Học thuyết dungkq Phần 8
- 11:06 - Thứ 5, 03/12/2015
-
Ý thức nảy sinh từ nền tảng vật chất nhưng ngược lại sau khi hình thành ý thức lại có sự tác động trở lại làm thay đổi vật chất và có khả năng làm nảy sinh vật chất mới.
Vượt qua không gian và thời gian.
5- TINH THẦN DÂN TỘC, TINH THẦN TÔN GIÁO VÀ BẢN SẮC TÂM LINH
Ý thức nảy sinh từ nền tảng vật chất nhưng ngược lại sau khi hình thành ý thức lại có sự tác động trở lại làm thay đổi vật chất và có khả năng làm nảy sinh vật chất mới.
Một dân tộc chỉ tồn tại khi ý thức của dân tộc đó vẫn còn tồn tại, một dân tộc dù chỉ còn một người nhưng thế giới vẫn phải ghi nhận sự tồn tại và có mặt của dân tộc đó khi mà ý thức, hoài niệm, hình ảnh về dân tộc đó vẫn còn tồn tại. Và vì ý thức có thể tác động trở lại vật chất và làm nảy sinh, tái tạo vật chất nên nếu như có hàng triệu ý nghĩ về dân tộc Việt Nam siêu việt, một đất nước Việt Nam cường quốc thì sẽ giúp nâng tầm ý thức hệ của cả cộng đồng dân tộc đó lên và khi năng lượng đủ mạnh nhất định sẽ hình thành trong cộng đồng dân tộc những thiên tài, những con người vĩ đại có thể đưa đất nước phát triển hoặc định hướng được nguồn lực từ bên ngoài thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Vì vậy dân tộc nào làm tốt công tác giáo dục và quảng bá hình ảnh thì dân tộc đó trong tương lai sẽ trở nên hùng mạnh. Người ta không thể thay đổi quá khứ nhưng có thể tác động đến tương lai nhờ những hành động trong hiện tại. Nhiều dân tộc trên thế giới không có nền văn hoá lâu đời, không có lịch sử vinh quang nên đôi khi họ phải tô vẽ hoặc phủ nhận những quá khứ không mấy đẹp của mình để làm cho hình ảnh của họ đẹp hơn và việc đó cũng có tác động đến tương lai phát triển của dân tộc đó một cách tốt đẹp hơn.
Việt Nam là một đất nước có truyền thống văn hoá hàng nghìn năm với nhiều giá trị cao đẹp, nhiều chiến thắng vinh quang cũng như nhiều con người vĩ đại trong nhiều mặt. Trong đó những giá trị tinh thần, những giá trị phi vật thể có sức sống mạnh mẽ, sự ảnh hưởng sâu rộng cả về tinh thần nói riêng lẫn văn hoá chung như Tửvi lại không được thừa nhận, không được quảng bá mở rộng. Người Trung Quốc đã rất thành công khi họ làm cho những thành viên trong cộng đồng dân tộc họ và cả các dân tộc trên thế giới mỗi khi nhắc đến hai tiếng Trung Quốc là người ta nghĩ ngay đến một quốc gia lớn muốn làm bá chủ thế giới, có nền văn hoá sâu, dày mặc dù thực lực của họ có thể cũng không được như mọi người tin. Và chính nhờ vậy mà họ đã tạo ra một sức mạnh tinh thần to lớn gắn kết mọi thành viên trong cộng đồng nhằm hình thành nên những cộng đồng người Hoa bền vững ở khắp nơi trên thế giới với đặc trưng điển hình là tính cộng đồng cao. Đồng thời họ cũng khiến cho nhiều cộng đồng dân tộc khác trên thế giới phải có sự tôn trọng kính nể họ mà từ đó đã hình thành nên sức mạnh của một Trung Hoa rộng lớn, thành cái nôi của văn hoá thế giới, thành khởi nguồn của nhiều học thuyết cổ. Những cái đó có thể không phải là của họ nhưng vì có quá nhiều người tin như vậy nên vô hình chung nó đã trở thành tài sản sở hữu của Trung Quốc mà không cần bàn cãi. Vật chất có thể bị tác động hoặc được nảy sinh từ nền tảng ý thức mặc dù khởi thủy ý thức chỉ được hình thành từ nền tảng vật chất. Và như vậy họ càng trở nên giàu có về các giá trị ý thức tinh thần cũng như vật chất.
Việt Nam chúng ta là một nước nhỏ về diện tích, về dân số nhưng lại là một “cường quốc” đánh giặc ngoại xâm trên thế giới. Vì có vị trí địa lý thuận lợi, đất đai phì nhiêu nên ngay từ những đầu dựng nước dân tộc ta luôn luôn phải chống lại sự nhòm ngó, sự xâm lăng của ngoại bang nên việc chiến đấu chống ngoại xâm không chỉ là chuyện riêng của bất cứ cá nhân nào hay tầng lớp nào mà là tất cả mọi tầng lớp, mọi cá nhân đều tham gia vào cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm và dần dần ý thức toàn dân đánh giặc, “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”
[1], hay “Đánh để cho dài tóc, đánh để cho đen răng; Đánh để cho chúng biết nước Nam anh hùng chi hữu chủ”
[2]đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam và trở thành ý thức của mọi thế hệ lưu truyền bền vững từ đời này tiếp đời khác. Vì vậy, vào những giai đoạn lịch sử nhất định, khi ý thức về một dân tộc bất khuất, khi lòng yêu nước được đánh thức thì như để đáp lại niềm tin, mong muốn của hàng triệu người Việt Nam, từ trong lòng dân tộc sẽ xuất hiện những con người ưu tú góp phần làm thay đổi cục diện lịch sử hoặc như là có những lực lượng siêu hình có sức mạnh lớn ngầm dẫn đường, thúc đẩy dân tộc hành động.
Ví như những cuộc chiến tranh vệ quốc gần đây của Việt Nam; rất nhiều người đã không thể hiểu nổi tại sao một Đảng Cộng Sản non trẻ lại có thể lãnh đạo và huy động được cả một đại bộ phận quần chúng các dân tộc sống trên mảnh đất Việt Nam ra mặt trận giành độc lập. Vượt lên tất cả những sự khốc liệt, những sự nản chí khi gian nan thì đã có rất rất nhiều người lính sẵn sàng ra trận chiến đấu quên cả sự sống chết, sẵn sàng đưa mình vào lỗ châu mai hứng đạn, ôm bom ba càng lao vào xe tăng quyết tử chỉ vì hưng phấn khi được nghe giai điệu của một bài hát sáng tác trong thời kỳ chiến tranh hay sẵn sàng trích máu viết đơn tình nguyện xin ra trận để trả thù cho người thân khi còn chưa đủ tuổi…..Điều gì đã tạo nên sự hưng phấn cực độ đó trong tinh thần của họ, phải chăng là do bị ép buộc, do sự dụ dỗ hay do sự lừa gạt. Những lý do đó không bao giờ che lấp được sự khốc liệt của cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm để có thế dẫn dụ hay huy động được hàng triệu triệu người dân Việt Nam với các thế hệ nối tiếp nhau lên đường tòng quân mà hầu hết trong số đó biết rất rõ ràng rằng khi ra đi là sẽ phải sẵn sàng chết, cơ hội trở về là rất ít. Con người ai cũng từng có ý thức sợ chết, sợ khổ nhưng chưa ra trận đã nhìn thấy gian khổ, đã nhìn thấy trước cái chết mà vẫn ra đi thì thật sự khó lý giải được cho sự hưng phấn tột độ đó của cộng đồng lớn người Việt Nam. Nó không thể lý giải bằng sự ép buộc, sự dụ dỗ. Mà chỉ có thể lý giải được bằng năng lượng của hình sông thế núi, bằng năng lượng của hàng vạn hàng triệu triệu niềm tin, chất chứa lòng tự hào dân tộc, tinh thần quật cường của “ ý thức những người Việt Nam” đã được hun đúc qua thời gian năm tháng, từ nhiều thế hệ từ khi trở thành một cộng đồng trên dải đất hình chữ S. Nhiều thế hệ người Việt đã chết nhưng “ý thức” của họ thì chưa “chết”, nó vẫn tiếp tục tồn tại và cùng chung một lòng yêu nước, một tinh thần chống ngoại xâm để rồi từ đó tạo thành năng lượng lớn tác động lên tinh thần của những người đang sống và định hướng cho hành dộng của họ và khi những thế hệ người Việt đang sống “chết đi” thì “ý thức về lòng yêu nước” của họ lại tiếp tục kết vào “khối ý thức dân tộc” của những thế hệ đi trước vẫn đang hình thành ngày càng lớn kia để tiếp tục nuôi dưỡng và dẫn đường cho những thế hệ, những linh hồn tiếp sau của dân tộc. Đã có nhiều kẻ ngoại bang hung dữ đến xâm lược Việt Nam cuối cùng đều không trụ lại được vì đơn giản kẻ xâm lược Việt Nam không phải chỉ đối đầu với quân đội Việt Nam mà phải đối đầu với cả dân tộc Việt Nam với một “ý thức chống giặc ngoại xâm bất khuất” đã tích tụ qua nhiều thế hệ. Muốn xâm chiếm được Việt Nam thì trước tiên cần phải làm cho ý thức chống giặc ngoại xâm của người Việt Nam bị lung lay. Nhưng điều này rất khó có thể thực thi vì thời đại nào, thế hệ nào thì tinh thần yêu nước của người Việt Nam cũng vẫn luôn được giáo dục kỹ lưỡng, được truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nên đôi khi trong đối nội người Việt Nam có thể có mâu thuẫn nhưng đối với việc chống xâm lược thì tất cả đều có chung một ý chí.
[1] “
Người mẹ cầm súng” tác giả Nguyễn Thi
[2] “
Hịch diệt quân Thanh” – Vua Quang Trung Nguyễn Huệ