Tương lai nào cho dân chủ ở Myanmar? (P2)
- 00:00 - Thứ 7, 05/12/2015
-
Một quốc gia dân trí chưa cao, lãnh đạo của chính phủ không có kinh nghiệm điều hành nhưng lại có tâm thế của một kẻ độc tài thì liệu có nên hy vọng vào một Myanmar dân chủ và phát triển?
“Tôi sẽ đưa ra mọi quyết định bởi tôi là lãnh đạo của đảng. Chúng tôi sẽ chọn ra một tổng thống, nhưng đó chỉ là để đáp ứng yêu cầu của hiến pháp thôi. Chính phủ sẽ được thành lập với đầy đủ các cơ quan chức năng; Tổng thống sẽ làm theo các mệnh lệnh của chúng tôi”. - bà Aung San Suu Kyi đã trả lời như vậy trong cuộc phỏng vấn thực hiện với kênh Channel News Asia ngày 13/10/2015 -
Đây chính là minh chứng cho nguyên lý "Chính trị là lừa dối" và "Tất cả các cuộc cách mạng đều thất bại bởi vì chúng đều quay trở về điểm xuất phát. Mục đích của các cuộc cách mạng là tìm cách loại bỏ một hệ thống cai trị đương thời để sắp đặt sự công bằng nhưng cuối cùng kết quả là lại quay trở về điểm xuất phát khi sản sinh ra một hệ thống cai trị mới". Bà Suu Kyi vừa giương cao ngọn cờ dân chủ làm cuộc cách mạng giành chiến thắng trước chế độ chuyên chính của ông Thein Sein nhưng bản năng độc tài bị đè nén bao nhiêu năm qua của bà Suu Kyi đã ngay lập tức trỗi dậy quá nhanh do không thể kiềm chế. Một người độc tài không có kinh nghiệm, không có sự khôn ngoan của một chính trị gia thì liệu có thể điều hành tốt một đất nước?. Bà ấy không thể ngồi vào ghế Tổng thống Myanmar nhưng bà ấy lại muốn chỉ đạo một tổng thống bù nhìn thì liệu ai sẽ chấp nhận trở thành bù nhìn của bà ấy? Một quốc gia dân trí chưa cao, lãnh đạo của chính phủ không có kinh nghiệm điều hành nhưng lại có tâm thế của một kẻ độc tài thì liệu có nên hy vọng vào một Myanmar dân chủ và phát triển?. Thông thường thì bao giờ thế hệ đầu của các cuộc cách mạng sẽ giữ được sự trong sáng và kiên định với mục đích của cuộc cách mạng và có thể phải mất một hai thế hệ thì mới trở nên tha hóa nhưng với bà Suu Kyi thì có lẽ sự tha hóa sẽ diễn ra ngay khi thành quả cách mạng chưa kịp định hình. Chính phủ của bà Suu Kyi nhiều khả năng sẽ trở thành một ghánh xiếc dân chủ, vừa nhếch nhác vừa rẻ tiền và người được lợi cuối cùng sẽ lại là Thein Sein sau khi người dân Myanmar có thêm những trải nghiệm với Aung San Suu Kyi. Người phụ nữ mày rậm, trán cao, nanh nhọn, mắt sâu thì "cái tôi" quá lớn, chỉ có sự cố chấp chứ làm gì có chỗ cho cái gọi là dân chủ. Dân Myanmar sẽ sớm nhận được quả đắng khi kỳ vọng vào một đất nước dân chủ thịnh vượng từ Suu Kyi. Nếu bà Suu Kyi dừng lại và trao thành quả cách mạng cho người khác thì ít ra còn giữ được chút hình ảnh đẹp.