Học thuyết dungkq Phần 9
- 11:08 - Thứ 5, 03/12/2015
-
Trong tự nhiên, vạn vật đều tạo ra năng lượng và có sự tương tác nhất định với môi trường xung quanh. Và bất cứ một sự vật hiện tượng nào trong vũ trụ hoặc trên Trái đất tạo ra năng lượng thì mô hình, hoặc sự mô phỏng của nó cũng tạo ra hiệu ứng năng lượng nhất định, dựa trên nguyên tắc giống như một sự “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.
Vượt qua không gian và thời gian.
7- BÍ ẨN NHỮNG LỜI NGUYỀN VÀ BÙA CHÚ ĐÔNG - TÂY
Trong tự nhiên, vạn vật đều tạo ra năng lượng và có sự tương tác nhất định với môi trường xung quanh. Và bất cứ một sự vật hiện tượng nào trong vũ trụ hoặc trên Trái đất tạo ra năng lượng thì mô hình, hoặc sự mô phỏng của nó cũng tạo ra hiệu ứng năng lượng nhất định, dựa trên nguyên tắc giống như một sự “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.
Ví dụ như những ngọn núi là nơi tập trung nhiều năng lượng, hoặc chòm sao Tiểu hung tinh trong Thái dương hệ tạo ra năng lượng lớn ảnh hưởng lên thế giới, hoặc Trái đất là hành tinh mà bản thân nó cũng đã chứa đựng nhiều năng lượng và hiệu ứng tác động lên ý thức con người thì mô hình của những ngọn núi, của chòm sao Tiểu hùng tinh gắn trên lưng con cóc hoặc trên một vật thể nhất định, hoặc những vật thể hình cầu là mô hình thu nhỏ của Trái đất cũng có khả năng tạo ra những hiệu ứng năng lượng tác động đến ý thức của con người tuỳ theo kích thước của nó lớn hay nhỏ. Ngoài mô hình thu nhỏ kích thước của những sự vật thì kể cả hình vẽ, tranh ảnh của sự vật mà tạo ra năng lượng cũng tạo ra sự ảnh hưởng nhất định đến “ý thức” và từ đó tác động đến những hành động, ứng xử của con người. Điều này có thể thấy được trong những ứng dụng của môn Phong Thuỷ ở phương Đông. Thậm chí những cơn bão tạo ra năng lượng rất lớn thì sự mô phỏng sự vận động của cơn bão cũng tạo ra được năng lượng nhất định. Đó là mô hình của những đồ vật có hình dạng xoáy hình phễu. Trên thế giới có những dân tộc có những câu thần chú linh nghiệm chỉ dựa trên việc phát âm nhiều lần những chữ cái theo trật tự sắp xếp lớn dần từ trên xuống dưới giống như hình Kim Tự Tháp hoặc nhỏ dần từ trên xuống dưới giống như hình phễu xoáy cũng tạo ra năng lượng nhất định ảnh hưởng lên tinh thần của người khác. Hoặc lợi dụng những vật có mũi nhọn có khả năng tập trung năng lượng cũng là một quy tắc để hình thành những đồ vật định hướng năng lượng; những vật hình tròn có tác dụng tán xạ năng lượng dùng làm vật hoá giải những xung lực tác động của vật nhọn…Khi con người ta càng sử dụng lâu những mô hình này thì chúng càng tập trung nhiều năng lượng và sẽ tạo ra sự ảnh hưởng nhất định tác động tới ý thức, sức khoẻ của con người.
Có thể từ thời cổ xưa, một số ít người nhờ những năng lực đặc biệt nên đã nhận biết được sự tồn tại của “ý thức” và những hiệu ứng vũ trụ mà người ta đã tìm ra những phương pháp có khả năng tác động vào “ý thức” của người khác. Những phương pháp này được thần bí hoá rồi lưu truyền tới ngày này và được gọi bằng nhiều tên khác nhau nhưng có thể hiểu chung là những loại bùa, chú ma thuật....
Ngôn ngữ, lời nói, hình ảnh cũng là một hình thức biểu hiện của tư duy vì vậy trong giới hạn nhất định nó cũng tạo ra năng lượng và nếu biết sắp xếp hoặc phát âm nó theo một trật tự phù hợp hoặc theo một mô hình có thể hình thành năng lượng thì nó cũng có khả năng tác động lên ý thức của người khác và kể cả ý thức của những người đang sống lẫn những “ý thức” đã tách rời khỏi thể xác. Thêm vào đó khi người ta đọc lên những câu “thần chú”, những lời nguyền có chủ đích thì “ý thức” chủ quan cũng đã tác động lên sự vật một nguồn năng lượng nhất định, nhất là khi lời nguyền đó được hình thành từ một sự tập trung tinh thần, tập trung niềm tin, tập trung sự giận dữ cao độ thì nguồn năng lượng vô hình đó càng trở lên mãnh liệt. Và cũng chính niềm tin vào sự linh ứng của nó đã càng làm tăng thêm năng lượng tác động vào đối tượng hay sự vật một cách có định hướng theo ý chí, lòng mong muốn chủ quan khiến cho sự việc biến chuyển. Nếu những lời nguyền, những câu thần chú, những hình vẽ trên lá bùa càng được nhiều người biết đến hoặc được phổ biến rộng rãi và tất cả đều tin vào mục đích của câu thần chú hoặc lời nguyền đó thì sự tập trung năng lượng càng lớn và sự linh ứng càng mạnh mẽ. Và nếu biết được nguyên lý sự vận động của ý thức thì con người ta có thể tự làm cho mình những lá bùa hoặc tạo ra những lời nguyền có sự ảnh hưởng vượt qua cả không gian, thời gian.
Ví dụ, vào thời điểm hiện nay ở Việt Nam, để tăng thêm uy tín và hạn chế sự kiểm tra giám sát từ bên ngoài, một số người có quan hệ thân quen với những vị chức sắc, với lãnh tụ họ có thể đem những bức ảnh chụp chung với những vị lãnh đạo đó đem về treo trong nhà để tạo uy thế và trấn áp người khác….hoặc ở mức độ thấp hơn có thể treo ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, treo băng rôn, biểu ngữ có nội dung như “ Không có gì quý hơn Độc lập - Tự do”, treo cờ tổ quốc, hoặc như hiện nay là tín ngưỡng sở hữu đồng 2USD của Mỹ để tránh hoạ, trừ tà ma và tăng cường may mắn….Những vật dụng, hình ảnh đó cũng có tác dụng không khác gì bùa trấn trạch, vì nó cũng là sự "mô phỏng một nguồn năng lượng lớn" và tạo ra một thứ quyền lực vô hình tác động đến ý thức của người khác khiến họ phải e dè, kính nể mối quan hệ hoặc tư tưởng của gia chủ đối với những bậc lãnh tụ có địa vị, quyền lực và từ đó sẽ khiến cho địa vị và công việc của gia chủ được thuận lợi. Hoặc tạo cho người ta niềm tin để mạnh dạn và tự tin hơn trong cuộc sống…..
Tuy nhiên theo thời gian hoặc vì một hiệu ứng nào đó của vũ trụ hoặc con người mà tác dụng của lời nguyền cũng sẽ bị vô hiệu khi năng lượng tác động của “ý thức” đã bị giảm.
Ví dụ:
Lời nguyền Tecumseh ám ảnh các đời Tổng thống Mỹ
“TT Mỹ nào đắc cử vào năm kết thúc bằng số 0 sẽ chết trong nhiệm kỳ”’.
Lời nguyền độc địa
Lời nguyền Tecumseh hay còn gọi là Lời nguyền Tippecanoe, Lời nguyền Tổng thống, Lời nguyền năm kết thúc bằng số 0, Lời nguyền 20 năm, đều là những tên gọi khác nhau được dùng để mô tả thời kỳ mà cứ 20 năm một lần, từ 1840 đến 1960, mỗi đời Tổng thống Mỹ đắc cử hay tái cử vào năm kết thúc bằng số 0 như 00, 20, 40, 60, 80 đều sẽ chết khi đang trong nhiệm kỳ.
Cho tới nay, lời nguyền độc địa này ứng nghiệm trong hầu hết các trường hợp, ngoại trừ một trường hợp đặc biệt. Đó là Tổng thống Ronald Reagan, đắc cử lần đầu tiên vào năm 1980, bị ám sát hụt khi mới cầm quyền 69 ngày.
Vị Tổng thống duy nhất chết khi đang trong nhiệm kỳ nhưng không liên quan tới lời nguyền Tecumseh là Tổng thống Zachary Taylor, đắc cử năm 1848 nhưng chết vì bệnh tả năm 1850 - điều đáng chú ý ở đây là năm vị Tổng thống này qua đời có số kết thúc là 0.
Tổng thống hiện nay, George W.Bush đắc cử lần đầu năm 2000 và tái cử năm 2004, cũng có thể không hoàn tất nhiệm kỳ nếu lời nguyền Tecumseh linh ứng. Ngược lại, nếu tiếp tục sống sót qua hai năm cuối của nhiệm kỳ, Tổng thống Bush sẽ là người thứ hai chứng kiến lời nguyền Tecumseh không có tác dụng.
Lời nguyền - một phần văn hóa Mỹ
Tecumseh
Lời nguyền Tecumseh lần đầu tiên được nhắc tới trong cuốn sách “Tin hay không tin” của Ripley, xuất bản năm 1934. Cuốn sách viết về Tecumseh - người bị đánh bại dưới tay William Henry Harrison trong Trận chiến Tippecanoe năm 1811. Một câu chuyện khác đề cập tới người anh em cùng cha khác mẹ của Tecumseh là Tenskwatawa - người bị cho là công bố lời nguyền trong khi đang ngồi làm mẫu vẽ. Câu chuyện thứ hai này được công chúng chấp nhận nhưng nhiều học giả vẫn còn nghi ngờ về sự xác thực của nó.
Câu chuyện về lời nguyền Tecumseh, được cả thế giới biết đến chính là một phần của văn hóa Mỹ. Thậm chí, nó còn được dạy như các bài học lịch sử trong trường. Làm sao có thể giải thích khác được sự tiếp nối khủng khiếp của 7 đời Tổng thống Mỹ, vốn không sống sót tới hết nhiệm kỳ trong khoảng thời gian 20 năm.
Truyền thuyết thứ nhất
Tecumseh nổi hơn hẳn những người khác nhờ lòng dũng cảm trong chiến đấu. Ông là một tín đồ thành kính của quy tắc rằng toàn bộ đất đai của người da đỏ là sở hữu của chỉ mình người da đỏ. Theo quan điểm của Tecumseh, việc chuyển nhượng hay mua bán đất đai không thể thuộc quyền của một cá nhân bộ lạc.
Khi nước Mỹ từ chối công nhận nguyên tắc này, Tecumseh đã thành lập một đội quân gồm những người Mỹ bản địa từ Tây Bắc, phương Nam và phía đông thung lũng Missippi chiến đấu vì quyền đối với đất đai của người Mỹ bản địa. Kế hoạch bị thất bại khi anh em cùng cha khác mẹ với Tecumseh là Tenskwatawa, còn gọi là nhà tiên tri, thất trận trong cuộc chiến Tippecanoe.
Dù Tecumseh là thủ lĩnh của Shawnee nhưng Tenskwatawa không chỉ là một chiến binh bình thường mà quan trọng hơn là lãnh đạo tinh thần của bộ lạc. Tenskwatawa thành nhà tiên tri của Shawnee sau khi nhận được sấm truyền - được cho là từ Cha cuộc sống của người da đỏ. Uy tín của Tenskwatawa càng tăng khi ông tiên đoán được thiên thực vào năm 1806 và động đất năm 1811.
Năm 1811, khi Tecumseh vắng mặt để đào tạo tân binh, Tướng William Henry Harrison và các binh sĩ đã tiến đánh Shawnee của nhà tiên tri. Do Tecumseh vắng mặt, Tenskwatawa đã chỉ huy cuộc phản công lúc rạng đông - trận đánh khai màn cuộc chiến Tippecanoe ngày 7/11.
Các binh lính của Tướng Harrison đã đánh bại những người da đỏ và trả thù bằng cách tàn phá nơi định cư của họ. Cuối cùng, cuộc chiến được coi là hòa và quân Mỹ rút lui. Tuy vậy, Tippecanoe đã phá vỡ quyền lực của Shawnee và trở thành điểm mốc lịch sử, đánh dấu sự sụp đổ của phong trào quân sự của người da đỏ. Khi Tecumseh trở lại, ông đã trả tự do cho những tù binh mà Shawnee bắt được và gửi họ mang một thông điệp tới cho Tướng Harrison.
Truyền thuyết thứ 2
Tổng thống Lincoln
Truyện thứ hai về lời nguyền được Tenskwatawa đưa ra sau đó vào năm 1836. Dường như nhà tiên tri lúc đó đang ngồi mẫu cho bức chân dung và cuộc trò chuyện đề cập tới kỳ bầu cử Tổng thống sắp tới. Martin Van Buren - Phó Tổng thống Mỹ lúc đó đang cạnh tranh với Tướng Harrison - vị tướng nổi tiếng trong trận chiến Tippecanoe, cựu thống sứ lãnh thổ của người da đỏ, trong cuộc đua vào ghế tổng thống Mỹ.
Tenskwatawa lúc đó đã tiên đoán: ’’Harrison sẽ không thắng trong cuộc bầu cử năm nay. Nhưng ông ta sẽ thắng trong lần tới. Nếu thắng ông ta sẽ không hoàn tất được nhiệm kỳ. Ông ta sẽ chết khi còn tại chức’’.
’’Sẽ không có Tổng thống nào chết khi đang tại nhiệm’’, một số người phản đối.
’’Nhưng Harrison sẽ chết. Tôi có thể khẳng định điều đó’’, nhà tiên tri nói. ’’Khi ông ta chết, các người sẽ nhớ về cái chết của Tecumseh. Các người nghĩ rằng ta đã mất đi quyền lực. Ta chính là người buộc trời phải tối sầm lại và khiến những người đàn ông da đỏ phải bỏ rượu mạnh. Nhưng ta có thể nói rằng Harrison sẽ chết. Sau ông ta, mỗi Tổng thống Mỹ được bầu mỗi 20 năm sau đó sẽ chết. Mỗi khi Tổng thống chết, mọi người sẽ phải nhớ về cái chết của những người da đỏ’’.
Kể từ khi bầu cử Tổng thống Mỹ được tổ chức 4 năm một lần, cứ 20 năm bầu cử lại diễn ra vào năm kết thúc bằng số 0.
Ứng nghiệm qua các đời Tổng thống
1840: Tướng William Henry Harrison, người đánh bại Tecumseh, đã thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1840 dù ông không phải người là được phần đông công chúng ưa thích. Ngày Harrison phát biểu nhậm chức, thời tiết lạnh và nhiều gió. Bài phát biểu kéo dài 1h40 phút và tân Tổng thống bị cảm lạnh. Một tháng sau, Tổng thống chết vì viêm phổi. Nhiều người bắt đầu sợ hãi.
1860: Hai mươi năm sau đó lại tới kỳ bầu cử Tổng thống. Lần này, người đắc cử là Abraham Lincoln, năm 1860. Ngay trong thời gian đầu nắm quyền, Tổng thống Lincoln bị người ủng hộ phương Nam là John Wilkes Booth giết chết.
1880: James Garfield đắc cử năm 1880 và chỉ sống được 4 tháng với nhiệm kỳ Tổng thống. Ông bị Charles J.Guiteau, một kẻ thần kinh không ổn định ám sát.
1900: William McKinley tái đắc cử nhiệm kỳ hai năm 1900. Sau đó một năm rưỡi, ông bị Leon F.Czolgosz - kẻ tự nhận là kẻ thù của Jesu giết hại. Leon đã thừa nhận là thủ phạm vì cho rằng McKinley ’’kẻ thù của nhân dân’’.
1920: Sau thế chiến II, người Mỹ tỏ ra mệt mỏi với Tổng thống Wilson và năm 1920 cử tri bỏ phiếu cho một người hoàn toàn đối lập ông. Tổng thống mới là Warren G.Harding, người bị coi là một trong những lãnh đạo tệ nhất của nước Mỹ. Trong một chuyến vi hành, Harding bị chết vì đau tim ngay trong phòng tại khách sạn Palace.
1940: Một trong những Tổng thống được lòng dân Mỹ nhất, người đắc cử Tổng thống tới 4 lần chính là Franklin Delano Roosevelt. Năm 1940, ông tái đắc cử lần thứ 3. Nhưng không lâu sau đó, khi được bầu làm Tổng thống lần thứ 4, Roosevelt đã qua đời vì chứng phình mạch. Kể từ khi tái cử Tổng thống nhiệm kỳ 4 vào năm kết thúc bằng số 0 - 1940, cái chết của nhà lãnh đạo này được coi là một phần của lời nguyền Tecumseh.
1960: Vị Tổng thống trẻ nhất của nước Mỹ John F.Kenedy đắc cử năm 1960 trong một cuộc bầu cử sít sao nhất từ trước tới nay. Ngày 22/11/1963, ông bị bắn ở Dallas. Ủy ban Warren đã buộc tội Lee Harvey Oswald là thủ phạm vụ ám sát. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng Oswald chỉ là vật hiến tế cho một trong những âm mưu nổi tiếng nhất trong thế kỷ 20.
Ngoại lệ hiếm
Vị Tổng thống đầu tiên phá bỏ lời nguyền chính là Ronald Reagan, đắc cử năm 1980. Tuy nhiên, dư luận về chuyện này rất khác nhau. John Hinckley đã bắn Tổng thống Reagan 69 ngày sau khi ông nhậm chức. Vết thương rất nặng và các bác sĩ nói Tổng thống có thể mất mạng.
Ronald Reagan
Nhiều người cho rằng Tổng thống Reagan thoát nạn nhờ vợ - bà Nancy, một người bị ám ảnh bởi lời nguyền và khá mê tín.
Có một bí mật lưu truyền trong Nhà Trắng rằng tất cả các cam kết và nghị định thư mà Tổng thống Reagan phê chuẩn đều được thực hiện theo sao và thuật chiêm tinh. Các chuyến thăm chính thức, nghị định thư hay tiếp đón đều được tổ chức theo thuật chiêm tinh.
Thời đó, Đệ nhất phu nhân Nancy đã tổ chức những buổi cầu nguyện tập thể cầu cho chồng thoát nạn. Buổi lễ này có đông đảo người Mỹ tham gia, gồm cả người Mỹ bản địa (người da đỏ). Người ta cho rằng việc này đã phá bỏ được lời nguyền. Tuy nhiên, cũng có người tin rằng lời nguyền đã ứng nghiệm khi cựu Tổng thống Reagan qua đời vì bệnh Alzheimer - vốn phát tác từ vết thương cũ.
[1] [1] Theo VnExpress.net do tác giả Hoài Linh tổng hợp Vấn đề bùa chú, từ thời cổ xưa con người đã có những nghiên cứu nhất định nhưng do quá trình lịch sử nên những thành quả này đã đều không còn tác dụng, hầu hết chỉ là sự lừa bịp, niệm chú mỏi miệng, bắt quyết đau tay cũng không có tác dụng, nếu gia chủ có đạt được mục đích thì cũng chỉ là may mắn kiểu "phước chủ lộc thầy". Vì những nguyên nhân sau:
- Những câu thần chú, bùa ngải hiện nay đang dùng hầu hết được viết bằng những ngôn ngữ khác đã thất truyền, những ngữ điệu, âm thanh dị biệt và có thể đó là những biến thể và tàn dư của hình thức totem giáo, tín ngưỡng dân gian đã có từ thời nguyên thuỷ trên thế giới hoặc đã từ rất lâu đời mà nhiều thế hệ lịch sử trải qua đã không còn hiểu ý nghĩa, sai lệch và không còn phù hợp với sự phát triển của những quy luật vận động nên không còn khả năng tác động đến ý thức. Và cái gì không biết thì ý thức ta vô cảm, không sợ, không yêu, ghét..
- Theo quá trình lịch sử thì sách vở, tài liệu, nguyên lý bị mất mát, thất truyền, tam sao thất bản nên hầu hết là dị bản với những ngôn từ vô nghĩa. Những người kế thừa, sử dụng những câu thần chú, bùa ngải sau này hầu hết là dập khuôn, máy móc từ xa xưa truyền lại mà không hề hiểu được nguyên lý hình thành, ứng dụng, thậm chí miệng đọc chú, tụng kinh nhưng mà cũng không biết ý nghĩa của nó là gì. Nên bùa chú cũng không còn tác dụng.
- Những người sử dụng bùa chú sau này không xuất phát từ mục đích, lý tưởng cao đẹp hay sự hận thù sâu sắc mà hầu hết mang tính chất dịch vụ nên cho dù có cố gắng cách mấy cũng không có sự tập trung ý chí, tinh thần bị giảm thiểu và gần như không có nên cũng không tạo ra được năng lượng nhất định để có thể tác động lên “ý thức”, sự vật.
Để miễn dịch với tất cả các loại bùa chú, lời nguyền thì chỉ cần sống có mục đích, hướng tới lý tưởng hoặc tâm không có tạp niệm thì sức mạnh của ý chí sẽ sản sinh ra những nguồn năng lượng lớn vượt qua và loại trừ được những năng lượng cản trở từ bên ngoài tác động vào ý thức của bản thân, thậm chí còn tạo ra phản lực tác động ngược trở lại đối với những tác động từ bên ngoài đó . Nhưng nếu tâm có tạp niệm thì tức là năng lượng bị phân tán “ý thức” sẽ trở nên yếu đuối và lúc đó mới dễ bị tác động từ những nguồn năng lượng từ bên ngoài. Đó chính là lý do mà không có bất cứ loại bùa chú nào có thể trấn yểm hay gây hại được đến những vị tướng, những nhà lãnh đạo khi họ chưa đạt được mục đích của mình vì những vị tướng, những nhà lãnh đạo thường là những người có mục đích rõ ràng, có ý chí rất mạnh, nhất là khi họ còn đang trong quá trình phấn đấu, nên ý chí của họ có thể lấn át tất cả những ngoại lực từ bên ngoài muốn tác động lên ý thức của họ, mọi loại bùa chú đều vô nghĩa, thậm chí năng lượng sản sinh ra từ ý chí của họ còn tạo ra cả phản lực tác động trở lại đối với những sự tác động từ bên ngoài khiến kẻ sử dụng bùa chú lại là kẻ gặp hoạ và vì vậy mà việc này đã bị thần thánh hoá bằng những truyền thuyết về nhân - thần hộ mệnh, hay rồng vàng hộ mệnh đối với những vị tướng, những nhà lãnh đạo