TỔNG HỢP NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KINH TẾ XÃ HỘI THỜI COVID-19 (PHẦN 1)
- 18:05 - Thứ 4, 16/06/2021
-
Virut tồn tại ở khắp mọi nơi trên trái đất nó là một phần cấu thành của Trái đất, không có virut, sự sống trên Trái đất sẽ không còn tồn tại.
Virut có thể xâm nhiễm vào tất cả các dạng sinh vật, từ động vật, thực vật cho tới vi khuẩn và vi khuẩn cổ. Cho đến nay có khoảng hơn 5 nghìn loại virut đã được khoa học virut miêu tả chi tiết, mặc dù vẫn còn có tới hàng triệu (hoặc hàng tỷ) dạng virut khác nhau chưa được biết tới. Virut được tìm thấy ở hầu hết mọi hệ sinh thái trên Trái Đất và là dạng có số lượng nhiều nhất trong tất cả các thực thể sinh học. Khoa học nghiên cứu virut được biết với tên virut học (virology), một chuyên ngành phụ của vi sinh.
Nguồn gốc của virut không rõ ràng bởi chúng không tạo hóa thạch, vì vậy các kĩ thuật phân tử đã được sử dụng để so sánh RNA hay DNA của virut và là một công cụ hiệu quả để nghiên cứu xem chúng phát sinh ra sao.
Hiện nay, khoa học phương Tây đưa ra 3 giả thuyết (thuyết thoái hóa, thuyết đồng tiến hóa, thuyết từ tế bào) về nguồn gốc của virut nhưng tất cả những giả thuyết đó đều thiếu sót chưa giải thích được tường tận mọi vấn đề mâu thuẫn từ chính nó.
Nhưng tất cả cùng thống nhất về virut như sau:
- Rất nhỏ, kích thước mỗi cá thể chỉ trong khoảng 20nm đến 200nm (nhỏ hơn vi khuẩn hàng ngàn lần).
- Có đời sống kí sinh bắt buộc. Không có vật chủ ký sinh, virut không thể phát triển.
- Virut nhân lên bằng cách xâm nhập vào tế bào chủ và chiếm quyền điều khiển tế bào. Nếu điều này xảy ra trong một tế bào mầm (trứng và tinh trùng), mã virut có thể được truyền lại cho thế hệ tiếp theo và được tích hợp vĩnh viễn.
Virut có thể xâm nhiễm vào tất cả các dạng sinh vật, từ động vật, thực vật cho tới vi khuẩn. Phần lớn các loại virut không gây bệnh cho con người, nhiều loài trong số ấy đóng vai trò không thể thiếu trong việc phát triển các hệ sinh thái. Nhiễm một số loại virut lành tính nhất định thậm chí có thể giúp con người ngăn chặn một số mầm bệnh.
Virut giống "cái hộp mang sự sống" do chúng có mang vật chất di truyền, có thể sinh sản và tiến hóa thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên, nhưng chúng lại thiếu những đặc tính thiết yếu (như cấu trúc tế bào) – là sự cần thiết để được coi như sinh vật sống. Bởi vì chỉ có một số chứ không tất cả các phẩm chất cần thiết, nên virut không cần "ăn" mà vẫn tồn tại.
Virut không chỉ có trong tự nhiên mà ngay trong cơ thể con người cũng luôn tồn tại và tự sản sinh ra virut. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người mắc HIV mà nhiễm GB virut C hay Human pegivirut - HPgV, một loại virut sinh ra từ máu người, sẽ giảm quá trình tiến triển thành AIDS. Virut GB C dường như cũng khiến những người nhiễm Ebola ít nguy cơ tử vong hơn người không có virut này.
Có thể nói virut gần giống như một loại hạt, không cần trao đổi chất và chỉ có thể phát triển khi gặp được môi trường thuận lợi. Ví như ném hạt thóc vào bếp thì nó bị hỏng còn nếu cho nó vào nơi đất ẩm ướt thì mới nẩy mầm phát triển rộng.
Đối với virut SARS-CoV-2 gây ra bệnh viêm phổi cấp dù biến chủng nào cũng không nằm ngoài những đặc tính cơ bản của virut. Do kích thước nhỏ hơn rất nhiều lần so với 1 hạt bụi nên SARS-CoV-2 hay các loại virut khác đều có thể dễ dàng phát tán và lây nhiễm trong không khí, nhưng đồng thời vì nhỏ nên virut chỉ là một dạng tồn tại yếu, nó chỉ có thể tồn tại và phát triển trong môi trường phù hợp, nếu môi trường thay đổi virut sẽ bị biến đổi hoặc tiêu diệt. Đó là lý do mà các đại dịch lớn do virut gây ra được ghi nhận trên thế giới đều “biến mất” đột ngột như cách mà nó xuất hiện.
Xét về nguồn gốc, SARS-CoV-2 có 2 khả năng, một là nó đến từ ngoài Trái đất, vì lý do nào đó mà lọt qua được bầu khí quyển Trái đất rồi phát triển thành dịch bệnh. Hai là, do trường năng lượng của bề mặt Trái đất thay đổi nên một loại virut đã có sẵn trong môi trường Trái đất biến đổi mà thành chủng loại mới là virut SARS-CoV-2.
Nếu theo giả thuyết thứ nhất, sẽ không thể giải thích được sự bùng phát nhanh mang tính toàn cầu trong thời gian ngắn của SARS-CoV-2. Vì bầu khí quyển của Trái đất cũng như môi trường bề mặt của Trái đất là không giống nhau nên virut không thể xâm nhập thành công đồng loạt từ bên ngoài vào với số lượng lớn, mà sẽ phải phát triển số lượng từ từ. Như vậy tất yếu sẽ phải phát sinh các ca bệnh, các vùng bệnh cục bộ trước hàng năm, chứ không thể trong thời gian ngắn đồng loạt bùng phát rộng khắp thành từng đợt kéo dài như thực tế đang diễn ra. Hoặc nếu có nguồn gốc từ vũ trụ thì loại virut này sẽ có tính đồng nhất chứ không biến chủng theo vùng địa lý.
Virut bị biến đổi bởi năng lượng là một thực tế có thể chứng minh đơn giản. Ví dụ như bằng ứng dụng phong thủy sẽ chỉ ra được những môi trường hoặc những thiết kế có dạng năng lượng dễ nảy sinh virut cúm mùa, hay thúc đẩy sự hình thành bệnh ung thư (nguyên nhân chính của bệnh ung thư không phải do độc tố từ bên ngoài mà là sự tích hợp các tế bào lỗi do virut bị biến đổi trong cơ thể gây ra, vì vậy có nhiều cách để chữa được bệnh ung thư chứ không nhất thiết phải xạ trị theo kiểu phương Tây, trong đó cách đơn giản nhất là cải tạo môi trường sống).
Do đó giả thuyết thứ 2, virut SARS-CoV-2 là một biến chủng được hình thành từ một dạng virut đã có sẵn trên Trái đất, từ sự biến đổi năng lượng trên bề mặt Trái đất giai đoạn từ cuối 2019 là hợp lý nhất. Điều này được chứng minh trên thực tế ở mỗi vùng địa lý đặc trưng lại nảy sinh một biến chủng khác nhau. Đặc biệt ở những vùng đất có địa hình cao dầy, khô, độ ẩm thấp hoặc những khu vực lòng chảo kín thế đất cao như Vũ Hán - Trung Quốc thì virut SARS-CoV-2 càng dễ phát sinh. Trong những môi trường như vậy, năng lượng trong cơ thể của số đông dân cư có nhiều sự tương đồng với môi trường bên ngoài nên càng tạo điều kiện cho virut có cơ hội tự nảy sinh và phát triển nhanh thành bệnh chứ không hẳn chỉ do lây lan. Điều đó sẽ giải thích được tại sao virut lại xuất hiện ở cả các loại động vật tự nhiên cũng như bị nuôi nhốt, và những người chỉ ở trong nhà không hề tiếp xúc với nguồn lây nhưng trong cơ thể vẫn có virut.
Từ nguyên lý mà suy luận thì giai đoạn từ cuối 2019 đến nay, tất cả các vùng đất trong thời gian ủ bệnh virut SARS-CoV-2 âm thầm chuyển hóa đều có dạng thời tiết khô lạnh âm u, rất ít mưa hoặc oi bức khô hanh, nắng không nắng hẳn, mưa không mưa hẳn, khoảng thời gian có thể kéo dài nhiều ngày thậm chí cả tháng đến nửa năm. Còn khi dịch bùng phát mà mưa nhiều, áp lực trong không khí giảm thì dịch sẽ giảm nhanh hoặc ít gây hậu quả nghiêm trọng.
(Tiếp theo Phần 2: "Vấn đề bệnh viêm phổi cấp do virut SARS-CoV-2 gây ra theo nguyên lý Âm - Dương")