Ở đời có hai dạng lãnh đạo dễ thất bại nhất, đó là người chỉ biết đến cái tình, và người chỉ biết đến cái lý. Ông Trương Đình Anh chắc là được tạm nghỉ một thời gian để suy ngẫm, kiểm điểm, đây có thể là bài toán của FPT sau khi thanh lọc nội bộ. Tuy nhiên dù lý do gì thì FPT vẫn từng bước suy thoái vì họ đã lựa chọn sai chiến lược và quyết định sai về con người.
Dự báo về công ty tập đoàn FPT (P3)
- Dự báo của dungkq từ vietlyso.com ngày 28/3/2011 :
Một tân TGĐ đầy hoài bão nhưng lại có một bài diễn văn quá dài, nên trong ngắn hạn thì người ta có thể tin tưởng vào những ý tưởng của ông Trương Đình Anh, vì nó cũng phù hợp với xu hướng thanh lọc, cải tổ của thế giới hiện nay. Tuy nhiên, trong xu hướng chung vẫn có cái riêng nên chỉ trừ khi trụ sở chính của FPT chuyển vào SG, còn không thì về lâu dài ông Trương Đình Anh sẽ là người "phá" FPT. Không tin cứ chờ xem.- Dự báo ngày 12/6/2012:
FPT tính thì hay nhưng làm thì dở và sẽ thường thất bại những kế hoạch lớn vì sẽ luôn trong tình trạng "thừa thầy thiếu thợ". Nếu họ biết tập trung củng cố và phát triển những gì đang có chứ đừng đẻ ra những tham vọng mới thì mới tránh được tình trạng suy thoái. FPT có thể vẫn sẽ là cty công nghệ số 1 Việt Nam nhưng đó chỉ còn là hình thức trong tương lai không xa. Không tin cứ chờ xem!
---------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tôi không rõ các sách giáo khoa kinh tế viết gì, nhưng theo đúc kết và suy ngẫm của tôi thì đối với một quốc gia, một công ty, hay một gia đình họ chỉ thực sự mạnh khi họ quản trị tốt về mặt con người, quản trị tốt ở đây tức là họ gắn kết được tập thể, và phát huy được năng lực của từng cá nhân. Điều đó thể hiện ra ở việc hình thành được văn hóa đặc trưng phù hợp với văn hóa chung. Đã có thời FPT làm được như vậy, thời mà người ta hay nhắc đến FPT với sự liên tưởng về một nét văn hóa riêng - "văn hóa FPT", và có lẽ đó là thời kỳ họ phát triển nhanh nhất tạo ra những bước ngoặt tốt nhất để vượt lên đẳng cấp mới. Nhưng mải theo đuổi lợi nhuận và tham vọng nên họ đã đánh mất dần văn hóa tạo dựng được, và đến khi ông Trương Đình Anh lên làm TGĐ thì giống như một nhát cắt quyết định lược bỏ nét văn hóa doanh nghiệp hình thành trên nền tảng của tình cảm, niềm tin, khát vọng, đoàn kết, năng động, cống hiến mà chỉ còn "táo bạo và thực dụng". Mà một tổ chức táo bạo và thực dụng thì có vẻ không phù hợp với văn hóa chung của người Việt Nam. Táo bạo và thực dụng có thể nhất thời tạo ra được lợi nhuận, nhưng con người không phải là cái máy, nên không phải lúc nào cũng đạt được hiệu suất lao động cao nhất nên sẽ có lúc họ phải chùng xuống hoặc phá cách, nhưng đó là khi họ phải nạp lại năng lượng hoặc cần phải thư giãn để tái tạo. Những thời điểm này năng suất lao động có thể kém, lợi nhuận của doanh nghiệp có thể giảm nhưng nên chấp nhận và chờ đợi để điều chỉnh nó phù hợp với thời thế mới giống như đồ thị cần điều chỉnh giảm để tích lũy tăng tiếp chứ không nên vội vàng với những tham vọng lớn vì giống như chiếc xe chạy mãi không nghỉ thì sẽ đến lúc máy nóng quá mà cháy. FPT đã không chấp nhận điều đó, họ mang ngay cỗ máy thực dụng ra để "chém" luôn những nhân tố chậm chạp, phá cách để thay bằng những nhân tố mới, nhưng kể cả những nhân tố mới thì cũng không thể lúc nào cũng tràn trề năng lượng nên chu trình chặt chém lại tiếp tục khiến cho "văn hóa" không có cơ hội nảy mầm.
Để hình thành văn hóa công ty thì ngoài công việc phải có cả cái tình, với chiến lược như hiện nay FPT không bao giờ làm được điều đó vì sếp chưa kịp biết hết mặt nhân viên đã lại bị thay. Ông Trương Đình Anh muốn đưa FPT quay lại chu kỳ tăng trưởng đỉnh cao như hồi mới lên sàn là chuyện không tưởng vì biết bao giờ "văn hóa FPT" mới trở lại khi mà nhân tố cũ đã rã đám hoặc rơi rụng hết, còn nhân tố mới thì chưa kịp gắn kết. Nếu như FPT đừng nóng vội thay máu hệ thống mà chấp nhận tăng trưởng chậm vài năm để củng cố lại bộ máy sau một thời kỳ tăng nóng thì có thể sau đó họ sẽ lại tiến lên một đỉnh cao mới.
Ở đời có hai dạng lãnh đạo dễ thất bại nhất, đó là người chỉ biết đến cái tình, và người chỉ biết đến cái lý. Ông Trương Đình Anh là dạng thứ 2 và ông ta là người được FPT lựa chọn nên ông ta sẽ là người tạo tiền đề cho sự đổ vỡ không thể cứu vãn của "văn hóa của FPT". Cho nên chỉ cần nhìn vào ông Trương Đình Anh thì sẽ đoán được tương lai sắp tới của FPT là từng bước suy thoái. Bây giờ FPT muốn phát triển lên đỉnh cao mới thì họ phải bắt tay xây dựng lại "văn hóa" doanh nghiệp, nhưng để xây dựng được "văn hóa" thì đâu phải một sớm một chiều mà sẽ mất nhiều năm. Tuy nhiên nhìn vào địa thế trụ sở của FPT hiện nay tôi chắc chắn họ không làm lại được thành tựu trong quá khứ.