Dự báo ngày 13/6/2012 trước ngày bầu cử của Hy Lạp (18/6/2012) :
Cho dù sau bầu cử cuối tuần này, Hy lạp vẫn thuộc EU, nhưng sớm muộn gì Hy lạp cũng sẽ phải rời khỏi EU trong năm nay, thời điểm khả quan sẽ là mùa thu. Điều gì sẽ xảy ra nếu Hy lạp rời khỏi EU? -------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hy Lạp sẽ vỡ nợ vào tháng 9 tới? Thứ 2, 23/07/2012, 08:02Theo tờ Der Spiegel, IMF muốn ngừng viện trợ cho Hy Lạp ngay khi quỹ Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) bắt đầu đi vào hoạt động trong tháng 9 tới. Khi đó, Hy Lạp sẽ vỡ nợ.
Sự kiên nhẫn của IMF đối với Hy Lạp đã hết. Theo thông tin mà tờ Spiegel đưa ra, các quan chức cấp cao của IMF đã thông báo với các nhà lãnh đạo châu Âu rằng IMF không còn muốn cung cấp thêm viện trợ tài chính cho Hy Lạp.
Nhóm tam hùng (gồm IMF, ECB và EU) ước tính rằng Hy Lạp sẽ cần bổ sung thêm hoảng 10 đến 50 tỷ euro. Tuy nhiên, rất nhiều chính phủ trong khu vực eurozone đã không còn muốn chia sẻ gánh nặng nợ với Hy Lạp.
Thông tin này được đưa ra trước thềm chuyến khảo sát của nhóm tam hùng đến Hy Lạp. Nhóm này sẽ thanh tra các chương trình điều hành kinh tế của chính phủ mới và quyết định xem liệu Hy Lạp có đáp ứng được các yêu cầu của gói cứu trợ thứ 2 và có thể nhận gói cứu trợ tiếp theo hay không..
Hôm 20/7, ECB gia tăng sức ép buộc Hy Lạp phải tuân theo các điều kiện của gói cứu trợ khi thông báo sẽ không chấp nhận trái phiếu Hy Lạp làm tài sản đảm bảo cho các khoản nợ từ ECB. Chính sách này được áp dụng ít nhất là cho đến khi nhóm tam hùng có được những quyết định khả quan.
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle hôm thứ 7 (21/7) cũng bác bỏ khả năng nới lỏng các điều kiện của gói cứu trợ thứ 2 dành cho Hy Lạp.
Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy cuối cùng thì tất cả các tổ chức và quốc gia đã không còn muốn cứu giúp Hy Lạp. Điều đáng buồn là hàng trăm tỷ euro đã bị lãng phí trong 3 năm qua trong nỗ lực ngăn chặn "điều không thể ngăn chặn."
Anh Thư