Kinh chỉ cung cấp lượng thông tin hạn chế về các chương trình xây dựng đập của mình.
Cho đến nay vẫn chưa có bộ luật chung cho tất cả các nước về việc sử dụng nước. Công ước khung của Ủy ban kinh tế châu Âu về bảo vệ và sử dụng nguồn nước xuyên biên giới và các hồ quốc tế là một văn kiện chỉ mang ý nghĩa trong khu vực và chỉ quy định các điều khoản chung. Hơn nữa, công ước khung mang tính khuyến cáo, trong văn kiện này không ghi nhận cơ chế giải quyết các tranh chấp quốc tế. Bởi vậy, những tranh chấp nguồn nước chỉ có thể được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc gia hoặc trên cơ sở các hiệp định song phương và đa phương về những sông hồ cụ thể.