Việt Nam - Cơ hội và thách thức trong 20 năm tới (P4)
- 08:13 - Thứ 6, 04/12/2015
-
Những hành động ngang ngược và trắng trợn của Trung Quốc gần đây ngày càng bộc lộ rõ tham vọng ăn cướp của nước Việt. Một mặt bọn chúng rêu rao luận điệu không làm phức tạp vấn đề biển Đông nhưng mặt khác vẫn cứ trơ tráo dùng chiến thuật "lấy thịt đè người" để từng bước lấn tới ép nước khác phải từng bước nhượng bộ.
Những hành động ngang ngược và trắng trợn của Trung Quốc gần đây ngày càng bộc lộ rõ tham vọng ăn cướp của nước Việt. Một mặt bọn chúng rêu rao luận điệu không làm phức tạp vấn đề biển Đông nhưng mặt khác vẫn cứ trơ tráo dùng chiến thuật "lấy thịt đè người" để từng bước lấn tới ép nước khác phải từng bước nhượng bộ. Có thể Trung Quốc cho rằng lựa chọn thời điểm hiện nay để lấn lướt Việt Nam là khá hợp lý vì:
1- Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị. Nội lực không có sự tập trung. Sức mạnh quân sự còn đang trong quá trình kiện toàn.
2- Mỹ và Châu Âu đang mải miết với những vấn đề ở Trung Đông và Bắc Phi.
3- Chính phủ Nga vẫn đang tuân thủ chiến lược "ngư ông đắc lợi" và chuẩn bị cho cuộc bầu cử sắp tới nên khả năng người Nga công khai đưa ra phản ứng mạnh với vấn đề biển Đông khi chưa có đụng độ vũ trang là không nhiều.
4- Các nước Đông Nam Á và thế giới đang phải đau đầu đối phó với suy thoái kinh tế nên sẽ lơ là sự chú ý với hành động ngang ngược của một kẻ giàu có như Trung Quốc.
5- Tình hình nội bộ của Trung Quốc này cũng đang bắt đầu gặp nhiều vấn đề rối ren, từ sự phân hoá ở trung ương giữa phe quân đội hiếu chiến và phe dân sự đang muốn cải tổ, đến vấn đề kinh tế xã hội, thiên tai, lạm phát, lòng dân bất mãn đã có những dấu hiệu lên cao qua những vụ đánh bom gần đây. Vì vậy bọn chúng hy vọng rằng một vấn đề căng thẳng với bên ngoài ở thế "trên cơ" sẽ giúp chúng định hướng lại lòng dân, xoa dịu bớt những vấn đề căng thẳng trong xã hội, giải toả bớt mâu thuẫn chính trị, đoàn kết nội tại, giúp cho phe quân đội hiếu chiến mà đại diện là Tập Cận Bình có thêm "thành tích" trong cuộc chuyển giao quyền lực năm 2012. Ngoài ra đây cũng là cách chúng từng bước thực hiện việc biến biến Đông thành "lưỡi bò 9 đoạn" trước khi người Mỹ rảnh tay ở Trung Đông để can thiệp sâu hơn vào Đông Nam Á theo chiến thuật "muốn dựng thẳng cây gậy thì trước tiên đẩy nó nghiêng" của họ Mao, giống như cách mặc cả của dân chợ, hạ giá để mua được đúng giá mong muốn.
Ngoài nững nguyên nhân kể trên thì việc Trung Quốc gây hấn với Việt Nam ngày càng nhiều, theo tôi là vì những lý do sau:
1- Về mặt chủ quan, Vị trí địa lý chiến lược của Việt Nam đối với Nga, Mỹ, Trung Quốc đều quan trọng, nước nào tạo sự ảnh hưởng với Việt Nam thì cũng có nghĩa là tạo được sự chi phối ở Đông Dương và vùng biển Đông chiến lược. Nhưng cả người Nga lẫn người Mỹ đều gặp cản trở bởi vấn đề khoảng cách địa lý, đặc biệt đối với người Mỹ tuy có căn cứ quân sự xung quanh Việt Nam nhưng bài học 1954-1975 vẫn còn nguyên giá trị nên họ không muốn lặp lại sai lầm một lần nữa. Chỉ còn Trung Quốc là có nhiều lợi thế. Mặc dù luôn thất bại trong các cuộc chiến tranh với Việt Nam từ lịch sử cả nghìn năm nay nhưng vì sự chênh lệch sức mạnh nên cứ mỗi khi mạnh lên bọn hậu bối của Trung Quốc lại quên ngay những bài học của ông cha chúng trước đó. Đặc biệt là trong giai đoạn này, khi Trung Quốc đang có thế lực mạnh mẽ, đồng thời những điều kiện thế giới cũng như nội tại cộng hưởng sẽ khiến cho sự đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam trên biển Đông là điều khó tránh khỏi.
- Việt Nam là nước trung lập không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào, như Philipin, Nhật, Hàn...nên nếu có xảy ra đụng độ thì sự can thiệp của bên thứ 3 sẽ bị hạn chế.
- Xét về sức mạnh, Việt Nam còn kém so với Nhật, Hàn Quốc, còn với Philippin, Đài Loan tuy nhỏ nhưng lại là "đàn em" của Mỹ và Nato nên giai đoạn hiện nay nếu xảy ra chiến sự thì sẽ là lý do để Trung Quốc phải đối đầu với sức mạnh của ít nhất là một nửa thế giới.
- Xét về địa lý, Việt Nam núi liền núi, sông liền sông, biển sát biển nên cũng là điều kiện thuận lợi để quân đội Trung Quốc triển khai tấn công và chiếm giữ. Nếu tấn công Philippin hoặc một nước nào đó phía dưới Việt Nam thì Trung Quốc có thể nhanh chóng giành phần thắng nhưng việc triển khai tấn công xa hậu phương sẽ khiến Trung Quốc khó duy trì được phần thắng lợi lâu dài.
- Nhưng yếu tố nội tại quan trọng hơn cả đối với Trung Quốc là vấn đề giải toả lòng dân để đạt được sự đồng thuận cao. Lịch sử hàng nghìn năm giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có rất nhiều ân oán, đặc biệt là những cuộc chiến thất bại trong quá khứ vẫn khiến tiềm thức của dân Tàu ấm ức, vì vậy nếu tấn công Việt Nam thì cũng là một sự lựa chọn hợp lý để dân Tàu cảm thấy thoả mãn, và từ đó Chính phủ Trung Quốc sẽ nhận được sự đồng thuận của số đông và giải toả lòng dân để làm yên những bất ổn khi trong nội tại Trung Quốc đang xuất hiện nguy cơ biến loạn.
2- Về mặt khách quan, thì nguyên nhân quan trọng nhất đối với Trung Quốc là ngoài những vấn đề khó khăn về kinh tế, xã hội mà Việt Nam đang gặp khiến cho sức mạnh không tập trung thì điểm mấu chốt là Chính phủ Việt Nam hiện nay tuy bề ngoài có vẻ chịu lép vế nhưng thực tế bên trong lại là một chính phủ khá cứng rắn, tự cường, nói ít làm nhiều, "dám chơi dám chịu" không chấp nhận để Trung Quốc chi phối, điều này thể hiện rất rõ trong những chiến lược ngoại giao, sự tăng cường quân sự và thể hiện cả trongBản quy hoạch Hà Nội. Nếu không chi phối được Hà Nội thì trong tương lai khi một sự đối đầu xảy ra giữa Trung Quốc và Mỹ, tuy Việt Nam không tham chiến nhưng có thể cũng sẽ không hỗ trợ Trung Quốc mà điều đó sẽ càng khiến cho tương quan lực lượng giữa Mỹ và Trung Quốc mất cân bằng. Vì vậy khi không chi phối được thì phải dùng sức mạnh để xâm chiếm, việc xâm chiếm này ngoài vấn đề về lợi ích kinh tế thì còn liên quan đến vấn đề xây dựng tuyến phòng thủ và căn cứ quân sự trước khi xảy ra đối đầu. Và vì không chi phối được nên Trung Quốc định dùng chiến thuật cứng rắn để từng bước xâm lấn và ép Việt nam vào những thoả thuận có lợi cho Trung Quốc trước khi Mỹ và Châu Âu có thể bình định được Trung Đông - Bắc Phi dồn sức cho những vấn đề đối phó với Trung Quốc.
Liệu biển Đông có xảy ra bão lớn hay chỉ nổi sóng?
Xét về cục diện sức mạnh thì Trung Quốc hoàn toàn chiếm ưu thế trên biển Đông. Tuy nhiên để lấn chiếm biển đảo của Việt Nam bằng quân sự trong giai đoạn hiện nay thì lại là một hành động phưu lưu mạo hiểm. Vì Trung Quốc có quá nhiều giá trị lợi ích khác để mất cần phải quan tâm.
Xét về chi phí, để tấn công xâm lược và chiếm giữ được lãnh thổ trên biển Trung Quốc sẽ phải bỏ ra chi phí gấp nhiều lần so với chi phí tự vệ và ngăn chặn hành động xâm chiếm của Trung Quốc. Ví dụ nếu để làm chủ lãnh hải xâm chiếm Trung Quốc cần tàu sân bay thì Việt Nam có thể chỉ cần 3 quả tên lửa diệt hạm. Tương quan chi phí quá chênh lệch nên cho dù giàu đến mấy Trung Quốc cũng không trụ được lâu nếu như Chính Phủ Việt Nam kiên quyết không nhượng bộ.
Ngoài vấn đề chi phí thì những vấn đề lợi ích cần bảo vệ và cục diện thế giới hiện nay cũng khiến Trung Quốc chưa dám leo thang quân sự trên biển Đông. Vì hiện nay Trung Quốc đang bị bao vây tứ phía, các đối thủ chỉ chực chờ Trung Quốc ngã ngựa là nhảy vào xâu xé, phía Đông có Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, phía Bắc có Nga, phía Tây có Ấn Độ, phía Nam có Mỹ, Philippin, Malaixia...và có thể có cả Việt Nam. Nếu bị sa lầy vào cuộc chiến với Việt Nam, dân Tàu không chỉ tổn hao tài lực vật lực mà còn sẽ phải xáo trộn cơ cấu lực lượng quân sự trên các mặt trận khác và điều đó sẽ là cơ hội cho các nước còn lại nhảy vào tranh giành, biển Đông còn chưa biết được mất ra sao nhưng những khu vực còn lại nguy cơ mất mát là hiển nhiên vì các đối thủ còn lại của Trung Quốc cũng rất mạnh. Đó mới chỉ là xét về mặt lãnh thổ và quân sự, còn rất nhiều giá trị khác mà Trung Quốc sẽ không bảo vệ được nếu như bị Việt Nam giữ chân ở biển Đông.
Vì vậy trong thời điểm hiện tại và tương lai vài năm tới khi cục diện thế giới chưa có nhiều biến động mạnh thì Trung Quốc chưa dám leo thang quân sự trên biển Đông không chỉ với Việt Nam mà với các nước khác cũng vậy, Trung Quốc chỉ dám dùng chiến thuật "tằm ăn lá dâu" triệt hạ nguồn lực kinh tế của Việt Nam và "khuấy đục nước để trộm cá" nhằm ép dần từng bước về vấn đề lãnh hải.
Tuy nhiên, động thái tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc của Bắc Hàn sau chuyến thăm Trung Quốc của họ Kim có thể là một dấu hiệu báo trước sự leo thang gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông trong thời gian tới. Việc họ Kim phát ngôn gây ra căng thẳng trong quan hệ liên Triều tạo sự chú ý của thế giới có thể là một điều kiện mà Trung Quốc đưa ra để đổi lại sự hậu thuẫn, nhằm hai mục đích: khẳng định sự "trung thành" với Bắc Kinh, phân tán sự quan tâm của thế giới với tình hình tại biển Đông. Vì vậy trong thời gian tới chúng ta vẫn phải hết sức tỉnh táo và kiên quyết ngăn chặn hành động của Trung Quốc trên vấn đề biển đảo. Thậm chí bọn chúng sẽ có những hành động khích động quân sự vì tuy biết là phưu lưu mạo hiểm nhưng chúng cũng biết cái khó của Việt Nam đang phải đối mặt.
Người Mỹ sẽ ở đâu nếu biển Đông có chiến tranh? Biển Đông, bài toán thử thách sự kiên nhẫn của các bên.
Trong vài năm trở lại đây, khi Trung Quốc càng ngày càng bành trướng trên biển Đông, người Mỹ đã có những hành động cụ thể và đưa ra những cam kết thể hiện sự quan tâm tới cán cân sức mạnh với Trung Quốc ở khu vực. Sự tăng cường hiện diện ở khu vực Đông Nam Á, những chuyến viếng thăm quân sự, những cuộc tập trận chung và phát biểu của bà ngoại trưởng Mỹ tại Hà Nội đều nhằm trấn an các nước Đông Nam Á rằng Mỹ sẽ sẵn sàng trở thành đối trọng với Trung Quốc khi xảy ra xung đột trên biển Đông. Mối hiểm hoạ lớn nhất đe doạ đến cục diện thế giới cũng như ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đối với người Mỹ hiện nay là Trung Quốc. Người Mỹ và Châu Âu đang tấn công Trung Quốc trên mọi mặt trận từ kinh tế, chính trị, cho đến văn hoá - xã hội, giờ chỉ còn thiếu mặt trận quân sự là chưa khai hoả. Nhưng thực sự họ có sẵn sàng tham chiến hoặc ngăn chặn những hành động leo thang quân sự của Trung Quốc trên biển Đông hay không? Câu trả lời sẽ là : KHÔNG. Đối với chính trị, khi kẻ địch còn đang mạnh thì nếu không phải là tình thế ép buộc, sẽ không ai thi đấu trực diện mà phải tìm mọi cách làm cho nó suy yếu trước để hạn chế rủi ro. Nên người Mỹ chỉ thực sự tham chiến khi Trung Quốc đã suy yếu, bị lún sâu vào một cuộc chiến gây tổn hao sức mạnh. Còn trước đó họ sẽ đóng vai trò ngư ông đắc lợi.
Chính vì vậy nên một mặt Mỹ ra sức trấn an, khích động các nước có tranh chấp với Trung Quốc để những nước này tự tin cho một cuộc chiến đối đầu với Trung Quốc nhưng chắc chắn mặt khác Mỹ đang "đi đêm" với Trung Quốc về việc không can thiệp quân sự khi Trung Quốc bành trướng trên biển Đông để Trung Quốc ngày càng hung hăng xâm lấn láng giềng từ đó tất sẽ khiến thế giới thù ghét và gây ra chiến tranh với láng giềng. Và chắc chắn hai bên đã đạt được những thoả thuận nhất định nên Trung Quốc càng ngày càng hung hăng.
Tuy nhiên cho dù Trung - Mỹ có đạt được bất cứ thoả thuận nào thì bản chất của vấn đề vẫn không hề thay đổi, đó là giữa Mỹ và Trung Quốc trước sau cũng phải có một kẻ phải tan vỡ thì kẻ kia mới yên tâm để sống.
Vì vậy mọi thoả thuận của hai bên đều chỉ đến một giới hạn thì nhất định sẽ bị phá vỡ, mà giới hạn ở đây chính là một cuộc chiến tiêu hao giữa Trung Quốc và nước láng giềng. Nhưng nếu đợi mãi cuộc chiến đó không xảy ra trong khi Trung Quốc thì ngày càng củng cố được sức mạnh thì điều gì sẽ xảy ra? Người Mỹ sẽ phải trực tiếp tìm lý do gây hấn hoặc thông qua một đồng minh nào đó của Mỹ trên khu vực Đông Á hoặc biển Đông để gây chiến với Trung Quốc. Còn đối với Trung Quốc, họ phải tìm mọi cách củng cố lực lượng căn cứ trên biển Đông, chủ động được năng lượng trước khi Mỹ và Châu Âu giải quyết xong vấn đề Trung Đông và thu xếp được vấn đề nợ công cũng như cơ cấu xong nhân sự trong những cuộc bầu cử một hai năm tới. Còn nếu Trung Quốc không chiếm được biển Đông để biến thành việc đã rồi trong vài năm tới thì cơ hội sẽ không còn nhiều mà nguy cơ bị bao vây và sự can thiệp quân sự sâu hơn của Mỹ và đồng minh sẽ rất lớn, lúc đó đối với Trung Quốc vấn đề toàn vẹn lãnh thổ và âm mưu lấn chiếm biển Đông sẽ là bài toán không lời giải. Vì vậy thời điểm hiện nay cả Mỹ và Trung Quốc đều đang sốt ruột, Mỹ chờ một cuộc chiến tiêu hao sức mạnh của Trung Quốc, còn Trung Quốc thì càng ngày càng muốn đẩy nhanh quá trình xâm lấn biển Đông, chậm ngày nào cơ hội càng mỏng manh ngày đó. Và có vẻ như Trung Quốc đang ngày càng mất bình tĩnh, còn Mỹ thì đang thành công với quá trình thúc đẩy chiến tranh.
....(còn tiếp)