‘Hạn hán thế kỷ’ đẩy thế giới sa khủng hoảng lương thực
- 11:05 - Thứ 6, 04/12/2015
-
Những dự báo trên về lương thực - thực phẩm đang ứng nghiệm toàn phần, rất rõ ràng, cụ thể, không chung chung lập lờ.
Về cơ bản những dự báo của tôi từ 2009 đến nay vẫn còn nguyên giá trị trong năm 2012, ví dụ như những dự báo về BĐS, Chứng khoán, Ngân hàng, Nông nghiệp và kinh tế - xã hội nói chung từ năm trước vẫn còn nguyên giá trị. Xét về hàng hóa, năm 2012 tiếp tục là năm của lương thực – thực phẩm, dầu mỏ, vàng với sự bất ổn và biến động lớn, là nguyên nhân gây ra nạn đói, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng xã hội. Sự đổ vỡ ở nhiều quốc gia trên thế giới là điều khó tránh.- 28/4/2010 - Sẽ ngày càng nhiều các quốc gia trên thế giới sẽ phải đối mặt với lạm phát gia tăng, BĐS mất giá, và phải mất ít nhất 20 năm nữa những quốc gia như Dubai hoặc những cơn sốt BĐS như năm 2009 mới có thể quay trở lại. Trong thời gian đó thế giới sẽ phải đối mặt với khô hạn, sự thiếu hụt nguồn nước, lương thực,nhiều loại hàng hoá khan hiếm...
- 22/6/2010- Năm nay Chính phủ đã có nhiều quyết sách hợp lý, nhưng theo tôi sau vài năm nữa khi tổng kết đánh giá lại thì việc khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp sẽ là một trong những quyết sách mang tính chiến lược đúng đắn nhất mà Chính phủ làm được trong năm 2010, việc mà lẽ ra phải làm sớm hơn.
- 28/6/2010 - Năm nay sau những kỷ lục của vàng thì các nhà kinh tế nên quan tâm đầu tư nhiều hơn vào lương thực thực phẩm cho những năm tiếp theo.thực thực phẩm vì tuy không nhanh như trading trên sàn chứng khoán nhưng sẽ hứa hẹn những nguồn lợi nhuận tốt và bền vững vì tôi e rằng giá lương thực thực phẩm trên thế giới sẽ còn tiếp tục căng thẳng trong những năm tới, thậm chí nhiều nước sẽ phải đối mặt với nạn đói.
-15/10/2010 - Trong ngắn hạn thì như vậy nhưng chỉ 2 cơn cuồng nộ của thiên nhiên vấn đề an ninh lương thực của thế giới sẽ lại là bài toán khó giải. Và dù các chuyên gia có trấn an thế nào thì giá lương thực vẫn từng bước tăng cao hơn trong thời gian tới.
- 1/7//2010 - Không những đà phát triển kinh tế giảm mạnh mà một số nước còn phải đối mặt với bạo loạn, bệnh dịch, và những cuộc chiến vì nguồn nước. May mắn thay là Việt Nam có nguồn lúa gạo dồi dào, nên mặc dù thời gian tới tuy cũng bị ảnh hưởng bởi xu thế chung nhưng đại bộ phận người dân không đến nỗi cùng cực.
- 6/7/2010 - Xin một lần nữa nhắc lại lời cảnh báo về vấn đề lương thực, thực phẩm
- 7/7/2010 - Những cảnh báo của năm 2010 sẽ khác với những cảnh báo của năm 2008 vì năm 2008 thế giới có thể chống đỡ hiệu quả nhưng tình hình giờ đã khác trước nhiều.
- 7/9/2010 -Mặc dù Việt Nam nhiều lúa gạo, nhưng khả năng đề kháng của nền nông nghiệp trước thiên nhiên không cao, vì vậy ngoài hạn hán, lũ lụt thì sự việc sâu bệnh hiện nay ở Thái Nguyên chỉ là một ví dụ khởi đầu, trong thời gian tới vẫn phải chú trọng đầu tư nhiều hơn vào nông nghiệp. Các nhà đầu tư cá nhân cũng nên quan tâm đầu tư nhiều hơn vào lương thực thực phẩm vì tuy không nhanh như trading trên sàn chứng khoán nhưng sẽ hứa hẹn những nguồn lợi nhuận tốt và bền vững vì tôi e rằng giá lương thực thực phẩm trên thế giới sẽ còn tiếp tục căng thẳng trong những năm tới, thậm chí nhiều nước sẽ phải đối mặt với nạn đói.
-15/10/2010 - Trong ngắn hạn thì như vậy nhưng chỉ 2 cơn cuồng nộ của thiên nhiên vấn đề an ninh lương thực của thế giới sẽ lại là bài toán khó giải. Và dù các chuyên gia có trấn an thế nào thì giá lương thực vẫn từng bước tăng cao hơn trong thời gian tới.
- 18/6/2011 - Giới đầu cơ trên thế giới ở đâu cũng giống nhau, để đạt mục đích họ thường tung ra những tin tức thất thiệt nhưng đối với dự báo về lương thực này của OECD và FAO thì có thể tin được. Gía lương thực sẽ từ từ leo dốc giống như giá vàng của 10 năm trở lại đây, nếu trong một giai đoạn nào đó giá có giảm thì đó cũng chỉ là sự điều chỉnh trong xu hướng tăng dài hạn. Nguyên nhân không phải chỉ vì sản lượng nông nghiệp tăng chậm hơn nhu cầu mà còn là do ảnh hưởng không thuận lợi của thiên nhiên đối với việc đầu tư, sản xuất.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cập nhật lúc :5:40 PM, 14/08/2012
(ĐVO) Thế giới hiện đang đứng trước một cơn sốc giá lương thực thứ 3 trong vòng 5 năm qua. |
Một hồ câu ở Hudson, bang Kansas: Nước Mỹ hiện đang trải qua nạn hạn hán tồi tệ nhất kế từ năm 1956. Ảnh REUTERS |
Hạn hán thế kỷ đã khiến cho mùa màng thất bát nặng nề ở hai vựa ngũ cốc của thế giới là Mỹ và Ấn Độ. Nhóm G-20 đang tìm cách đối phó, nhưng sẽ là quá muộn đối với những người nghèo trên thế giới.
Rút bài học từ cuộc khủng hoảng lương thực 2008 và 2010, nhóm G-20 đã nhanh chóng thành lập một nhóm mang tên Rapid Response Forum (tạm dịch: Diễn đàn phản ứng nhanh - RRF) để đối phó với cơn sốt giá thực phẩm đang leo thang trên toàn thế giới.
Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp ngày 13/8 cho biết nhóm RRF này có thể nhóm họp trong thời gian tới, khi tình trạng thiếu lương thực trở nên căng thẳng hơn.
Thế giới hiện đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực mới, một phần là do sản lượng ngô, đậu tương của Mỹ trong năm nay có thể bị giảm sút tới 17%. Mỹ là nước xuất khẩu chính hai loại nông sản này. Chính vì vậy giá ngô và đậu tương đang tăng vọt: kể từ tháng 6 đến nay, giá đậu tương thế giới đã tăng tới 30% và giá ngô tăng tới 50%.
Ấn Độ cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Lượng mưa năm nay ở Ấn Độ giảm tới 20% so với mức trung bình hàng năm và đất nước 1,2 tỷ dân này có nguy cơ phải dựa vào nhập khẩu lương thực, thực phẩm. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng nữa đẩy giá lương thực thế giới leo cao.
Thế giới hiện đang đứng trước một cơn sốc giá lương thực thứ 3 trong vòng 5 năm qua. Tệ hại nhất là cơn sốc giá lương thực năm 2008. Khi đó, giá gạo thế giới đã tăng vọt gấp 3 lần và khiến cho các nước nghèo nhất trên thế giới không đủ tiền nhập khẩu gạo cho dân. Đã xảy ra nhiều vụ bạo loạn vì lương thực: Indonesia phải huy động quân đội canh giữ các kho lương thực, trong khi bạo loạn vì đói ăn ở Haiti đã khiến cho nhiều người bị chết trong bạo lực.
Có một điều rõ ràng là một cuộc khủng hoảng trên các thị trường lương thực thực phẩm toàn cầu đang đến gần và cái gọi là Diễn đàn phản ứng nhanh RRF thì lại thường phản ứng quá chậm, kém hiệu quả.
Nhanh nhất, RRF sẽ đi vào hoạt động trong tháng 9/2012, trong khi các bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng lương thực 2008, 2010 cho thấy phải mất 3 tháng sau đó thì các biện pháp cứu trợ mới đến với các nước cần giúp đỡ. Do hiện tượng giá lương thực thực phẩm leo thang đã xảy ra từ giữa tháng 6, nên tình trạng thiếu lương thực ở nhiều nước sẽ trở nên nghiêm trọng ngay trong tháng tới.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008 đã khiến cho gần 100 triệu người trên thế giới bị đói ăn, trong khi con số này là 44 triệu trong cuộc khủng hoảng 2010. Cuộc khủng hoảng lương thực sắp tới có thể khiến cho từ 44 đến 100 triệu người đứt bữa, nếu thế giới không có phản ứng kịp thời.
Hiện thời, tình hình thiếu lương thực ở Đông Phi đã đến mức báo động, khi ngô chính là lương thực chủ yếu đối với hàng trăm triệu người ở Kenya, Uganda và Somalia.
Chính vì vậy mà tổ chức từ thiện Oxfam đã kêu gọi Tổ chức Lương Nông của Liên Hợp Quốc (FAO) khuyến nghị giảm thiểu việc sản xuất nhiên liệu sinh học từ ngô ở Mỹ. Thế nhưng, giới vận động hành lang ở Mỹ đang ráo riết tìm cách ngăn cản khuyến nghị này. Đối với các chủ trang trại Mỹ, nhiên liệu sinh học chính là một nguồn tiêu thụ sản phẩm ổn định giá cao. Nếu giảm sản lượng nhiên liệu sinh học, thu nhập của họ có nguy cơ bị giảm sút rõ rệt. Ngoài vấn đề dùng ngô để sản xuất nhiên liệu sinh học, tình trạng đầu cơ thao túng giá nông sản cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Các chuyên gia của tổ chức từ thiện Oxfam cũng đổ lỗi cho việc thao túng giá lương thực là một trong những nguyên nhân đẩy giá lương thực toàn cầu leo cao và dẫn đến một cơn sốc giá thứ 3 trong vòng có 5 năm.
Tổ chức từ thiện này cũng không trông đợi nhiều vào nhóm Rapid Response Forum bởi vì RRF chỉ có thể đưa ra các khuyến nghị không có tính ràng buộc đối với các nước thành viên của Nhóm G-20.
Sau đây là một số hình ảnh hạn hán trên thế giới:
|
Hạn hán ở Ấn Độ do lượng nước mưa ít hơn năm ngoái tới 20%. Ảnh REUTERS |
|
Do nạn hạn hán thế kỷ, Ấn Độ sẽ phải dựa vào nhập khẩu lương thực thực phẩm để nuôi sống 1,2 tỷ dân.Ảnh REUTERS |
|
Cánh đồng lúa héo khô ở Indonesia: Trong năm 2008 đã xảy ra nhiều cuộc bạo loạn vì lương thực ở đảo quốc này. Ảnh DPA |
|
Cây ngô khát nước ở Henderson, Kentucky: Hiện có 88% diện tích trồng ngô ở đây bị thất thu bởi hạn hán. Ảnh REUTERS |
|
Thức ăn gia súc sẽ trở nên đắt đỏ hơn và qua đó kéo theo giá các loại thịt, sữa. Ảnh REUTERS |
|
Tuy mùa màng thất bát, nhưng có tới 40% sản lượng ngô của nước Mỹ được dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học. Ảnh REUTERS |
|
Lúa mạch bị chết rụi ở bang Illinois: Ngoài nhiên liệu sinh học, tình trạng đầu cơ thao túng giá lương thực cũng là một nguyên nhân gây ra khủng hoảng lương thực toàn cầu. Ảnh AFP |
Minh Bích (theo Spiegel Online)