Ăn cái gì nhè ra cái đó!
- 10:49 - Thứ 6, 04/12/2015
-
- Những lời tiên tri 2012: Một lần nữa xin nhắc lại cảnh báo về việc nên tiếp tục tăng cường đầu tư vào các ngành sản xuất hàng hóa thiết yếu, sản xuất lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, năng lượng, văn hóa, giáo dục, đừng nên tiếp tục kỳ vọng vào những ngành tưởng như sẽ đem lại siêu lợi nhuận như BĐS, tài chính, ngân hàng, chứng khoán.
--------------------------------------------------------------------------------------
Bài thứ nhất, đưa ra nhận định:
CẢNH BÁO "HÀNG TỒN KHO" CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
phamtuan-investments.com.vn - Thứ 5, 05/07/2012, 10:10
Khi nghiên cứu các chu kỳ kinh tế, chúng ta thấy có một quy luật như sau, vào cuối mỗi chu kỳ tăng trưởng kinh tế, thị trường bất động sản luôn tăng mạnh mẽ và gần như bùng nổ, đồ thị của thị trường bất động sản luôn bứt phá và dốc đứng. nhưng khi thị trường bất động sản đạt đỉnh và đổ vỡ, thì đó luôn là chỉ báo tuyệt đối tin cậy rằng: Chu kỳ tăng trưởng kinh tế đã chính thức đạt đỉnh và bắt đầu quá trình lao dốc. Đây là một quy luật kinh tế phổ biến.
Tôi thật sự bị sốc khi nghe Bộ trưởng Bộ xây dựng nói rằng bất động sản đã chạm đáy, hay chuyên gia kinh tế nào đó nói, kinh tế Việt Nam sẽ xuống đáy vào tháng 6/2012. Nếu những điều trên là đúng thì chắc chắn chúng ta đang hóa rồng, sẽ nhanh chóng đuổi kịp và vượt Hàn Quốc hay Nhật Bản vào năm tới.
Theo quan sát của tôi, gánh nặng của cả chu kỳ tăng trưởng kinh tế đã qua đang dồn toàn bộ sức nặng của nó lên hệ thống ngân hàng. Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng hóa đặc biệt là tiền tệ. Nhưng trong vài năm trở lại đây, ngân hàng chủ yếu tập trung vào tự doanh- tín dụng, kinh doanh vốn, ít chú trọng tới phát triển nguồn thu từ dịch vụ. Cũng giống như các công ty chứng khoán vài năm về trước khi thị trường tăng điểm, công ty nào cũng lãi lớn do tự doanh, nhưng khi thị trường lao dốc tất cả các thành quả đều bị xóa sạch, nhiều công ty chứng khoán đã mất hoàn toàn vốn chủ sở hữu.
Ngân hàng vốn ít, nhưng tự doanh nhiều, biến nhiều khoản mục nợ thành tài sản để gia tăng nhanh lợi nhuận. Nhưng khi nhiều loại tài sản rớt giá thảm hại như hiện nay, thì bảng cân đối của ngân hàng không nhìn cũng biết là vô cùng tệ hại.
Ngân hàng có một điểm khác biệt rất lớn so với các loại hình doanh nghiệp khác, đó là nó phải đặt khả năng thanh toán lên hàng đầu, ngân hàng có lỗ thì vẫn hơn là mất khả năng thanh toán, vì mất khả năng thanh toán đồng nghĩa với phá sản. Đây cũng chính là lý do dù có phải huy động giá cao bán giá thấp họ vẫn làm.
Tình trạng phổ biến của các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay là "Hàng tồn kho rất nhiều". Do bảng cân đối kế toàn ngày càng tồi tệ nên họ buộc phải ra sức huy động nhằm gia tăng tính thanh khoản. Lượng huy động thì lớn trong khi việc "Bán hàng" lại bế tắc. Khi kinh tế suy thoái, việc mở rộng quy mô của các doanh nghiệp sẽ vì thế mà sụt giảm trên diện rộng, những doanh nghiệp tốt thì họ không cần vay, doanh nghiệp xấu thì ngân hàng không dám cho vay vì sợ bị doanh nghiệp lừa...Coupon trái phiếu chính phủ, lãi suất liên ngân hàng đều thấp hơn lãi suất huy động... Tình huống có vẻ nguyên trọng khi tồn kho ngày một lớn, thu chi ngày càng mất cân đối, nhưng thật ngạc nhiên trong quý I/2012 các ngân hàng Việt Nam vẫn thông báo mức lãi khủng, nhiều ngân hàng thông báo mức lãi kỷ lục mọi thời đại.
Không cần biết các ngân hàng làm gì với báo cáo của họ, nhưng kết quả kinh doanh của họ cho thấy các ngân hàng vẫn đang tự cân đối được, mọi thứ dù có xấu nhưng vẫn trong khả năng "cân đối" của họ.
Trong một trò chơi vĩ đại, ở đó ngân hàng và doanh nghiệp nắm tay nhau nhảy múa vòng tròn quanh đống lửa nhưng khi phần lớn các doanh nghiệp buộc phải buông tay thì vòng tròn đó sẽ bị phá vỡ, ngân hàng sẽ là tay chơi cuối cùng còn lại và bắt buộc phải nhảy múa dù tiệc đã tàn. Hiện tại nhiều ngân hàng đã trở thành chủ đầu tư bất đắc dĩ của nhiều dự án bất động sản, chủ sở hữu bất đắc dĩ của nhiều nhà máy và dự án kinh doanh... nhưng cái xấu nhất vẫn chưa tới, lý do rất đơn giản vẫn có nhiều ngân hàng lãi kỷ lục mọi thời đại, họ vẫn đang ở thế thượng phong và đang ở trên đỉnh của phố Wall.
Hãy kiên nhẫn thêm chút nữa, các tay chơi sẽ lần lượt lộ diện.
---------------------------------------------------------------
Bài thứ 2,
Lợi nhuận các ngân hàng có thể “mất” tới 16.500 tỷ đồng?đã thấy NHNN chuẩn bị "bóp cổ" các ngân hàng con bắt "nôn" bớt ra những gì đã "ăn" trước đó. Chứng khoán, bất động sản, ngân hàng đều đang bị tồn kho lớn nên xu hướng tất yếu là "ăn" gì thì "nhè" ra cái đó thôi, không biết sau vụ "bóp cổ" này Chính Phủ có còn tiếp tục "lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo" nào nữa không? Chắc là còn phải tiếp tục chứ không giữ sao được!