Không ai chống lại được xu thế!
- 10:44 - Thứ 6, 04/12/2015
-
Dự báo ngày 21/10/2011: Một đất nước như Trung Quốc mà trở thành bá chủ thì đúng là tai họa cho loài người vì vậy nó phải sụp đổ. Xã hội và nền kinh tế kim tiền của Trung Quốc sẽ không qua được mùa hè sang năm. Có ai tin không? Không tin cứ chờ xem.
Dự báo ngày 6/1/2012: Kinh tế và xã hội Trung Quốc bây giờ giống như hiện tượng "xanh vỏ đỏ lòng" của Vni-Index trong năm 2010, 2011. Nhưng không thể giữ mãi như vậy được, năm nay "nắng nóng" sẽ làm cho "quả dưa hấu" này bắt đầu rạn vỡ.
Dự báo ngày 21/3/2012: Các chuyên gia phân tích kinh tế của thế giới chắc sẽ không phải đợi lâu vì "trái đắng" kinh tế mang tên Trung Quốc này sẽ bắt đầu "chín" vào mùa hè năm nay.
---------------------------------------------------------------------
Trung Quốc ngày càng nhiều “tàu ma”
AN HUY
06/07/2012 07:00 (GMT+7)
Sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc đã trở thành một trong những mối lo ngại chính của thị trường toàn cầu nói chung và thị trường hàng hóa cơ bản nói riêng.
Đội tàu vận tải khổng lồ nằm dài vì “thất nghiệp” bên các cảng biển Trung Quốc là một bằng chứng sống về sự xuống dốc của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Nhiều con tàu trong số này đang phải lần hồi ra nước ngoài kiếm việc.
Theo hãng tin Reuters, ngành vận tải biển đường biển nội địa của Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng nặng nề tự sự suy giảm tăng trưởng kinh tế cũng như hoạt động thương mại đường biển nội địa ở nước này. Trước đây, khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, các con tàu này luôn bận rộn. Nhưng nay, khi nhu cầu thị trường nội địa suy giảm đối với mọi mặt hàng, các con tàu bỗng rơi vào cảnh “vật vờ như ma”.
“Ngày càng có thêm nhiều con tàu rỗng không nằm dài ở các cảng biển Trung Quốc. Môi trường làm ăn giờ thật khó”, đại diện của một công ty vận tải biển hàng đầu ở Trung Quốc nói.
Sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc đã trở thành một trong những mối lo ngại chính của thị trường toàn cầu nói chung và thị trường hàng hóa cơ bản nói riêng.
Trung Quốc là nước sản xuất than lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là nước nhập khẩu than và quặng thép lớn nhất, có lượng hàng hóa được vận tải lớn nhất. Bất kỳ sự thay đổi nào trong nhu cầu hàng hóa và vận tải của Trung Quốc cũng đều có ảnh hưởng tới thị trường toàn cầu.
Hoạt động thương mại đường biển nội địa ở Trung Quốc đã tồn tại hàng thập kỷ ở quy mô nhỏ, nhưng bắt đầu phát triển bùng nổ khi nhu cầu điện năng ở miền Nam của nước nay tăng tốc do quá trình công nghiệp hóa, đòi hỏi phải vận tải một lượng than khổng lồ từ các mỏ ở miền Bắc.
Trong thời gian 2006-2008, lượng than được vận tải bằng đường biển giữa các địa phương của Trung Quốc đã tăng 88%, lên mức 639 triệu tấn. Hãng môi giới vận tải Clarksons ước tính, khối lượng thương mại đường biển nội địa các mặt hàng than, thép, ngũ cốc và phân bón đã lên tới mức trên 1 tỷ tấn mỗi năm.
Tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm nay, theo số liệu của công ty chứng khoán Jefferies, khối lượng than vận chuyển nội địa ở Trung Quốc bằng đường biển đã giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Lượng quặng sắt và than tồn kho ở các cảng biển Trung Quốc hiện ở mức rất cao”, ông Moses Ma, một nhà phân tích thuộc công ty ICBC International ở Hồng Kông, cho biết.
Theo dự báo, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng 7% trong năm nay, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2009. Lượng nhập khẩu than vào Trung Quốc hiện đang ở mức cao kỷ lục, nhưng do nhu cầu điện năng và sắt thép suy giảm, than đang dồn ứ lại ở các cảng biển của nước này.
Giá than thế giới vì thế đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm, thúc đẩy các nhà nhập khẩu Trung Quốc đàm phán lại hợp đồng. “Có vẻ như Trung Quốc đã đạt tới giới hạn về nhập khẩu than và vận chuyển than từ miền Bắc xuống miền Nam”, một nhà cung cấp than lâu năm ở nước này nhận xét.
Ngoài việc đàm phán lại các hợp đồng nhập khẩu than, các nhà máy điện và thương nhân than ở Trung Quốc cũng rút khỏi các thỏa thuận cung cấp than trong nước, khiến các đội tàu vận tải càng trở nên ế việc.
“Do lượng than tồn kho cao, khoảng 20% lượng than trong các hợp đồng chúng tôi bán nội địa cho các nhà máy điện đã bị hoãn hoặc hủy giao hàng trong mấy tháng gần đây”, một nhà cung cấp than cho biết.
Để kiếm việc, nhiều con tàu chở hàng của Trung Quốc buộc phải ra nước ngoài, khiến tình hình của ngành vận tải biển ở những nơi tàu Trung Quốc đến vốn đã bi đát lại trở nên đáng buồn hơn. “Những con tàu Trung Quốc xuất hiện, ‘tấn công’ vào thị trường vận tải than ở Indonesia, đưa ra mức giá vận tải thấp hơn bất kỳ ai”, một nhà môi giới vận tải ở công ty RS Platou cho hay.
Sự xuất hiện của những con tàu vận tải Trung Quốc ở Indonesia, nước xuất khẩu than nhiệt lớn nhất thế giới, diễn ra vào thời điểm có lẽ là tồi tệ chưa từng có đối với đội tàu ở nước này. Hiện nay, các con tàu vận tải ở Indonesia đang phải trông chờ vào việc vận tải than để bù đắp cho sự sụt giảm của hoạt động xuất khẩu quặng nickel.
Xuất khẩu quặng nickel của Indonesia đã giảm mạnh sau khi nước này đánh thuế 20% theo chiến lượng hạn chế xuất khẩu hàng hóa thô. Nếu Indonesia tính chuyện hạn chế xuất khẩu than, thì các con tàu Trung Quốc có thể sẽ phải lang thang đi tìm nơi làm ăn mới.
Ngành vận tải biển toàn cầu đã chịu ảnh hưởng bất lợi từ khối lượng vận chuyển hàng hóa suy giảm trong mấy năm gần đây. Sự xuất hiện của các con tàu Trung Quốc có thể khiến tình hình trở nên khó khăn hơn giữa lúc đã có những vụ phá sản và bắt giữ tàu để trừ nợ trên toàn cầu.
Theo các chuyên gia, ảnh hưởng từ sự xuất hiện của những con tàu vận tải Trung Quốc ra nước ngoài kiếm việc có thể rất lớn, vì đội tàu của nước này đã trở nên hiện đại trong mấy năm gần đây nhờ sắm được tàu mới.
Tổng số tàu vận tải đường biển nội địa của Trung Quốc ước tính vào khoảng 1.500-2.000 con tàu với tải trọng từ 10.000-50.000 tấn. 2/3 số tàu này đã cũ, nhưng số 1/3 còn lại là tàu mới, lớn và tiết kiệm nhiên liệu - chính là những con tàu gây lo ngại đối với thị trường vận tải biển quốc tế vào lúc này.
“Đây là một ‘đội tàu ma’ không hề nhỏ. Họ có thể gây ảnh hưởng lớn trên thị trường vận tải toàn cầu”, một nhà vận tải biển quốc tế nhận xét VnEconomy
--------------------------------------------------------------------------
Người Trung Quốc hiện nay đang tìm mọi cách kích thích lại sự tăng trưởng để cứu vãn nền kinh tế cũng như sự xuống cấp của chính trị - xã hội, nhưng điều đó là không thể, xu thế suy giảm và đổ vỡ là tất yếu, chính quyền Trung Quốc chỉ có thể "trì hoãn" tốc độ của xu thế đó chứ không làm thay đổi nó được. Vì vậy vấn đề của Việt nam hiện nay là tập trung cải tổ các vấn đề quốc nội cho tốt còn vấn đề đối ngoại với Trung Quốc thì chỉ cần tạo thế "giằng co" và kiên nhẫn chờ đợi, hai năm nữa Trung Quốc sẽ tự tìm đường xuống "âm phủ".