Học thuyết dungkq Phần 6
- 11:03 - Thứ 5, 03/12/2015
-
Không phải ngẫu nhiên mà trong những giai đoạn lịch sử nhất định lại xuất hiện những nhà lãnh đạo kiệt xuất hay xuất hiện những vị giáo chủ lớn hoặc những thiên tài với những thành tựu làm thay đổi thế giới và cả những kẻ mà thiên hạ gọi là "điên".
Vượt qua không gian và thời gian.
6- THIÊN TÀI, GIÁO CHỦ, NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO LÀ NHỮNG NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?
Kể cả đối với những thiên tài, những vị anh hùng dân tộc, những đứa con ưu tú của mọi thời đại, những con người mà được coi là sự lựa chọn của lịch sử tạo ra được những công trình vĩ đại, những tư tưởng xuyên suốt thời gian hay lập nên những chiến công hiển hách thì đó không đơn giản là tài năng cá nhân mà cũng là sản phẩm kết tinh của vô vàn những mảnh vụn, những nguồn năng lượng của niềm tin, của ý tưởng, của tri thức nhân loại, của dân tộc đã hình thành tích luỹ từ trước đó rất lâu và tiếp tục được các “năng lượng của ý thức” lưu truyền tích luỹ cho đến khi hội đủ điều kiện để làm nảy sinh những đứa con ưu tú của dân tộc, của nhân loại. Nhờ có sự kết hợp của quá khứ và hiện tại mà tương lai có thể hình thành nhanh hơn. Sự dẫn đường của “quá khứ” sẽ giúp chúng ta tới đích nhanh hơn, cũng giống như sống trong cả biển tri thức với hàng triệu quyển sách trên thế giới nhưng vì một sự “tình cờ” hay “ngẫu nhiên” nào đó mà ta vẫn tìm được quyển sách ta cần tìm. Hầu hết những ý tưởng thiên tài đều được sáng tạo ra bởi những cá nhân đơn độc, nhưng hàng nghìn hàng vạn “ý thức” trong quá khứ kết thành phù sa và chính từ phù sa ấy những thiên tài mới nảy mầm. Cũng giống như phải có hàng nghìn hàng vạn mầm rễ ẩn sâu trong lòng đất mới cho phép sự nở hoa kết trái trên một thân cây. Có thể ví mầm rễ ẩn sâu đó chính là quá khứ của dân tộc, là linh hồn của dân tộc được hình thành trong quá trình lịch sử phát triển của dân tộc còn hoa quả là những thiên tài, những đứa con ưu tú chính là kết tinh của quá khứ và hiện tại. Giống như khi ta đi góp nhặt những mảnh vụn tri thức nằm rải rác rồi với khả năng tổng hợp để tạo thành một tác phẩm kinh điển.
Không phải ngẫu nhiên mà trong những giai đoạn lịch sử nhất định lại xuất hiện những nhà lãnh đạo kiệt xuất hay xuất hiện những vị giáo chủ lớn hoặc những thiên tài với những thành tựu làm thay đổi thế giới và cả những kẻ mà thiên hạ gọi là "điên".
Và không phải đơn giản là may mắn khi trong hàng vạn vạn con người lại chỉ có một số ít người rơi vào những trường hợp đó và họ được coi là sự lựa chọn của lịch sử, thực hiện những sứ mạng lịch sử với dân tộc với nhân loại.
Trước tiên những nhà lãnh đạo, những giáo chủ của những giáo phái dù là lớn hay nhỏ thì họ phải là những người phù hợp với mong muốn và lý tưởng của số đông. Và không phải tự nhiên họ được sinh ra hoặc rơi vào những hoàn cảnh xã hội đặc biệt hay tự nhiên gặp thời mà thành nhà lãnh đạo hay giáo chủ của một giáo phái. Họ chính là kết tinh của mong muốn, của niềm tin của rất nhiều người qua nhiều thế hệ con người trong lịch sử cũng như trong hiện tại. Những người tuy đã chết về thể xác, nhưng tinh thần (năng lượng ý thức) của họ vẫn mang theo niềm tin, mong muốn về một tương lai mới, về một con người mới có thể làm thay đổi thế giới, làm thay đổi hoàn cảnh và phù hợp với mong muốn của họ mà khi còn sống họ luôn luôn hướng tới. Hàng triệu, hàng vạn những “ý thức” đồng dạng với nhau về “tư tưởng" khi còn sống như những hạt cát tích lũy dần dần đã tạo ra những hiệu ứng năng lượng rất lớn để hình thành những bộ não có "ý thức" lãnh tụ, giáo chủ…phù hợp với mong muốn của rất nhiều những "ý thức" trong lịch sử và hiện tại và khi hoàn cảnh lịch sử thực tế của đời sống phù hợp với những mong muốn đó, đồng nghĩa với sự phù hợp với mong muốn của đông đảo những người đang sống kết hợp lại thì sẽ sản sinh ra những nhà lãnh đạo, những vị giáo chủ.
Chính vì thế tư tưởng, ý thức, trí tuệ của những nhà lãnh đạo, những giáo chủ luôn luôn phù hợp với số đông và được cả "thần" lẫn dân ủng hộ. Và chính vì là người đại diện cho tâm tư mong muốn của số đông nên tất cả những vị lãnh đạo kiệt xuất, tất cả những giáo chủ sáng lập ra các tôn giáo hay các đế chế, những thánh tông đồ của mọi tín ngưỡng, những chính khách nổi tiếng hoặc trong một tập thể nhỏ bao giờ cũng là những nhà tâm lý không tự giác, không cần nghiên cứu nhưng họ luôn có hiểu biết một cách bản năng về tâm lý của con người nói chung hay là hiểu rõ mong muốn, tâm tư của dân tộc mình, của tập thể mình nói riêng. Vì là người phù hợp với tâm lý, được mong muốn của dân tộc mình nhất, với tập thể nên họ mới dễ dàng trở thành người lãnh đạo hay một vị giáo chủ của một tôn giáo.Với những nhà lãnh đạo thiên tài thì không chỉ là người lãnh đạo; nhờ tích trữ được nhiều năng lượng nên tố độ tư duy của họ cũng nhanh hơn nhiều lần tốc độ ánh sáng nên họ có khả năng sớm nhận biết được quy luật vận động của thế giới, vì vậy ngoài khả năng lãnh đạo họ còn là những nhà tiên tri nghiệp dư nhưng lại rất chính xác, trực giác và khả năng phán đoán của họ thường rất sát với những quy luật vận động của sự việc, với những gì xảy ra trong thực tế vì vậy có thể đưa ra những quyết định chính xác dẫn tới thành công, thậm chí là cho cả tương lai dài trong nhiều năm sau khi họ đã chết.
Còn đối với những thiên tài về các lĩnh vực trong cuộc sống thì họ cũng là kết tinh của nhiều mảnh vụn tri thức được lưu giữ từ những “ý thức" trong quá khứ tích lũy lại. Những "linh hồn" này khi còn sống cũng đã có nhiều suy nghĩ, tri thức về lĩnh vực đó nhưng chưa đủ độ chín và hoàn cảnh chưa cho phép họ thành công, nhưng thể xác chết đi thì những tri thức vẫn còn được lưu giữ và tiếp tục tích lũy với những “ý thức” khác đồng dạng, theo thời gian càng ngày càng đầy đủ và đến khi hoàn cảnh chín muồi sẽ sản sinh ra những nhà khoa học vĩ đại những danh nhân của thế giới. Điều đó giải thích cho việc nhiều ý tưởng, nhiều phát minh thiên tài không chỉ hình thành từ nghiên cứu mà nảy sinh từ những giấc mơ vô thức, từ những sự việc rất ngẫu nhiên. Trong mênh mông của biển kiến thức, trong hàng vạn vạn quyển sách trên thế giới nhưng nhờ một sự dẫn dắt có định hướng của vô thức tưởng chừng như sự ngẫu nhiên may mắn mà những người nghiên cứu, những nhà bác học lỗi lạc luôn tìm được đúng quyển sách hoặc tìm được đúng tri thức mà có thể giúp họ phát minh sáng chế để trở lên vĩ đại. Những phát minh thiên tài luôn là sự nối tiếp của quá khứ kết hợp với sự phát triển của hiện tại. Đó chính là sự trùng lặp, tương đồng về tư tưởng của các thế hệ, của những con người cùng chung ý nghĩ vượt qua cả khoảng cách về thời gian lịch sử, vượt qua cả khoảng cách địa lý giống như một sự “đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu”.
Và không chỉ giải thích cho vấn đề thiên tài, mà chúng ta cũng có thể giải thích luôn cho những hiện tượng kỳ lạ về tiền kiếp, về những người có khả năng đặc biệt thông hiểu về những vấn đề họ chưa bao giờ tiếp xúc như: nói được ngoại ngữ, biết làm những phép toán phức tạp khi chưa biết đọc, có khả năng giải mã những ngôn ngữ cổ….Dưới đây là một ví dụ đăng tải trên vnexpress.net:
Bí ẩn trí nhớ về kiếp trước
Một cô bé người Anh đã làm mọi người kinh ngạc vì bắt đầu nói bằng thứ ngôn ngữ khác lạ vào một buổi sáng sau khi thức giấc. Cô không còn hiểu được tiếng Anh, không nhận ra cha mẹ và luôn tỏ ra sợ sệt...
Các chuyên gia vào cuộc và xác định, cô bé hoàn toàn khỏe mạnh và thứ ngôn ngữ lạ mà cô sử dụng chính là tiếng Tây Ban Nha chuẩn. Bằng thứ tiếng này, cô cũng khẳng định mình là người Tây Ban Nha, rằng tại thành phố Toledo, trong một ngôi nhà trên đường phố, người hàng xóm vì ghen tị đã dùng dao đâm cô.
Cảnh sát Tây Ban Nha đã kiểm tra lại câu chuyện này; tất cả đều trùng hợp. Đúng là có một cô gái 22 tuổi từng sống ở Toledo City, chính trong ngôi nhà và đường phố mà cô bé ở Anh đã nói đến. Một hôm, người ta tìm thấy cô bị giết chết. Cha mẹ cô đã già và tới nay vẫn còn than khóc vì thương nhớ con. Khi hỏi đến người hàng xóm nay cũng đã già, người này thú nhận tội ác của mình. Báo chí thế giới đăng tải câu chuyện trên khiến nhiều người kinh ngạc. Nhưng các nhà khoa học thì không ngạc nhiên vì đối với họ, hiện tượng đó không phải là mới. Vào những năm 1970, Elena Markard - cô gái Đức 20 tuổi ở Tây Berlin bị thương nặng. Khi tỉnh lại, cô bắt đầu nói tiếng Italy rất chuẩn - thứ tiếng mà trước đó một chữ cắn đôi cô cũng không hề biết. Cô khẳng định tên mình là Rozetta Liani, sinh ở Italy năm 1887 và đã... chết ở đó năm 1917. Khi được đưa tới địa chỉ "quê cũ" tại taly, Elena gặp một bà già, vốn là con gái của người phụ nữ có tên Rozetta đã quá cố. Không do dự, cô gái 20 tuổi Elena chỉ vào bà già và nói: “Đây là con gái tôi - Fransa”. Tạp chí Tiếng vọng hành tinh của Nga cũng đã có lần kể về cậu bé Titu người Ấn Độ: Cậu bỗng nhiên nói rằng tên mình là Sures Varma, chủ một cửa hiệu ở Agra City, có vợ là Uma và hai đứa con. Cha mẹ cậu hoảng sợ liền đi Agra City tìm hiểu và được biết: Đúng là có một thương gia tên Varma từng sống ở đó và đã chết vì bị bắn vào đầu. Khi gặp góa phụ và hai đứa con, Titu nhận ra cả ba người. Một điều thú vị là trên đầu Titu có dấu vết bẩm sinh đúng vào chỗ vết thương của ông Varma trước đây. Trong lịch sử từng có hàng nghìn trường hợp quay trở về cuộc sống dĩ vãng. Một lý thuyết được gọi là “trí nhớ gene” đã được đề xướng để giải thích các hiện tượng này. Theo nhà nghiên cứu Hidtoring Tan, trí nhớ gene là trí nhớ đã được di truyền từ các thế hệ trước. Ngay từ khi con người mới sinh ra, trong bộ não đã tồn tại vùng lưu giữ ký ức của mọi việc từng xảy ra từ đời bố mẹ, ông bà, cụ kỵ... Trí nhớ gene được lưu trong những phân tử protein của tế bào não. Khi có một năng lực nào đó làm khởi động các phân tử ấy thì ký ức về đời trước sẽ được phục hồi, con người bỗng nhiên nhớ lại những gì từng xảy ra với tổ tiên xa xôi, y như là đã xảy ra với chính mình. Các nhà nghiên cứu sinh linh lại cho rằng hiện tượng này là do “phách” của một người đã chết nào đó nhập vào một người sống. Phách là cái nằm bên trong thể xác, thể xác có thể chết đi nhưng phách thì không bao giờ bị tiêu tan, nó tồn tại mãi từ kiếp này sang kiếp khác theo vòng luân hồi. Nếu người đang sống mà yếu về năng lực tinh thần và thể xác thì sẽ bị phách mới nhập khống chế, điều trước tiên là kích động việc nhớ lại cuộc đời của người đã chết. Lý thuyết này được khá nhiều người ủng hộ vì trong một số trường hợp, người quay trở về kiếp trước được xác định là hoàn toàn không có quan hệ họ hàng gì với người mà họ đã hóa thân [1] |
Và không chỉ đối với những nhà khoa học mà cả đối với những người mà chúng ta cho là " những kẻ điên" với những ý tưởng điên rồ nhưng có tổ chức thì cũng không phải ngẫu nhiên mà họ có được những ý tưởng điên rồ đó trong khi cả tỷ người khác cùng sống trong môi trường đó, cùng được hưởng một nền giáo dục đó lại không có được. Phải có những sự nhận biết đặc biệt mới có thể nảy sinh ra những "ý tưởng điên rồ" đó.
Ví dụ trên thế giới đã có người tiên tri năm 2000 trái Đất sẽ bị hủy diệt nhưng năm đó trái Đất chỉ bị ảnh hưởng nhẹ bởi sự di chuyển của một thiên thạch. Tưởng chừng lời tiên tri đó là một sự "hoang tưởng" nhưng không hẳn là như thế vì lời tiên tri đó hoàn toàn là có định hướng và là một lời tiên tri có tính tự giác cao. Nó chính là một sự tương tác từ vũ trụ tới não của người đó và khiến cho người này ý thức về một tai họa khủng khiếp xảy ra với trái Đất nhưng do hiệu ứng này chưa đủ lớn và cơ chế thông tin của người này thiếu sự nhạy cảm tuyệt đối về sự kiện nên mới dẫn đến sự mơ hồ và phán đoán sai, thiếu chính xác. Nhưng trong một giới hạn nào đó thì ta có thể đánh giá được rằng lời tiên tri đó là có cơ sở chứ không hoàn toàn là hoang tưởng. Nên trong những tư tưởng "kỳ quặc" có tổ chức luôn có những điều vĩ đại ẩn sâu.
Nhân viết về vấn đề Thiên tài ở trên, tôi trích dẫn một cách nhìn khác về vấn đề Thiên tài trong cuốn "Thiên Tài Vận Mệnh" để mọi người tham khảo.
"Vận mệnh nhân tài có thể là bi kịch
Đó là câu danh ngôn của God, nhà thơ lớn của Đức
Trong cuộc sống hiện thực, con người luôn theo đuổi hạnh phúc, cầu mong bình an. Đặc biệt cuộc sống luôn sôi động, nhưng hạnh phúc đã quyết định cuộc đời của con người, sẽ là bình thương không có gì xảy ra, nếu không có công tích lớn. Cho nên nói, nhân sinh hạnh phúc nhất định là nhân sinh bình thường.
Trái lại, nhân sinh vĩ đại nhất định là nhân sinh đau khổ. Vì sự tạo dựng vĩ đại và nhân tài trước hết nhất định kinh qua thử thách nghịch cảnh, trải qua sự thăng hoa kịch tính. Đúng như Nietzsche, nhà triết học Đức đã nói” Nghịch cảnh là môi trường tốt nhất tạo dựng thiên tài”.
Mạnh Phu Tử “ vị thánh thứ hai “ của Trung Quốc đã nói “ Thiên giáng tương đại nhiệm vu tư nhân hĩ, tất tiên khổ kì tâm chí, lao kì cân cốt, ngã kì thể phu, không phạp kì thân, hành phát loạn kì sở”.
(Có nghĩa là Trời sai người xuống giúp dân, trước hết phải chịu khổ nhục, đắng cay, vất vả, đói khát, nhưng không hề gì, vẫn phải làm những việc mình làm).
Điều thiên tài cần khắc phục vượt qua khó khăn gian khổ tưởng tượng, cái họ có được là nghị lực kiên cường mà người bình thường không chịu đựng nổi. Bệnh tật của Nietzsche, sự nghèo khó của Moza, của Mac, ù tai của Bettoven, sự cô độc của Anhstanh, sự câm điếc của Helen, bệnh nhũn não của Tustoepki, vô số lần thất bại của Edison, toàn thân tê liệt của Hawking….đang liên tục dày vò, thử thách thiên tài của chúng ta. Song họ đã dựa vào lực lượng tinh thần và ý chí của những người siêu bình thường để khắc phục muôn vàn khó khăn nguy hiểm, nên đã giành được thành công.
Vì vậy, người có ý chí và nghị lực siêu thường sẽ trở thành nhân tố hang đầu của thiên tài.
Hai là, do tầm nhìn của thiên tài phải cao hơn những người bình thường, luôn đứng cao hơn, xa hơn so với người bình thường. Đứng ở vị trí cao, sẽ có thể “bị lạnh”, hoặc không có bạn bè, không có tình yêu, chỉ có một mình cô độc; nhìn được xa, có thể có ý thức vượt lên tất cả, người khác không hiểu nổi, có thể bị coi là “thằng điên”, “người kì cục” chính vì vậy mọi người thường nói “thiên tài chỉ cách thằng điên một bước”. Vì vậy, tuy họ đang có thế giới tình cảm phong phú, mạnh mẽ nhưng lại không thể tìm được danh tiếng trong nhân gian. Thế là, trong danh sách thiên tài dài dằng dặc, người độc thân chiếm số lượng tương đối. Dekar, Sbinosa, Lebouniz, Paska, Nietzsche, Kant…nhiều không kể hết.
Ba là, do thiên tài thường không hoà nhập với hiên thực, hiện thực luôn luôn đồng hoá thiên tài, kiềm chế khác loài một cách tàn khốc, làm cho họ trở thành một người dân bình thường “ sau xã hội hoá”, vì vậy, thiên tài cần có sức mạnh của cá nhân và đấu tranh chống lại xã hội to lớn, cho nên họ còn phải có dũng khí, phải dám coi thường tất cả qui phạm đạo đức và luật pháp xã hội.
Trong con mắt của Thiên tài, luật pháp chẳng qua là một tờ giấy trắng, đạo đức chẳng qua là cái cớ của kẻ bảo thủ, họ dám coi thường, thậm chí chà đạp lên tất cả sức mạnh đạo đức và luật pháp xã hội. Khí phách, lòng dũng cảm, tinh thần không sợ nguy hiểm và kiến thức của các siêu nhân, dám phá bỏ mọi dũng khí của trật tự cũ, cũng là những điều mà người bình thường không thể có được.
Đương nhiên, làm như vậy, cái giá mà họ phải bỏ ra có thể là rất lớn, có thể phải đổ máu, giam cầm, chặt đầu, thậm chí có thể bị chửi bới suốt đời. Võ Tắc Thiên giết con gái, Galiele bị giam cầm suốt đời, Bruno bị thiêu sống….không người nào không siêu việt với luật pháp xã hội và cương thường.
Còn nữa, thế giới tinh thần của thiên tài khác với mọi người cũng tạo dựng nên hành vi tính cách khác với mọi người, vì vậy thiên tài cũng có thể thường biểu hiện ra ngoài nhiều cảnh quái dị khác với người bình thường.
Điều này do sự đau khổ, mâu thuẫn trong lòng họ quyết định. Do thiên tài là quần thể không bình thường siêu nhân, họ có môi trường tinh thần mà người bình thường không sao hiểu nổi, nên nội tâm của họ luôn cô độc kiêu ngạo, không phù hợp với đông đảo, thậm chí còn miệt thị quần chúng, phản đối xã hội.
Nhưng họ đang sống trong hiện thực, sống cùng với mọi người một cách thực sự.
Xung đột cơ bản của loại hiện thực và lý niệm này là nguồn gốc tạo nên sự không hài hoà và mâu thuẫn đau khổ trong lòng họ. Do vậy ăn nói và cử chỉ của họ thường biểu hiện ra không thấu tình đạt lý và sai lầm ghê ghớm, sự tàn bạo của Lữ hậu, sự phát điên của Phàm Cao, thái độ thay đổi của Lô Thoa, quá coi trọng của cái của mình của Gedi, sự chuyên chế của Stalin…….
Cuối cùng, điều quan trọng hơn là, thiên tài được mọi người công nhận, vì họ đang có vai trò rất lớn và địa vị lịch sử đặc biệt trong tiến trình lịch sử nhân loại.
Froid đã nói : “Không có thiên tài thì không có lịch sử”. Lịch sử chính là : “do thiểu số các nhà tư tưởng thiết kế, sau đó các nhà chính trị đi thực hiện”.
Muốn nói lịch sử cổ La Mã – Hy Lạp, thì phải nói đến Sugradi, Borato, Aristot, phải nói đến Caesar, Wudave, Nietzsche…..; nói đến lịch sử tư bản chủ nghĩa, phải nói đến Pultai, Loushu, Mendes, Oasinhton, Franklin….muốn nói đến lịch sử Trung Quốc phải nói đến Khổng tử, Mạnh tử, Tần Thuỷ Hoàng, phải nói đến Khang Hữu Vi, Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình….rất khó tưởng tượng, nếu không có một loạt tên tuổi như vậy, lịch sử sẽ viết cái gì?
Chính vì vậy, sở dĩ người vĩ đại vì người vĩ đại, trước hết vẫn là sự vĩ đại và không bình thường của họ.
Đương nhiên, trong họ có chính diện cũng có phản diện. Giống như Hitle, Mutxolini, Tưởng Giới Thạch là những ví dụ phản diện, nguyên nhân lại ở chỗ họ đi ngược trào lưu lịch sử, gây tác dụng ngược trở lại trong tiến trình lịch sử.
Đương nhiên, người vĩ đại cũng tốt, thiên tài cũng tốt, suy cho cùng, họ cũng là người, không phải thần thánh gì.
Ở họ ngoài tính cách, ý chí, tình cảm, thế giới tinh thần siêu bình thường và thành tựu phi thường mà người bình thường không có, tất cả nhược điểm (bao gồm ưu điểm và khuyết điểm) mà người bình thường có thì họ cũng có. Nhưng những nhược điểm đó chính là chỗ đáng yêu của họ, cũng là chính là nơi nối liền họ với những người bình thường như chúng ta. Ví dụ, sự sợ vợ của Sugela, tình yêu trên hết của Puskin, sự sợ chết của Strauss, nhiều tật xấu của Maradona….đó là sự thể hiện đầy rẫy nhược điểm của tính cách con người.
Đặc trưng tính cách của mỗi nhân vật thiên tài rõ ràng nhưng giàu cá tính, mỗi câu chuyện của họ đều có thể làm cho chúng ta hoặc không thể lay động hoặc nao núng lòng người, hoặc quỳ gối than thở, hoặc khóc lóc thảm thiết, hoặc nén chịu trong lòng…."