Việt Nam - Cơ hội và thách thức trong 20 năm tới (P3)
- 21:00 - Thứ 5, 03/12/2015
-
Dungkq - 25/9/2009 - Đó chính là "tính số phận" trong quy luật phát triển của các dân tộc, rất khó có dân tộc nào thoát ra khỏi cái vòng kim cô truyền thống này, nếu có chỉ là nhất thời trong 1 giai đoạn của các thiên tài, nên dẫu người ta có biết được trước thì các quân cờ vẫn cứ phải đi như vậy, giống như thế trận đã được định sẵn.
Chính vì "cái tôi" dân tộc, nên phát triển đến một giai đoạn nhất định, những thế lực tư sản của Trung Quốc sẽ bị chia tách thành 2 phe, tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản tuy cũng là những người giàu có nhưng hầu hết sẽ là những người chưa đạt đến sức mạnh chính trị đủ lớn nên thường vẫn bị chèn ép bởi những thế lực tư bản và chính chị khác ở trong nước và do đó họ luôn có xu hướng tìm cách phủ nhận những kẻ đang chèn ép mình bằng mọi cách bất chấp cả các giá trị dân tộc, trong đó có 1 sự lựa chọn là cấu kết với các thế lực bên ngoài. Vì vậy khi Trung Quốc chưa là bá chủ thì sẽ bị bá chủ lôi kéo, và nội bộ tất sẽ xuất hiện nhiều mâu thuẫn rạn nứt. Còn với người Mỹ, họ có nhiều lợi thế hơn, ngoài những lợi thế về kinh tế, quân sự, thì lợi thế quan trọng nhất là sự thống nhất về mặt tư tưởng, họ không bị trói buộc bởi tính dân tộc nên tất cả các thành viên chỉ hướng tới 1 mục đích duy nhất là lợi nhuận vì vậy sẽ không bị mâu thuẫn nên ý chí và sức mạnh sẽ vượt trội so với các nước khác. Một đạo quân được chỉ huy bởi 1 viên tướng bình thường nhưng thống nhất vẫn sẽ mạnh hơn 1 đạo quân được chỉ huy bởi 2 tướng giỏi nhưng tư tưởng mâu thuẫn. Đằng này người Mỹ có tất cả những yếu tố quan trọng, còn Trung Quốc thì ngược lại. Có thể trong nội bộ Trung Quốc có những con người tầm nhìn đủ lớn để thấy được đại cục, biết cần phải nhún nhường và mềm dẻo để tích luỹ thêm sức mạnh trước khi đưa ra những chính sách bành trướng phô trương nhưng họ sẽ không đi ngược được xu thế của số đông. Dân Trung Quốc từ xưa đến nay lúc nào cũng bị ảnh hưởng bởi vị thế Trung Hoa, cái nôi của văn hoá thế giới, ở trung tâm trời đất, cần phải bá quyền trở thành chủ nhân của thế giới....nên những nguời nào muốn trở thành lãnh đạo ít nhiều cũng phải có tư tưởng đó, cho dù họ không có tư tưởng đó thì họ cũng phải hành động và ra quyết định theo xu hướng đó nếu không họ sẽ không được số đông và dân chúng lựa chọn vì vậy dẫu cho ông Đặng Tiểu Bình sống lại thì vào giai đoạn hiện nay ông ta cũng không thể không phô trương sức mạnh, không thể làm ngơ truớc thế lực Ấn độ, không thể không chèn ép các nước láng giềng....nếu ông ta không làm vậy ông ta sẽ bị số đông loại bỏ, ông ta dẫu có giỏi nhưng cũng không đi ngược được khi thế lực dân tộc chủ nghĩa quá đông. 30 năm trước khi Trung Quốc còn nghèo đói ông Đặng về mặt hình thức có thể bá quyền trong nội bộ để ra quyết định đi ngược với số đông, nhưng giai đoạn hiện nay khi người dân đã giàu lên dẫn đến các thế lực chính trị có tính tự chủ nhiều hơn thì điều đó là không thể. Đó chính là "tính số phận" trong quy luật phát triển của các dân tộc, rất khó có dân tộc nào thoát ra khỏi cái vòng kim cô truyền thống này, nếu có chỉ là nhất thời trong 1 giai đoạn của các thiên tài, nên dẫu người ta có biết được trước thì các quân cờ vẫn cứ phải đi như vậy, giống như thế trận đã được định sẵn. Khi Mỹ và Châu âu còn đang mạnh mà Trung Quốc khiến họ lo ngại và hàng xóm, nhân dân thế giới mất thiện cảm thì nguy cơ Trung Quốc bị tấn công là không tránh khỏi.
Để trở thành một đế quốc có khả năng dẫn dắt thế giới một quốc gia ngoài sức mạnh về kinh tế, quân sự thì cần phải có một hệ thống giá trị mới đặc trưng để thay thế những giá trị cũ hoặc tối thiểu cũng phải tạo ra sự định hướng ưu việt hơn những giá trị mà thế giới đã có và đang có. Tức là phải có hệ ý thức tiến bộ (vật chất vô hình) để song hành và dẫn dắt những giá trị vật chất hữu hình. Xét trên hiện trạng ngoài sức mạnh về kinh tế, quân sự thì người Mỹ đang có những giá trị về "tự do, dân chủ" về một "thiên đường Mỹ, giấc mơ Mỹ" và những giá trị này đã và đang phù hợp với quá trình phát triển của thế giới, đó là những giá trị mà các dân tộc trên thế giới đang muốn hướng đến mặc dù có thể họ cũng biết rằng nước Mỹ không thực sự như những gì được tuyên truyền hoặc biết rằng "thiên đường Mỹ" cũng chỉ là sự tô vẽ của ngôn từ. Nhưng về mặt hình thức những giá trị đó vẫn tạo cho thế giới sự hy vọng mới giống như niềm tin tôn giáo, và nhân dân các nước vẫn mong rằng nước mình một ngày nào đó cũng có công nghệ cao, có hệ thống giáo dục tốt nhất, có tự do ngôn luận, và bất cứ ai cũng có thể làm tổng thống hoặc khởi kiện tổng thống dù xuất phát cao hay thấp....Và chính những hình thức đó sẽ giúp cho người Mỹ không bị hoàn toàn phủ nhận ở mọi nơi mà thậm chí còn được chào đón.
Nhưng với người Trung Quốc thì điều đó hiện nay chưa xảy ra, người Trung Quốc không có công nghệ cao mà nổi tiếng về hàng nhái, hàng kém phẩm chất, không có những chuyên gia tài năng mà họ đang mang đi khắp thế giới những người nông dân ít học, ăn nhiều, ở bẩn, nói to, trình độ dân trí thấp, thể chế của TQ không có chuyện tự do ngôn luận hay một nông dân khởi kiện Tổng Bí thư, mà trong mắt của thế giới Trung Quốc chỉ có những Thiên An Môn, những Tân Cương, Nội Mông....Người Trung Quốc hiện nay giống như một nông dân nhiều đất nhất thời phát giàu nhờ sốt đất nhưng vì xuất phát điểm thấp nên ngoài túi tiền ra người nông dân này không tìm ra được những giá trị về tinh thần phù hợp với nhu cầu của số đông để thay thế những giá trị cũ mà vẫn phải sử dụng những giá trị đã lỗi thời và đang bị thế giới từ bỏ và cũng không có nền tảng công nghệ cao để khiến thế giới phải mong đợi. Việc Trung Quốc đưa công nhân có xuất phát điểm thấp ra nước ngoài cũng là một nguyên nhân khiến cho sự sụp đổ của họ sau này diễn ra nhanh hơn vì nếu không biết về Trung Quốc người dân thế giới có thể còn nghĩ về họ dăm ba điều tốt nhưng những người lao động dân trí thấp trước sau gì nhất định cũng sẽ gây mâu thuẫn, tạo hình ảnh xấu trong mắt người bản địa, điều đó sẽ khiến cả thế giới sẽ nhìn nhận về TQ với con mắt khác và khi khắp nơi là cỏ khô thì chỉ cần một tàn lửa nhỏ cũng sẽ khiến cả thế giới cô lập Trung Quốc. Có thể Chính Phủ Trung Quốc cũng không muốn xuất khẩu ra thế giới những lô công nhân có xuất phát điểm thấp để tạo ác cảm của thế giới nhưng trong giai đoạn hiện nay đó là sự lựa chọn tốt nhất của họ.
Xét về mặt quân sự, tính truyền thống giúp Trung Quốc có sức mạnh bảo tồn cao khi bị ngoại xâm, tính truyền thống tạo ra sự đoàn kết, ý chí bảo vệ, gìn giữ những giá trị trên mảnh đất quê hương, nhất là những giá trị lịch sử mang tính tinh thần, hình thành nên những chiến lược quân sự phòng thủ tốt, khả năng công kích tận dụng địa hình quen thuộc nhưng tính truyền thống sẽ hạn chế khả năng viễn chinh của quân đội, khả năng đưa ra những chiến lược quân sự có tính chinh phục trên những môi trường mới. Người lính trong một đất nước có tính truyền thống cao họ gắn bó nhiều hơn với quê hương, bị níu giữ bởi những giá trị truyền thống trên mảnh đất của mình, tha thiết với cộng đồng thuộc sắc tộc mình, sẵn sàng ra trận vì mục đích bảo vệ đất nước và chỉ mong ngày thắng trận trở về nhà. Vì vậy nếu phải áp đặt nước khác, sức mạnh viễn chinh của quân đội Trung Quốc không được bền bỉ, không có khả năng tồn tại và thích nghi nhanh chóng với địa hình mới và vì vậy cũng sẽ không giúp họ hình thành được những chiến lược quân sự mang tính chất toàn cầu hoặc duy trì được sức mạnh quá lâu.
Ngược lại với Trung Quốc, quân đội Mỹ hiện nay nhiệm vụ chính không phải là bảo vệ đất nước mà để kiến tạo, tìm kiếm và bảo vệ lợi nhuận cho các tập đoàn tư bản. Quân đội này sống được là nhờ có chiến tranh, có chạy đua vũ trang, họ coi việc đi lính đánh thuê là một nghề chuyên nghiệp. Chính vì là một nghề chuyên nghiệp được kết cấu bằng tiền nên quân đội Mỹ có thể dung nạp lính đánh thuê từ khắp mọi nơi trên thế giới mà không cần quan tâm đến sắc tộc, sự trung thành với nước Mỹ. Chủ yếu là lính đánh thuê xuất phát từ lợi ích nên những người lính made in USA không cần phải mong ngóng trở về nhà, không bị níu kéo bởi những giá trị tinh thần, mà họ chỉ sợ đến ngày hết chiến tranh thì sẽ thất nghiệp. Nên khả năng viễn chinh, thích nghi và đồn trú ở địa hình mới của lính Mỹ rất cao. Điều đó giúp Mỹ có khả năng mở rộng và duy trì sức mạnh quân sự ở khắp nơi trên thế giới hoặc đưa ra những chiến lược quân sự thống trị.
Tính truyền thống tạo ra sức mạnh của binh lính các nước khác là có thể chiến đấu trên quê hương mình trong bất cứ điều kiện nào cho dù thuận lợi hay khắc nghiệt và sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ lý tưởng dân tộc, bảo vệ những giá trị trên mảnh đất quê hương. Nhưng đồng thời tính truyền thống cũng là nhược điểm hạn chế tính cực đoan trong chiến đấu của quân đội vì muốn những giá trị truyền thống không bị tàn phá mà đôi khi họ sẽ phải chấp nhận sự thoả hiệp. Ví dụ người Mỹ có thể sẵn sàng chấp nhận xây dựng lại toà nhà Trắng khi cần nhưng người Trung Quốc sẽ không thể lấy lại giá trị văn hoá cả nghìn năm lịch sử nếu như Thiên An Môn và Tử Cấm Thành bị phá huỷ. Sức mạnh của Mỹ là tiền còn điểm yếu của quân đội Mỹ là sự chính nghĩa. Lính Mỹ gia nhập quân đội không phải vì lý tưởng dân tộc mà chủ yếu là vì lương bổng, vì sự thăng tiến nên nếu không được trang bị tốt họ sẽ không chiến đấu, không có lương cao họ sẽ không bán mạng. Nhưng như tôi đã phân tích ở trên, nước Mỹ giống như 1 công ty cổ phần đa quốc gia nên điểm yếu của họ cũng sẽ được bù đắp bằng tiền, các quốc gia khác khó vay tiền còn Mỹ khi cần thì có thể huy động tiền từ khắp các cổ đông và các cổ đông thì luôn muốn đầu tư vào 1 công ty siêu lợi nhuận như Mỹ. Vì vậy mặc dù sức mạnh quân đội Mỹ là sức mạnh có điều kiện nhưng trên thế giới này bên cạnh chính nghĩa người ta vẫn phải sống bằng tiền nên về quân sự Mỹ vẫn sẽ là siêu cường vượt trên Trung Quốc cho đến khi các cổ đông của "công ty Mỹ" mâu thuẫn.