Trung Quốc cho rằng "thời cơ" chiếm Trường Sa đã đến?
- 10:58 - Thứ 6, 04/12/2015
-
Trích đoạn bài viêt Ngày 21/5/2010:
"3- DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUA ĐỊA HÌNH
Nguyên lý để luận: Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng là kết quả của một chuỗi những nguyên nhân trước đó đồng thời sẽ tham gia vào nguyên nhân để hình thành nên những sự việc tiếp theo. Vì vậy chỉ cần hiểu được nguyên lý vận động của sự việc hiện tại có thể dự đoán được tương lai và tìm về quá khứ.
Dựa trên những phân tích về địa thế Thăng Long và địa hình đất nước hiện nay, tôi đưa ra những dự đoán như sau:
- 1- Trong vòng ít nhất là 100 năm, kể từ sau 1975 đến 2075, khi nào Thăng Long còn là thủ đô của Việt Nam thì dân tộc Việt Nam vẫn luôn giữ vững được độc lập, đồng thời sẽ không còn xảy ra tình trạng nội chiến bắc - nam như thời Trịnh - Nguyễn phân tranh hoặc Nam - Bắc 1954 - 1975.
- 2- Khi suy thoái tiếp tục diễn ra, nhiều Chính phủ trên thế giới sẽ phải "hy sinh", nhiều quốc gia xảy ra bạo loạn thì Việt Nam vẫn ổn định về chính trị và về cơ bản đời sống an sinh của nhân dân vẫn được đảm bảo ở mức độ chấp nhận được.
- 3- Khi Thăng Long còn là thủ đô của Việt Nam, thì chỉ khi các chính thể ở Thăng Long tự điều chỉnh mọi việc mới thay đổi còn ngoài ra bất cứ sự phá hoại nào cũng sẽ là viển vông và kể cả sự tác động của bất cứ một cường quốc nào trên thế giới để nhằm thay đổi chính thể tại Thăng Long cũng sẽ là nhiệm vụ bất khả thi.
- 4- TTHCQG sẽ không chuyển về Ba Vì cho dù là đến năm 2030 hay 2050. Thăng Long hiện nay vẫn sẽ là Trung Tâm Hành Chính của cả nước.
- 5- Việt nam sắp tới sẽ có nhiều thay đổi, nhưng sau năm 2012, Việt nam sẽ từng bước khẳng định được vị thế và tầm ảnh hưởng lớn hơn trên vũ đài chính trị thế giới.
- 6- Từ nay cho đến năm 2012, trong khi nhiều vùng đất trên thế giới phải vật lộn với nắng nóng, khô hạn thì về cơ bản những cơn mưa vẫn sẽ được rót xuống kịp thời trên đất Việt Nam và người dân Việt nam sẽ không phải lâm vào tình thế cùng khổ.
Xét trên tình hình thực tế về khả năng quản lý xã hội, an định lòng dân, ổn định chính trị, đối phó với những vấn đề ngoại giao, sự ủng hộ của người dân trong và ngoài nước….có thể khẳng định rằng thể chế hiện nay của ĐCS là rất mạnh, điều đó càng thể hiện rõ hơn qua việc khi suy thoái kinh tế trên toàn thế giới ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị xã hội của nhiều nước trên thế giới thì tình tình chính trị xã hội vẫn yên ổn, và nền kinh tế của nước ta tuy còn nhiều khó khăn nhưng về cơ bản đời sống của người dân vẫn được đảm bảo. Ở các nước, đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng là người nghèo, người thu nhập thấp, ví dụ như ở Mỹ có đến hơn 4 triệu người bị thu hồi nhà cửa. Trong khi đó ở Việt Nam, có vẻ như nhờ khủng hoảng mà nhiều người nghèo có tiền xây nhà, nhiều đối tượng chính sách, về hưu được nâng lương, trợ cấp xã hội được cải thiện….Những điều đó cho thấy rằng “ tư tưởng lấy dân làm gốc” vẫn là tư tưởng chủ đạo của chính thể Thăng Long và khí độ Thăng Long vẫn còn rất vượng nên vẫn làm chủ tư tưởng của các nhà lãnh đạo.
Địa hình Việt Nam đặc trưng, (đặc trưng như thế nào tôi không kỹ bàn ở đây) nên trong điều kiện bình thường hai can Long - Hổ giống như đang ngủ nên sức ỳ lớn, dễ trở nên tiêu cực, thụ động, cái gì cũng ngắn hạn và vì vậy mà khi bình yên thì chúng ta cảm nhận dường như tiêu cực, tệ nạn đang diễn ra ở khắp mọi nơi, cảm thấy đất nước ngày càng yếu kém so với xung quanh. Nhưng khi gặp nguy nan, cũng đồng nghĩa với việc sinh khí của đất nước đang có sự biến động, Thanh Long - Bạch Hổ cũng bị chấn động thì Long - Hổ lại giật mình mà bừng tỉnh và "địa động thì nhân ứng", năng lực lại được phát huy vì vậy các giải pháp trở nên độc đáo, chiến lược trở nên mạnh mẽ, do đó đôi khi chúng ta tưởng dường như đất nước đang nguy ngập đến nơi thì vấn đề vẫn lại được ứng phó kịp thời, khó khăn lại được giải quyết. Tuy nhiên do khi nguy nan mới bừng tỉnh nên mặc dù đất nước thoát khỏi cơn bĩ cực nhưng cũng sẽ phải lao lực vất vả. Và không chỉ ứng hợp gián tiếp với con người mà sông núi Việt Nam cũng sẽ phát huy sức mạnh trực tiếp để góp phần tạo ra sự an bình, mọi người sẽ được kiểm chứng rõ ràng từ giờ cho đến năm 2012 – Trong khi nhiều vùng trên thế giới phải vật lộn với nắng nóng, khô hạn thì những cơn mưa sẽ được rót xuống kịp thời trên đất Việt Nam. Sức mạnh của Thăng Long là sức mạnh tiềm ẩn, muốn hiểu được rõ thực lực của Thăng Long thì phải nhân lên tối thiểu 3 lần những gì mà người ta có thể nhìn thấy được, phân tích được. " ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung Quốc cho rằng "thời cơ" chiếm Trường Sa đã đến?Thứ Hai, 06/08/2012, 06:38 [GMT+7](Quốc phòng)- Không cần úp mở gì nữa, rõ ràng là Trung Quốc đã chiếm Trường Sa của Việt Nam trên văn bản hành chính. Họ đã biến Trường Sa Việt Nam trở thành quận huyện của họ có đầy đủ cơ cấu tổ chức chính quyền…trong khi Trường Sa là một huyện của Khánh Hòa-Việt Nam mà dân cư của ta đã và đang sinh sống từ lâu đời. Vấn đề là khi nào Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh? Bất kỳ hoạt động nào, chính trị, quân sự hay kinh tế, thì việc nắm bắt thời cơ là một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên thắng lợi. Để mất thời cơ, sẽ kéo dài thời gian và có kết quả không trọn vẹn. Thời cơ chỉ đến một lần mà không bao giờ trở lại.
Trong trang sử quan hệ với Việt Nam, với dã tâm bành trướng, bá quyền, Trung Quốc đã rất nhiều lần lợi dụng thời cơ để gây cho Việt Nam nhiều khó khăn, tổn thất.
Năm 1974, sau khi mặc cả với Mỹ sau lưng Việt Nam, lợi dụng Việt Nam tập trung sức người, sức của cho công cuộc thống nhất đất nước, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa.
Năm 1979, lợi dụng chính sách ngoại giao xơ cứng của Việt Nam với Mỹ. Trung Quốc tấn công Việt Nam. Cuộc tấn công này đạt được 2 mục đích.
Thứ nhất, triệt hạ khả năng Việt Nam thay đổi chính sách ngoại giao với Mỹ, tạo ra hố sâu ngăn cách giữa Việt Nam với Mỹ và các nước phương Tây.
Cuối cùng, bị cấm vận kinh tế, căng thẳng về an ninh, thù trong giặc ngoài, khiến Việt Nam kiệt quệ sau chiến tranh, không có khả năng hồi phục hoặc hồi phục chậm chạp…là bài học giá trị mà Việt Nam nhận được từ Trung Quốc.
Thứ hai là Trung Quốc, qua đó, xin được làm bạn với Mỹ. Sự hậm hực của Mỹ như được thỏa lòng. Mỹ “nuôi” Trung Quốc trong gần 3 thập kỷ.
Năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa trước khi Việt Nam rút quân từ Campuchia về nước sau 10 năm giúp bạn năm 1989.
Phải công nhận một điều rằng Trung Quốc theo dõi, lợi dụng thời cơ để “chơi” Việt Nam rất tốt, đặc biệt là thời điểm 1979.
Năm 1979, không phải vì lúc đó các quân đoàn chủ lực Việt Nam đang giải phóng Campuchia, đó chỉ một phần để giảm thiểu tổn thất quân sự, điều này, với Trung Quốc không quan trọng, mà giỏi ở chỗ, ngay lúc đó, họ đã lường trước những cái được, cái mất trong mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ.
Họ đã nhìn thấy thời cơ bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt dễ dàng thuận lợi cho Việt Nam đã qua đi và họ chớp lấy thời cơ đó bằng hành động có lợi cho mình: Được làm bạn với Mỹ bằng “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Có thể nói Trung Quốc đã nhìn thấy hiện tại, tương lai mối quan hệ Việt - Mỹ ảnh hưởng đến Trung Quốc như thế nào. Đó là tầm nhìn xa chiến lược của ông Đặng Tiểu Bình.
Sách lược “Giấu mình chờ thời” thực chất là nghệ thuật thời cơ. Nó có 2 hoạt động quan trọng. Thứ nhất là, rình mò, theo dõi, lợi dụng thời cơ để hành động cho mục đích. Thứ hai là bí mật các hoạt động để tạo thời cơ và khi thời cơ đến thì chớp lấy hành động.
Hai hoạt động này luôn song hành cùng nhau và đối với Trung Quốc, trong 3 thập kỷ lại đây, họ chủ yếu thiên về hoạt động kiểu thứ nhất-rình mò, theo dõi, lợi dụng thời cơ, mà như trên đã dẫn.
Khi thời cơ đến thì hành động, lúc đó thì không cần vì không thể giấu mình là tất yếu.
Tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây cho thấy Trung Quốc không còn “giấu mình” nữa. Họ không cần giấu diếm ý đồ, ngang nhiên hành động, bất chấp tất cả để thực hiện tham vọng chiếm Trường Sa của Việt Nam và 80% Biển Đông. Trên Biển Đông Trung Quốc đã “chơi bài ngửa”.
Vậy, phải chăng Trung Quốc cho là thời cơ của họ đã đến?
Bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng biết và bất bình với những hành động ngang ngược, nguy hiểm của Trung quốc trong những ngày gần đây.
Nguy hiểm càng gia tăng khi Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Rồi, ngày 21/7, phía Trung Quốc đã tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Không cần úp mở gì nữa, rõ ràng là Trung Quốc đã chiếm Trường Sa của Việt Nam trên văn bản hành chính. Họ đã biến Trường Sa Việt Nam trở thành quận huyện của họ với đầy đủ cơ cấu tổ chức chính quyền…trong khi Trường Sa là một huyện của Khánh Hòa-Việt Nam mà dân cư đang sinh sống từ lâu đời.
|
Su 30K bảo vệ chủ quyền thiêng liêng Tổ quốc |
Vấn đề là khi nào Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh để đánh chiếm?Giới hiếu chiến quân sự và còn có những học giả “ăn theo” của Trung Quốc đã nắm bắt 4 vấn đề trong dự báo thời cơ, coi đó là thời cơ để lợi dụng.
Trước hết là về thời cơ bên ngoài:
Một là: ASEAN đã rệu rã, khả năng đoàn kết để chống Trung Quốc không còn, họ có thể “bẻ từng chiếc một” dễ dàng.
Hai là: Mối quan hệ Việt-Mỹ phát triển nhanh không tưởng tượng nổi trên nhiều mặt, trong đó có an ninh quốc phòng. Hiện tại mối quan hệ này đang “lòng trong tuy đã, nhưng ngoài còn e”.
Nếu để thêm thời gian, khi Việt-Mỹ không còn e ngại gì nhau nữa, “tay trong tay” thì khó khăn sẽ gấp bội cho mục đích bành trướng.
Ba là: Mỹ vừa mới trở lại châu Á-TBD, các mối quan hệ gây dựng đang còn mới mẻ. Mỹ chỉ quan tâm đến “diện”, chưa quan tâm đến “điểm” trên biển Đông, nên can thiệp của Mỹ là chưa sẵn sàng nếu như làm gì đó mà không ảnh hưởng đến “an toàn hàng hải” của Mỹ.
Vụ Scarborough, thông qua đó và với ngay Philipines, một đồng minh của Mỹ, càng chứng tỏ nhận định trên là đúng.
Đây là thời cơ được xác định là quan trọng nhất.
Bốn là: Thế và lực Việt Nam bây giờ đang còn hạn chế, chưa đủ khă năng bắt Trung Quốc phải trả giá đắt. Nếu để đến hết năm 2014, lúc đó Việt Nam có thời gian hiện đại hóa Không quân, Hải quân như hoàn chỉnh Hạm đội tàu ngầm, tàu chiến hiện đại khác thì Trung Quốc không có khả năng trên cơ Việt Nam. Đụng vào Việt Nam thì Trung Quốc phải trả giá đắt và chắc chắn đắt không chịu đựng nổi. Bởi vậy, bây giờ hoặc không bao giờ.
Đây là thời cơ được xác định là quyết định thành bại của hành động.
Cuối cùng là thời cơ bên trong (nội bộ):
Có thể Trung Quốc cho rằng họ mạnh chưa từng thấy. Hoặc đây là thời cơ để chuyển những mâu thuẫn nội bộ ra bên ngoài hoặc là thời cơ để cho giới quân sự hiếu chiến, những “con rồng” đầy thế lực vì lợi ích cục bộ, gây áp lực lên chính quyền trung ương Trung Quốc đang trong cuộc đấu tranh tranh giành quyền lực gay gắt diễn ra trước khi đại hội Đảng CSTQ vào mùa thu tới.
Vân vân và vân vân.
Quả thật, xét về mặt thời gian, thì những thời cơ trên (bên ngoài) hoàn toàn chính xác, không sai điểm nào, rất dễ nhận biết và dự đoán. Chẳng hạn như Việt Nam 2010 thực lực không bằng 2014 là đương nhiên.
Điều quan trọng là, qua đây, dư luận cũng rất dễ nhận biết dã tâm và sự ham muốn cháy bỏng, không cưỡng lại được của giới có tư tưởng bành trướng, bá chủ thiên hạ ngấm sâu vào máu đến mức độ nào.
Với nhận thức “bây giờ hoặc không bao giờ” họ trở nên điên cuồng và liều lĩnh hơn bao giờ hết.
Nhưng, rất tiếc, đánh giá sức mạnh Việt Nam, khả năng giáng trả tại thời điểm đó chính xác mới là quyết định thành bại của cuộc chiến.
Điều này thì chỉ có giới thông thái, trí tuệ, sáng suốt làm được, vì đó là một vấn đề khoa học, cho nên nó không dành cho những kẻ có cái “đầu nóng”.
Lê Ngọc Thống
---------------------------------------------------------------------------------------
Những dự báo của tôi từ 21/5/2010 đến nay đã đúng, đang đúng và tiếp tục đúng, chính vì thế việc"đánh giá sức mạnh Việt Nam, khả năng giáng trả tại thời điểm đó chính xác mới là quyết định thành bại của cuộc chiến" mà tác giả Lê Ngọc Thống đề cập trong bài viết trên thì Trung Quốc sẽ không làm được. Địa hình Việt Nam 30 năm trước so với hiện nay đã có sự thay đổi nhất định, do đó sẽ không có cuộc chiến lớn xảy ra trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc mà chỉ dừng ở mức đụng độ quân sự. Trong ngắn hạn chúng ta có thể không giữ được tất cả những gì đang có nhưng vẫn sẽ giữ được đại cục và "chuyển giao" cuộc chiến với Trung Quốc cho Mỹ và đồng minh. Thế cục "ngư ông đắc lợi" của Việt Nam trong tương lai phụ thuộc vào những quyết định của chính phủ ở thời điểm này có tiếp tục triển khai được công cuộc cải tổ nội bộ và kéo dài sự giằng co để tránh một cuộc chiến lớn với Trung Quốc hay không. Việt Nam sẽ làm được.