Phong thuỷ Thăng Long và bản quy hoạch Hà Nội 2030 - tầm nhìn 2050 (P4)
- 10:10 - Thứ 5, 03/12/2015
-
Trong bài phân tích về Phong thủy Hà Nội ngày 10/5/2010, tôi đã đưa ra 7 dự báo về thời thế của đất nước và đến bây giờ nhìn lại chưa thấy có dự báo nào sai:
1 - Trong vòng ít nhất là 100 năm, kể từ sau 1975 đến 2075, khi nào Thăng Long còn là thủ đô của Việt Nam thì dân tộc Việt Nam vẫn luôn giữ vững được độc lập, đồng thời sẽ không còn xảy ra tình trạng nội chiến bắc - nam như thời Trịnh - Nguyễn phân tranh hoặc Nam - Bắc 1954 - 1975.
2 - Khi suy thoái tiếp tục diễn ra, nhiều Chính phủ trên thế giới sẽ phải "hy sinh", nhiều quốc gia xảy ra bạo loạn thì Việt Nam vẫn ổn định về chính trị và về cơ bản đời sống an sinh của nhân dân vẫn được đảm bảo ở mức độ chấp nhận được.
3 - Khi Thăng Long còn là thủ đô của Việt Nam, thì chỉ khi các chính thể ở Thăng Long tự điều chỉnh mọi việc mới thay đổi còn ngoài ra bất cứ sự phá hoại nào cũng sẽ là viển vông và kể cả sự tác động của bất cứ một cường quốc nào trên thế giới để nhằm thay đổi chính thể tại Thăng Long cũng sẽ là nhiệm vụ bất khả thi.
4 - TTHCQG sẽ không chuyển về Ba Vì cho dù là đến năm 2030 hay 2050. Thăng Long hiện nay vẫn sẽ là Trung Tâm Hành Chính của cả nước.
5 - Việt nam sắp tới sẽ có nhiều thay đổi, nhưng sau năm 2012, Việt nam sẽ từng bước khẳng định được vị thế và tầm ảnh hưởng lớn hơn trên vũ đài chính trị thế giới.
6 - Từ nay cho đến năm 2012, trong khi nhiều vùng đất trên thế giới phải vật lộn với nắng nóng, khô hạn thì về cơ bản những cơn mưa vẫn sẽ được rót xuống kịp thời trên đất Việt Nam và người dân Việt nam sẽ không phải lâm vào tình thế cùng khổ.
7 - Chính phủ hiện nay sẽ làm được nhiều việc quan trọng nhưng để thực hiện được đúng như bản quy hoạch hiện nay là một thách thức quá lớn cho Hà Nội và cả nước, phải mất ít nhất 100 năm nữa bản quy hoạch mới có thể trở thành hiện thực. Hay nói đúng hơn là bản quy hoạch Hà nội 2030 tầm nhìn 2050 có nhiều phần thiếu tính khả thi.
-------------------------------------------------------
Mặc dù tại thời điểm tôi đưa ra những dự báo trên thì Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn, mùa hè đang nắng nóng kỷ lục và ngay cả bây giờ những nguy cơ lớn vẫn đang rình rập. Tuy nhiên những dự báo 2,3,4,5,6 vẫn đang tiếp tục được thực tiễn chứng minh sự đúng đắn, đặc biệt là dự báo thứ 5 đã đi ngược với tư duy thông thường khi kể từ năm 2012, Trung Quốc ngang ngược cắt cáp dầu khí của Việt Nam cho đến hiện nay thì càng phải đối mặt với khó khăn Việt Nam càng khẳng định được vị thế và ảnh hưởng lớn hơn trên vũ đài chính trị thế giới.
Nhiều nước muốn thúc đẩy quan hệ quốc phòng với Việt Nam
01/06/2014 16:36
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel - Ảnh: TTXVN
|
Đại tướng Phùng Quang Thanh đã có các cuộc tiếp xúc song phương riêng rẽ với Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Jonathan Coleman; Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Heng; Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel; Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian; Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond; Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cũng có các phiên làm việc riêng rẽ với ông Anatoly Antonov, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga; ông Vương Quán Trung, Phó tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc; đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Trưởng Liên quân Mỹ.
Trả lời phỏng vấn TTXVN, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết trong các cuộc tiếp xúc song phương, các nước đều muốn biết tình hình xảy ra trên biển Đông hiện nay và lãnh đạo Bộ Quốc phòng đã chia sẻ thông tin một cách khách quan, trên tinh thần xây dựng.
Các vấn đề về quan hệ song phương cũng được bàn thảo như trao đổi đoàn các cấp, chia sẻ thông tin, thiết lập đường dây nóng. Phía Việt Nam đề nghị các nước tăng cường giúp đỡ Việt Nam trong việc đào tạo tiếng Anh cho sĩ quan Việt Nam và đề nghị này được nhiều nước hoan nghênh.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết một số nước quan tâm đến việc hỗ trợ Việt Nam về kinh nghiệm, nguồn lực trong tham gia gìn giữ hòa bình. Nhiều nước cũng hoan nghênh Việt Nam chính thức cử sĩ quan tham gia giữ gìn hòa bình thuộc phái bộ Liên Hợp Quốc ở Sudan. Nhật Bản, Mỹ quan tâm đến việc sẵn sàng hỗ trợ lực lượng cảnh sát biển Việt Nam nâng cao năng lực quản lý vùng biển.
Theo Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, các nước đều hoan nghênh quân đội Việt Nam rất chủ động hội nhập quốc tế và có trách nhiệm trong hợp tác song phương cũng như đa phương theo cơ chế của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+).