Việt Nam - Cơ hội và thách thức trong 20 năm tới (P2)
- 10:36 - Thứ 5, 03/12/2015
-
Không thể hình thành một trật tự thế mới "Đồng thuận Bắc Kinh" khi nước Mỹ mới chỉ suy giảm sức mạnh kinh tế chứ chưa suy giảm sức mạnh quân sự.
Thế mạnh của người Mỹ chính là lịch sử trẻ, hơn 300 năm lịch sử lập quốc chưa tạo ra được "dân tộc Mỹ" mà mới chỉ hình thành nên Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, chính vì tính dân tộc còn mở, tính cố kết của cộng đồng chưa cao nên nước Mỹ còn rất mạnh, tư duy của họ sẽ không bị hạn chế bởi ý thức dân tộc mà mang tính toàn cầu hơn.
Tính dân tộc của một cộng đồng có thể phát huy sức mạnh khi bị gây hấn, xâm lược nhưng lại hạn chế cơ hội phát triển vì có quá nhiều thứ để mất gắn liền với mảnh đất quê hương, với truyền thống lịch sử, với văn hoá, phong tục tập quán trong quá khứ. Nhưng với những con người thuộc Hợp chủng quốc Hoa kỳ khái niệm về quê hương đất nước Hoa kỳ rất mờ nhạt, họ nhập quốc tịch Hoa Kỳ vì lợi ích thì họ cũng có thể đến nước khác vì lợi ích, đâu cũng là nhà miễn có cuộc sống tốt vì vậy không nhất thiết phải sống chết với Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (HCQHK) nếu như có điều kiện đi được nơi khác nhưng cũng chính vì điều đó sẽ khiến cho tư duy của họ rộng mở hơn, đề ra được những chiến lược bao trùm hơn và sức mạnh vươn xa hơn. Chỉ có ở Mỹ mới có những tỷ phú từ thiện như Billgate hoặc Warren Buffet, còn các nước khác nếu các tỷ phú của họ có chết đi thì tài sản không để lại cho con cháu thì cũng để lại cho quốc gia, điển hình là tư duy người Châu Á, trong đó có Trung Quốc có phương thức sản xuất nông nghiệp. Có thể ví nước Mỹ như 1 quốc gia cổ phần nên họ có những thế mạnh vượt trội mà những quốc gia khác không có được. Nước Mỹ có thể suy yếu rất nhanh nếu như các nhóm lợi ích không thể đồng thuận được với nhau nhưng vẫn rất mạnh khi họ vẫn còn có thể thoả hiệp được. Thế giới này con người vẫn luôn đề cao và hướng tới các lợi ích vật chất nên trong nhiều trăm năm nữa nước Mỹ vẫn còn mạnh.
Với nước Mỹ tổng thống chỉ giống như Tổng Giám Đốc Điều Hành, trên TT là Hội Đồng Quản Trị, thành viên của hội đồng này là những nhà tài phiệt đến từ những quốc gia giàu có trên thế giới như Anh, Israel, Đức, A râp....những nhà tài phiệt này cũng là những người có thế lực tại nước sở tại nên khi họ đổ tiền đầu tư vào nước Mỹ để biến nước Mỹ thành công cụ đắc lực thì tức là quyền lợi của nước Mỹ cũng là quyền lợi của nước sở tại và ngược lại. Vì vậy khi cần nước Mỹ có thể huy động được nhiều sức mạnh từ các nước đồng minh và cũng chính là những ông chủ thực sự của nước Mỹ. Thế mạnh này các nước có lịch sử văn hoá lâu đời như Trung Quốc không bao giờ có được vì tính dân tộc đã hạn chế sự dụng nạp những yếu tố ngoại lai nên cũng hạn chế sự đa dạng về nguồn lực khi cần.
Ngoài sức mạnh về chính trị và kinh tế do sự đa dạng của các thành viên HĐQT đem lại, nước Mỹ còn có những nguồn sức mạnh rất lớn về lực lượng sản xuất được hình thành từ sự đa dạng các dân tộc trên thế giới. Theo quy luật phát triển trong mỗi giai đoạn lịch sử của các dân tộc đều xuất hiện số ít những thành phần cấp tiến có năng lực hoặc tư tưởng trí tuệ luôn muốn tìm tòi cái mới hoặc vượt qua hoặc khác biệt với lề thói của số đông cộng đồng dân tộc đó (những thành phần này khi thì được coi là tiến bộ khi thì lại bị cho là những phần tử phản động). Nhưng vì là số ít và không giống đám đông nên những thành phần này thường phải gian nan để phát triển hoặc thích nghi được với truyền thống hoặc bị "tính truyền thống" đào thải nên phần lớn trong số họ luôn có xu hướng hướng ra bên ngoài cộng đồng dân tộc mình, nơi có "tính mở hơn" không bị bó buộc bởi tính truyền thống để phát triển. Trên thế giới hiện nay, nước Mỹ vì không có truyền thống lịch sử lâu đời và sự đa dạng các nhóm lợi ích nên chưa hình thành tính dân tộc kín trong hệ thống pháp luật và những tập tính xã hội nên là nơi đáp ứng được nhu cầu này tốt nhất. Vì vậy một cách tự nhiên, nước Mỹ dần dần đã trở thành nơi tập trung đông nhất những thành phần thiểu số nhưng luôn luôn muốn tìm kiếm sự phát triển mới mẻ của các dân tộc khác. Những người này có thể không phải là những người giỏi nhất, cấp tiến nhất của các dân tộc nhưng về cơ bản họ vẫn là những người có năng lực, luôn muốn tìm kiếm sự phát triển mới vượt ra khỏi giới hạn thông thường, họ mang theo tiền bạc và những tri thức tiên tiến của dân tộc nên tập hợp họ chính là những lực lượng sản xuất có chất lượng tốt nhất thế giới. Điều này thể hiện ở sự phát triển khoa học kỹ thuật, sức mạnh kinh tế - quân sự Mỹ và số lượng những tỷ phú quốc tịch Mỹ, số lượng những nhà khoa học nổi tiếng quốc tịch Mỹ.
Trong một xã hội đa dạng về thành phần và sắc tộc một cách tuyệt đối như Mỹ thì người ta không thể đem tính truyền thống để cào bằng, trói buộc lẫn nhau mà phải ra sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Sự cạnh tranh sẽ thúc đẩy sự sáng tạo liên tục và đó là tiền đề cho sự phát triển về mọi mặt nhất là kinh tế, quân sự. Nên với hợp chủng quốc như hiện nay có thể khẳng định rằng nước Mỹ vẫn là quốc gia năng động nhất thế giới. Nên trong nhất thời kinh tế Mỹ có thể suy giảm nhưng để thay thế được vị trí của họ hiện nay Bắc Kinh sẽ phải mệt mỏi nhiều năm nữa với hy vọng mong manh. Vì để tạo ra sự đồng thuận nhất định của các quốc gia khác trên thế giới một quốc gia phải có đủ cả sức mạnh kinh tế lẫn quân sự. Kinh tế là điều kiện cần nhưng sức mạnh quân sự mới là điều kiện quyết định. Vì về bản chất các phương tiện văn minh như hiệp định, cam kết, ngoại giao, đối thoại, các tổ chức như Liên hiệp quốc cũng chỉ là phương tiện của những nước mạnh tạo ra nhằm ràng buộc các nước yếu hơn vào 1 quy chế để dễ bề chi phối nhưng nếu không duy trì được sự chi phối từ kinh tế thì khi cần thiết thì họ sẽ sẵn sàng phá bỏ những nguyên tắc do chính họ đặt ra (các quy định phục vụ cho việc bảo hộ thương mại hiện nay của Mỹ là một ví dụ) thậm chí họ sẽ quay trở lại với những biện pháp thô sơ từ thời đồ đá nhưng lại là bản chất của con người, đó là "chân lý thuộc về kẻ mạnh" - dùng sức mạnh để áp đặt. Mà sức mạnh quân sự thì hiện nay Trung Quốc còn kém xa so với Mỹ.
Vì vậy khi các giá trị lợi ích không thoả hiệp được, mâu thuẫn gia tăng, vai trò bị ảnh hưởng, chiến tranh là điều tất yếu phải xảy ra. Vì tuy các tập đoàn tư bản ở đâu thì cũng đều cùng hướng tới các giá trị lợi ích bằng cách khai thác trên số đông còn lại nên về nguyên tắc các tập đoàn tư bản của Mỹ và Trung Quốc hoàn toàn có thể thoả thuận với nhau để tiếp tục cai trị thế giới. Nhưng trên thực tế điều đó sẽ không thể xảy ra, vì nhu cầu vật chất chưa phải là nhu cầu tối cao của con người. Maslow có đưa ra 5 nhu cầu cơ bản của con người, trong đó cao nhất là nhu cầu "thể hiện cái tôi cá nhân" , nhưng tôi cho rằng đó chưa phải là nhu cầu cao nhất, cao nhất phải là nhu cầu "áp đặt cái tôi cá nhân của mình lên người khác", từ những mâu thuẫn trong gia đình nhỏ cho đến những cuộc chiến lớn của các quốc gia, nguyên nhân đơn giản chỉ là : "A nói B không nghe". A muốn áp đặt ý chí của mình lên B nhưng không được thoả mãn, và B không nghe theo hoặc cảm thấy cái tôi của mình bị xâm phạm, cần phải phản kháng => mâu thuẫn, chiến tranh.
Khi mâu thuẫn xảy ra giữa người giàu với người nghèo thì mâu thuẫn sẽ được giải quyết bằng những thoả hiệp để đôi bên cùng đạt đến những giá trị mình mong muốn, người giàu được "thoả mãn cái tôi cá nhân", người nghèo được thoả mãn lợi ích vật chất, vì mục đích khác nhau nên sau khi các bên đạt mục đích trật tự sẽ tiếp tục được duy trì, kết quả sẽ là người nghèo làm theo ý của người giàu. Nhưng khi mâu thuẫn xảy ra giữa những người đều đã vượt qua được những giới hạn về nhu cầu vật chất thì vấn đề sẽ trở nên rất nghiêm trọng vì cả 2 đều hướng một giá trị về mặt tinh thần, nên muốn đạt được giá trị đó thì đều phải phủ nhận lẫn nhau nên thường chỉ có 1 hệ quả tất yếu là chiến tranh. Thời gian trước khi người Mỹ còn chiếm ưu thế vượt trội cả về kinh tế lẫn quân sự, người Trung quốc còn nghèo thì khi có mâu thuẫn đôi bên sẽ có những thoả hiệp để Trung quốc đạt được nhưng giá trị về kinh tế còn Mỹ tiếp tục duy trì vị thế ông chủ của thế giới. Nhưng hiện nay, khi kinh tế Trung Quốc ngày càng mạnh lên, số lượng những người giàu nói chung và tầng lớp lãnh đạo ở TQ được thoả mãn tối đa về vật chất nhiều hơn, tất yếu họ sẽ có xu hướng vươn tới khẳng định những giá trị về mặt tinh thần (cái tôi cá nhân, cái tôi dân tộc), thay vì nhún nhường để làm tiền như trước thì giờ họ sẽ muốn khẳng định vị thế bản thân, khẳng định danh dự của dân tộc, giữ vai trò của nước lớn ngang hàng với Mỹ - Dungkq
(còn tiếp)