Việt Nam - Cơ hội và thách thức trong 20 năm tới (P5)
- 08:14 - Thứ 6, 04/12/2015
-
Vậy thực sự một cuộc chiến trên biển Đông đang nằm trong tay ai? Người Trung Quốc có mong muốn một cuộc chiến quân sự với Việt Nam không? Chắc chắn là không, vì bọn họ cũng hiểu được những toan tính của người Mỹ cũng như hậu quả của việc gây ra một cuộc chiến tranh với Việt Nam.
Và ngay cả việc giành chiến thắng trong cuộc chiến biển đảo với Việt Nam cũng là một thách thức quá sức đối với Trung Quốc, vì những lý do sau:
- Nếu không có chiến tranh với Việt Nam thì sau này khi cần Trung Quốc còn có thể nhờ vả sự giúp đỡ nhưng nếu một cuộc chiến xảy ra thì chắc chắn họ không còn cơ hội để ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam và không những thế còn đẩy Việt nam từ môt nước trung lập lại gần với Mỹ hơn trong cuộc chiến tiêu diệt Trung Quốc.
- Trung Quốc không thể thắng Việt Nam trong bất cứ cuộc chiến xâm lược nào, kể cả trên đất liền hay trên biển Đông. Về chiến tranh trên đất liền các cuộc chiến trong cả nghìn năm lịch sử đã chứng minh rằng khi đất Thăng Long còn là thủ đô của Việt Nam thì tất cả các cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đều thất bại nhanh chóng vì người Việt Nam quá thiện chiến, cho dù tương quan lực lượng hai bên chênh lệch. Gần đây nhất là năm 1979, và kể cả bây giờ sau hơn 30 năm phát triển mặc dù quân Tàu cũng đã có nhiều tiến bộ nhưng quân đội Việt Nam cũng trưởng thành vượt bậc nên xét về quy mô quân Tàu có thể đông hơn, vũ khí nhiều hơn nhưng xét về mức độ tương quan sức mạnh thì chắc chắn không thể chênh lệch nhiều hơn cuộc kháng chiến chống Mỹ của người Việt 1954 - 1975, một quân đội nhỏ có khởi đầu là chân đi dép cao su, đầu đội mũ lá - đánh tan ý chí xâm lược của liên quân được trang bị tận răng, một sự chênh lệch về đẳng cấp quá lớn. Lịch sử của dân tộc Việt Nam nghìn năm nay là lịch sử của các cuộc kháng chiến vĩ đại, và đều là các cuộc đại chiến với những đối thủ lớn nhất của thời đại, đặc biệt là thế kỷ 20. Nên dân tộc Việt Nam đã được hun đúc thành dân tộc yêu hoà bình nhưng cũng rất thiện chiến, tinh thần dân tộc đã ăn sâu vào ý thức của từng cá nhân, từng gia đình, mỗi người dân Việt Nam đều có thể trở thành lính chiến, nhất là với thế hệ của thời đại Hồ Chí Minh, những con người sinh ra và trưởng thành trong chiến tranh, thậm chí tham gia chiến trận từ khi còn trong bụng mẹ. Vì vậy chỉ sợ Trung Quốc không dám vào đất liền, chứ còn đã vào đất liền nhất định sẽ bị "nấu cao".
Còn về chiến tranh ngoài biển đảo, Trung Quốc có thể giành phần thắng nhất thời do chiếm ưu thế về quân số và vũ khí, nhưng để chiếm giữ hoặc duy trì chiến thắng thì Trung Quốc không thể làm được vì những lý do chủ yếu sau:
- Nếu cuộc chiến xảy ra thì chính nghĩa sẽ thuộc về Việt Nam, còn Trung Quốc sẽ bị coi là phi nghĩa. Mà chính nghĩa thì sẽ luôn thắng phi nghĩa mặc dù có thể trong giai đoạn đầu của cuộc chiến những giá trị bị làm đảo lộn, nhưng cuộc chiến càng kéo dài thì lòng người càng mệt mỏi, lúc đó những kẻ xâm chiếm phi nghĩa không có điểm tựa tinh thần là lý tưởng chính đáng tất sẽ tự rã đám ngay từ trong tâm thức dẫn đến mất ý chí và khả năng chiến đấu, nội bộ phân hoá, gặp nhiều sự phản đối từ người dân của chúng và thế giới.
- Quân đội của Trung Quốc chưa có đẳng cấp viễn chinh như quân Mỹ nên sẽ không tạo dựng được điểm tựa hậu phương vững chắc gần khu vực chiếm giữ mà vẫn sẽ phải lấy đất liền làm điểm tựa, và gần nhất cũng vẫn là đảo Hải Nam. Mà như vậy thì quá xa so với khả năng của chúng và quá xa so với điểm tựa của quân đội Việt Nam. Nên nếu đánh trên biển đảo, nhất là khu vực Trường Sa thì Trung Quốc sẽ rơi vào thế bị Việt Nam "lấy sức nhàn chặn đánh quân mệt mỏi" và chúng sẽ không trụ được lâu, tất yếu sẽ thua trận.
- Về mặt trang bị hoả lực, mặc dù hiện nay khi cuộc chiến chưa diễn ra thì có vẻ như Việt Nam ít hoả lực mạnh hơn Trung Quốc, nhưng chắc chắn rằng khi cuộc chiến diễn ra Việt Nam sẽ không thiếu thứ gì, kể cả những loại hiện đại nhất của Nga, Mỹ để tạo được sức công phá ngang ngửa với Trung Quốc. Có thể Việt Nam chưa sở hữu những thứ đó hoặc thừa tiền để có mà là do cả Nga và Mỹ đều không muốn nhìn thấy chiến thắng của Trung Quốc và có dã tâm xâu xé Trung Quốc nên họ sẽ trở thành những tay lái súng bậc nhất cung cấp vũ khí cho Việt Nam, thậm chí Việt Nam không có tiền chúng cũng sẵn sàng nhiệt tình bán chịu hoặc viện trợ không hoàn lại. Vì lúc đó Việt Nam giống như một tiền tuyến tiêu diệt Trung Quốc. Nga - Mỹ chẳng mất gì mà chỉ phải đầu tư ra vài tỷ đô để đổi lại những giá trị lớn hơn thì nhất định chúng sẽ đổi. Nên nhiều người lo lắng rằng quân đội Việt Nam còn lạc hậu, trang bị hoả lực thiếu thốn nhưng đó là nỗi lo dư thừa.
- Về năng lực tác chiến, mặc dù đã có nhiều tiến bộ vượt bậc về trang thiết bị nhưng chắc chắn rằng năng lực tác chiến chiến thuật của Tàu không thể bằng Việt Nam, vì chiến lược, chiến thuật tác chiến không chỉ phụ thuộc vào hoả lực, máy móc mà còn phụ thuộc nhiều hơn vào chất xám chiến tranh. Mà chất xám chiến tranh thì phụ thuộc vào "bản năng chiến tranh". Dân tộc Việt Nam được đào luyện quá nhiều trong các cuộc chiến tranh vệ quốc nên "bản năng chiến tranh" rất mạnh, dù bất cứ thời nào thì trong chiến tranh tất sẽ nảy sinh anh hùng, sáng tạo ra những chiến thuật độc đáo, nhất là chiến thuật phá hoại, tiêu hao. Còn Trung Quốc, một kẻ xâm chiếm xa nhà, tuy trang bị vũ khí đã có nhiều tiến bộ nhưng sở trường của chúng không phải là viễn chinh xa bờ và mà đúng ra là sở đoản của chúng khi mới có kinh nghiệm vài năm phát triển. Vì vậy quân đội của chúng sẽ thiếu kỷ luật, thiếu sự sáng tạo trong ý tưởng và triển khai chiến thuật trong chiến đấu. Mang sở đoản của mình đấu với sở trường của người khác thì dù giỏi cách mấy mà thi đấu lâu dài tất sẽ phải thua.
Mà muốn thắng Việt Nam đâu phải dễ, các điều kiện tối ưu cho phép Việt Nam có thể chủ động kéo dài cuộc chiến tranh phá hoại Trung Quốc trên biển đảo, còn Trung Quốc thì ngược lại, các điều kiện hiện nay không cho phép chúng giành lợi thế với chiến lược đánh nhanh thắng nhanh hoặc chiếm giữ lâu dài.
- Tại sao Việt Nam và Trung Quốc không cùng hợp tác khai thác tài nguyên biển mà phải dẫn đến tranh chấp?
- Việt Nam đang lo sợ điều gì? Phải chăng là sợ sức mạnh của Trung Quốc?
- Sách lược của Việt Nam đối với biển Đông? Những ứng xử hiện nay của Chính Phủ Việt Nam liệu có đang đi đúng hướng?
- Chiến lược quốc gia của Việt Nam trong hiện tại và tương lai là gì để tránh lặp lại kịch bản là chiến trường của các phe nhóm lợi ích trên thế giới?
Với những điều kiện khách quan và chủ quan không thuận lợi cho một cuộc chiến với Việt Nam nên bản thân Trung Quốc cũng không dám hung hăng dùng vũ lực nếu như chúng ta kiên quyết bảo vệ chủ quyền. Vì biết Việt Nam đang ở trong hoàn cảnh phức tạp, nếu không bị lấn áp nghiêm trọng thì Việt Nam sẽ nhường, nên Trung Quốc vẫn cứ lấn tới, tìm cách ép Việt Nam từng bước một. Chúng leo thang gây hấn ở chừng mực dân sự và các biên pháp quân sự nhỏ lén lút chứ chưa dám ngang nhiên dùng hoả lực để xâm lấn. Những biện pháp này một mặt để từng bước phá hoại lợi ích kinh tế của Việt Nam và tạo sức ép trên mặt trận ngoại giao vì chúng biết rằng, nếu lấy được cái gì đó của dân Việt Nam trong bình yên thì sẽ giữ được lâu dài, còn nếu dùng vũ lực để lấy thì sẽ phải đối đầu với sức phản kháng mãnh liệt. Mặt khác, việc gây hấn chèn ép đối với Việt Nam cũng là một cách làm thoả mãn cái tinh thần dân tộc nửa mùa của đám dân tộc chủ nghĩa ăn no dửng mỡ trong nước và định hướng lại quần chúng khỏi những vấn nạn đang diễn ra trong xã hội (nói dân Trung Quốc có tinh thần dân tộc nửa mùa của đám dân tộc chủ nghĩa ăn no dửng mỡ là có lý do, dân Trung Quốc tự đánh nhau thì giỏi chứ đánh nhau với bên ngoài chỉ huyênh hoang lúc đầu nhưng đến khi đánh thật thì lại sợ, sẽ đưa ra dẫn chứng sau khi kết thúc loạt bài viết này). Và chúng cũng chỉ muốn đạt mục đích giải toả lòng dân chứ chưa dám sẵn sàng cho một cuộc chiến vì lúc đó thay vì để làm yên nội tại xã hội, Trung Quốc sẽ tự phá vỡ xã hội của mình. Nên thực sự một cuộc chiến tranh trên biển Đông cũng không phải do Trung Quốc làm chủ.
Vây tại sao Việt Nam chúng ta không đáp trả lại Trung Quốc một cách tương xứng, phải chăng là Việt Nam sợ Trung Quốc. Cả nghìn năm nay Việt Nam chưa bao giờ sợ đối đầu với Trung Quốc, kể cả khi tương quan sức mạnh chênh lệch nhiều lần, bây giờ thì lại càng không sợ. Vì chúng ta có đủ thiên thời, địa lợi để thắng. Nên theo tôi mặc dù bị Trung Quốc lấn ép nhưng Chính Phủ hiện nay cũng vẫn không coi đó là mối nguy cơ chính và có thể xử lý bất cứ khi nào muốn. Mà mối nguy hại lớn nhất hiện nay Việt Nam đang lo sợ chính là"sâu", "sâu" làm hỏng mất yếu tố "nhân hoà".
- “Trước kia chỉ có một con sâu làm rầu nồi canh. Nay thì nhiều con sâu lắm! Nghe mà thấy xấu hổ”! Không nhẽ cứ để mãi như vậy, mai kia người ta nói là cả một bầy sâu, tất cả là sâu hết! Thế đâu có được! Một con sâu đã nguy hiểm rồi! Một bầy sâu là chết cái đất nước này!…” - Ông Trương Tấn Sang - Ủy viên BCT, thường trực Ban bí thư.
Điểm tựa của vũ khí là căn cứ quân sự, điểm tựa của quân đội và của một cuộc chiến chính là lòng dân. Lòng dân chính là điểm tựa của chính thể, cũng chính là điểm tựa của bất cứ cuộc chiến nào. Dân không ủng hộ thì dù quân đội có chiến thắng bước đầu cũng không duy trì lâu được, chỉ đánh dăm ba trận là đuối sức, tất sẽ phải thua. Sự thịnh suy hưng vong của một chính thể, hay một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố lòng dân. Nhưng hiện nay, sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam tuy đã đạt được một số thành tựu kinh tế, nhưng cái giá phải trả cũng không hề nhỏ, và cái giá lớn nhất là Chính quyền đang mất lòng tin ở nhân dân.
Sự mất lòng tin thể hiện trong mọi mặt của cuộc sống, xét về kinh tế - chính trị, vài năm trở lại đây, đi từ nông thôn đến thành thị, khi nói đến chính quyền thì chủ đề của người dân luôn là tham nhũng, hối lộ, bán đất, tranh quyền, chạy chức, cưỡng ép thường dân, phạm pháp, đổi trắng thay đen của "đầy tớ nhân dân". Chính quyền nói người dân không tin, phải vận động, thậm chí cưỡng ép dân mới tin. Xét về kinh tế, Việt Nam Đồng mất giá liên miên, thậm chí bị "hắt hủi" trong thứ bậc ưu tiên nắm giữ, đầu cơ.
Xét về văn hoá - xã hội, luật pháp bị coi thường, chính quyền bị chống đối ngày càng nhiều, đơn giản vì người dân không tin nhiều lắm vào những kế hoạch chống tham nhũng, chống tiêu cực của Chính phủ mà luôn cho rằng tiền có thể mua được tất cả, nếu có phạm luật thì chỉ cần có tiền hối lộ, chạy án là cũng không sao.
Âm nhạc thì tạp loạn, nhí nhố, không chỉ người nghe mà thậm chí ca sỹ hát xong cũng chưa chắc đã hiểu cái thứ mình vừa hát.
Trong khi giá trị tuyên truyền của âm nhạc thì còn lớn hơn cả những bài diễn văn chính trị đặc sắc, vì âm nhạc dễ đi vào lòng người hơn các thể loại tuyên truyền khác. Người ta đã từng đúc kết rằng "nghe âm nhạc của một nước, biết được sự thịnh suy hưng vong của nước đó", kể cũng không sai, vì âm nhạc chính là sự thể hiện tâm thức, ý chí của một cộng đồng, một dân tộc. Tôi được nghe một người từng là sĩ quan cao cấp của chế độ Cộng Hoà nói như thế này "Cộng Sản trước sau gì cũng thắng thôi, đến tao bây giờ nghe những bài hát cách mạng còn cảm thấy rạo rực, thì bảo sao ngày đó quân miền bắc nghe xong bài hát là sẵn sàng ra trận đánh nhau. Còn bọn tao nửa đêm nghe mấy bài sến chỉ muốn bỏ súng về nhà". Âm nhạc bây giờ nghe xong thấy cũng có khác gì nhiều so với nhạc sến của SG trước 1975 đâu, chỉ toàn thấy ăn chơi, hưởng thụ, bi luỵ, ái ố tạp loạn. Ca sĩ hát như bị thần kinh lên đồng, cả năm không cho ra nổi một sản phẩm thì được trao giải cống hiến, còn người tạo ra hẳn một phong cách với hàng chục album âm nhạc cống hiến cho xã hội thì không được nhắc đến. Và điều đó là thể hiện sự băng hoại của ý thức xã hội, của nhân dân. Và khi ý thức người dân đã trở nên hèn yếu thì lấy đâu ra sức mạnh để chiến đấu. Việt Nam đến giờ vẫn còn ổn định chẳng qua là do lịch sử của chúng ta quá sâu bền, thời đại Hồ Chí Minh quá kiêu hùng nên bên cạnh những dòng nhạc hổ lốn hiện nay thì dòng nhạc đỏ, nhạc truyền thống vẫn là những trụ cột chưa thể thay thế trong xã hội và điều đó cũng đồng nghĩa với việc những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc vẫn đang được gìn giữ. Nhưng dù sao thì vấn đề sự xuống cấp trong văn hóa, tư tưởng cũng đã đến lúc cần phải báo động.
(...còn tiếp)