Việt Nam - Cơ hội và thách thức trong 20 năm tới (P6)
- 08:16 - Thứ 6, 04/12/2015
-
Còn nhiều ví dụ khác cho thấy sự mất lòng tin vào Chính quyền. Nhưng nghiêm trọng hơn sự mất lòng tin vào Chính quyền không chỉ là vấn đề của người dân mà còn là vấn đề của cả những người "đày tớ nhân dân" trong nội bộ chính quyền
Việc đó thể hiện qua số lượng xe công biển xanh biển đỏ của quan chức tham gia vào các hoạt động tâm linh, lễ hội như cầu tài, cướp ấn, cầu xin chức tước ở các đền phủ, chùa chiền. Những người "đầy tớ nhân dân" đang ngày càng đặt niềm tin nhiều hơn vào tâm linh, tín ngưỡng bởi vì đơn giản họ thấy rằng không phải cứ làm tốt, phấn đấu tốt theo quy định của Nhà nước thì đã là thành công hoặc bình đẳng, mà còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác nằm ngoài pháp luật, đôi khi giống như sự may rủi chứ không phải như những gì tổ chức quy định hoặc lãnh đạo phát biểu. Và vì vậy họ tìm đến tâm linh như một điểm tựa. Những lễ hội tín ngưỡng, tâm linh trong những năm gần đây càng ngày càng mang màu sắc "lẩu thập cẩm" và thu hút đông đảo sự tham gia "nhiệt tình" của các tầng lớp trong xã hội không phải chỉ thể hiện sự phát triển của văn hoá tín ngưỡng mà nó thể hiện sự nhốn nháo của xã hội đang ngày càng lớn, người ta tham gia hoạt động tín ngưỡng nhiều hơn không hẳn vì truyền thống mà là vì đang ngày càng mất đi khả năng kiểm soát cuộc sống. Chính quyền kiểm soát và kiến tạo sự công bằng xã hội bằng pháp luật, người dân sống và làm việc theo pháp luật tức là cũng đang tự kiểm soát cuộc sống của chính mình. Khi người ta tự chủ được cuộc sống thì người ta sẽ ít tin vào những điều huyễn hoặc, còn khi người dân ngày càng thích cúng bái, dẫm đạp lên nhau cướp ấn thì tức là pháp luật đang bị coi thường, niềm tin vào chính thể vào những điều tốt đẹp bị lung lay.
Nếu những vấn đề bất hợp lý trong xã hội Việt Nam hiện nay vẫn tiếp tục duy trì thì những giá trị truyền thống mà những thế hệ đi trước đã phải xây dựng bằng cả xương máu sẽ tan biến. Vì vậy nhu cầu tất yếu của Chính phủ hiện nay là phải cải tạo xã hội, phải cơ cấu lại bản thân, phải lấy lại lòng tin của nhân dân. Nếu không lấy lại được lòng tin của dân thì vấn đề gìn giữ chủ quyền đất nước sẽ là một thách thức lớn.
Có lẽ là do vận nước vẫn còn sáng hoặc tổ tiên linh thiêng nên tôi thấy rằng Chính phủ hiện nay đã nhìn ra vấn đề và đang quyết tâm thực hiện việc cải tạo. Tuy nhiên để thay đổi một xã hội giống như một chiếc xe lớn đang bắt đầu trượt dốc thì cũng không phải là một việc dễ dàng, thậm chí còn khó khăn và nguy hiểm hơn việc triển khai một cuộc chiến tranh. Nếu phanh gấp quá chiếc xe có thể bị đổ vỡ, những thành quả đạt được trong quá khứ cũng sẽ không còn, còn nếu phanh không đủ thì sẽ không ngăn cản được sự tuột dốc trong khi thời gian có hạn. Vì vậy phải tập trung tinh thần và các nguồn lực để thay đổi từng phần từng bước nhằm hạn chế sự đổ vỡ, mất mát. Và muốn làm được điều đó thì cần phải có hoà bình.
Vì mong muốn hoà bình nên Chính phủ đã phải "nhẫn" trước những hành động gây hấn của Trung Quốc, nhưng "nhẫn" không có nghĩa là chúng ta sợ mà theo tôi là để nhằm đạt những mục đích sau:
1- Kéo dài thời gian hoà bình để cải tạo lại những vấn đề tiêu cực trong xã hội, phát triển kinh tế và tích luỹ nội lực.
2- Trung Quốc hiện nay đang ra sức làm đảo lộn những giá trị chính nghĩa và phi nghĩa trong vấn đề biển Đông nhằm đánh lừa người dân trong nước và thế giới, nhưng "cái kim giấu trong bọc cũng có ngày lòi ra" huống chi là hành động chiếm đoạt tài nguyên, lãnh hải của quốc gia khác, thời gian càng kéo dài thì mọi thứ sáng tỏ. Chúng ta kiên nhẫn cũng là cách phân hoá nội lực của Trung Quốc, vì ở bất cứ đất nước nào, dù man rợ đến mấy cũng có những con người yêu chuộng chính nghĩa, và thời gian sẽ giúp người dân Trung Quốc hiểu được vấn đề, thấy được bộ mặt thật lừa dối của chính phủ Trung Quốc từ đó sẽ dẫn đến hành động trung lập hoặc phản đối chính phủ. Và đặc biệt là nhân dân thế giới sẽ ủng hộ Việt Nam nhiều hơn.
3- "Nhẫn" cũng là một giải pháp tâm thuật tránh nhuệ khí hung hăng
"cái tôi dân tộc" của dân Trung Quốc. Tuy trong số dân Trung Quốc cũng có những kẻ hiểu chính nghĩa hoặc không thích chiến tranh nhưng vì từ bé chúng đã được di truyền cái tư tưởng nước lớn, nay nếu không nhường chúng một hai chiêu để chúng thoả mãn cái bản mã di truyền này thì
"cái tôi dân tộc" của chúng nổi lên sẽ khiến chúng đoàn kết để điên cuồng phá hoại cho thoả mãn lòng tự ái của cái tư tưởng "đại Hán". Và như vậy thì mục đích phân hoá sức mạnh của Trung Quốc cũng như kéo dài thời gian hoà bình của chúng ta không đạt được. Một dân tộc mạnh không phải là một dân tộc lớn mà phải là một dân tộc đoàn kết, khi chúng ta làm cho dân Trung Quốc thấy rõ sự phi nghĩa của Chính phủ Trung Quốc để phân hoá chúng thì tức là chúng ta đã làm giảm đi nhiều phần sức mạnh của chúng. Khi chiến tranh có xảy ra thì chúng ta sẽ không phải chiến đấu với hơn tỷ dân Tàu mà chỉ phải chiến với một nhóm nhỏ bọn hiếu chiến.
4- Và quan trọng nhất, chính phủ "Nhẫn" với Trung Quốc còn là cách "nén" lòng dân trong nước để tích luỹ thêm năng lượng. Việt Nam là một đất nước phát triển qua các cuộc chiến chống ngoại xâm nên tinh thần dân tộc của người Việt cũng chính là bản sắc truyền thống để gắn kết người Việt. Nhưng những năm gần đây "kinh tế thị trường lộn xộn" đã khiến cho lòng người có phần tản mát, nội lực bị phân tán giờ là lúc cần phải cố kết lại lòng dân, tăng cường nội lực, và thay vì hô hào tuyên truyền sáo rỗng thì "nhẫn" trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc sẽ khiến tinh thần dân tộc của mỗi cá nhân người Việt bị tổn thương và khi lòng căm thù đã bị dồn nén đến ngưỡng giới hạn nó sẽ trở thành động lực vô cùng mạnh mẽ để đoàn kết toàn dân cùng quyết chiến với kẻ thù và sức công phá kẻ địch khi đó sẽ dữ dội như nguyên tử được giải phóng năng lượng sau khi bị dồn nén trong những quả bom.
5- Sự kiên nhẫn hiện nay đối với Trung Quốc không chỉ là vấn đề ngắn hạn mà còn là một chiến lược dài hơi để phát triển đất nước lên một vị thế mới. Như những bài ở phần trước tôi đã phân tích cho dù Trung - Mỹ có đạt được bất cứ thoả thuận nào thì bản chất của vấn đề vẫn không hề thay đổi, đó là giữa Mỹ và Trung Quốc trước sau cũng phải có một kẻ phải tan vỡ thì kẻ kia mới yên tâm để sống. Vì vậy dù có xảy ra cuộc đối đầu giữa Việt Nam - Trung Quốc hay không thì người Mỹ và đồng minh vẫn sẽ làm việc cần phải làm. Nên nếu như chúng ta tránh được cuộc chiến với Trung Quốc thì chúng ta sẽ đứng được vào thế ngư ông đắc lợi, một mặt vừa cung cấp hậu cần cho Mỹ và đồng minh, một mặt có thể thu hồi những gì mà đã từng cho Trung Quốc "mượn tạm". Với những diễn biến hiện nay thì thấy rằng cả Trung Quốc và Mỹ đều đang bắt đầu có những biểu hiện sốt ruột trước chiến lược của đối phương. Thời gian để chúng mất kiên nhẫn rồi lao vào nhau chắc không còn xa. Nếu như những dự báo của NASA và các tổ chức thiên văn thế giới về chu kỳ hoạt động của mặt trời là chính xác thì tôi cho rằng 2012-2013 sẽ là thời điểm mà những ung nhọt của xã hội Trung Quốc bùng phát. Chính phủ Trung Quốc sẽ giống như một con bệnh AIDS, từ từ mất khả năng miễn dịch trước những loại "virut" mà thế giới đang nhập khẩu vào Trung Quốc, cũng như mất khả năng kiềm chế những căn bệnh nội tại của xã hội. Sự tan vỡ của Trung Quốc là điều tất yếu, nếu người Mỹ không hạ gục được Trung Quốc thì thiên nhiên cũng sẽ làm điều đó. Trung Quốc phát bệnh cũng là cơ hội mà người Mỹ không thể bỏ qua. Vì vậy nếu như chúng ta duy trì được thế cờ giằng co như hiện nay mà vẫn giữ được chủ quyền thì chúng ta sẽ không bị dính sâu vào cuộc chiến hoặc sẽ "chuyển giao" được cuộc chiến với Trung Quốc cho Mỹ và đồng minh để rồi giữ vai trò ngư ông đắc lợi. Nếu chúng ta phải triển khai một cuộc chiến tranh nữa vào giai đoạn này thì thành quả của những năm đổi mới có thể sẽ không còn, đời sống kinh tế - xã hội một lần nữa sẽ bị xáo trộn. Có thể nói trong giai đoạn hiện nay tất cả các bên đều đang nóng ruột nhưng Mỹ và Việt Nam đang cố gắng kiên nhẫn chờ đợi, chỉ có Trung Quốc là bắt đầu mất bình tĩnh vì nhu cầu nội tại ngày càng đòi hỏi bức thiết mà tham vọng để thoả mãn nhu cầu vẫn chưa đạt được.
Việt Nam nên đứng ở đâu trong giai đoạn mới?
Vị trí địa lý và địa thế của Việt Nam khá đặc biệt, giống như tiền đồn ở ngã ba sông, nên trong thế giới đa cực, nếu Việt Nam là đồng minh của bất cứ liên minh, phe nhóm lớn nào trên thế giới mà có khả năng tạọ ra ảnh hưởng đến lợi ích chiến lược của liên minh, phe nhóm khác thì sẽ đều trở thành mục tiêu tấn công của các liên minh, phe nhóm còn lại hoặc sẽ bị lệ thuộc "cưỡng bức" vào chính liên minh tham gia, vì bất cứ thế lực nào cũng muốn áp đặt ảnh hưởng lên mảnh đất hình chữ S có địa chiến lược quan trọng có khả năng tạo ra sự uy hiếp lớn đến lợi ích của các nước khác. Vì vậy để giữ được bản sắc và độc lập tự do thì Việt Nam không còn con đường nào khác tối ưu hơn là trở thành một quốc gia trung lập. Với vị trí địa lý hiểm yếu, nếu không trở thành quốc gia trung lập thì chúng ta sẽ khó mà giữ được hoà bình lâu dài mà sẽ trở thành chiến địa của phe nhóm. Nhưng muốn phát triển trung lập được thì nội lực phải mạnh cả về kinh tế - chính trị lẫn quân sự, nếu nội lực không đủ mạnh trước sau gì cũng sẽ lại bị lệ thuộc. Vì cho dù Việt Nam không tham gia bất cứ liên minh nào nhưng bất cứ liên minh nào cũng muốn có Việt Nam. Và ngoài nội lực mạnh để răn đe những kẻ định phá hoại thì Việt Nam cần phải vạch ra sách lược ngoại giao, kinh tế dài hơi để kiến tạo những mối quan hệ ràng buộc lợi ích giữa Việt Nam với các nước lớn một cách hài hoà mà không để chúng mâu thuẫn với nhau trên mảnh đất hình chữ S. Kiên định tạo dựng hình ảnh một Việt Nam trung lập, là đối tác tin cậy, không liên minh với nước này chống nước khác. - Và khi cảng Cam Ranh trở thành sự lựa chọn tối ưu để sửa chữa, bảo dưỡng của các tầu chiến đang hoạt động trên khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thì khi đó chúng ta đã thành công với chiến lược phát triển quốc gia theo hướng trung lập - tự cường - . Tuy nhiên để có thể thành công với chiến lược phát triển quốc gia thì điều kiện quan trọng là Việt Nam phải có hoà bình lâu dài. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, hoà bình nhưng không lệ thuộc là thử thách lớn của những người lãnh đạo. Có lẽ tính từ ngày
Đổi mới, thì bây giờ những người lãnh đạo mới thực sự thể hiện vai trò là "đầy tớ của nhân dân" một cách xuất sắc.
Điều này cũng là một sự ứng hợp với địa hình của đất nước. Về những sự việc gây hấn gần đây của Trung Quốc gây ra cho chúng ta một số thiệt hại về vật chất và làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, nhưng nhìn ở một bình diện lớn hơn tôi thấy chúng hành động với chủ ý xấu nhưng tại thời điểm này lại đang vô tình đem lại cho chúng ta một số thuận lợi lớn.
1- Hiện nay vấn đề lớn nhất của Việt nam chính là yếu tố nội tại, công cuộc cải cách bao giờ cũng khó khăn, phức tạp, nhất là khi liên quan đến tâm thức của dân tộc. Nói gì thì nói chúng ta cũng không thể phủ định được là tuy không phải tất cả nhưng phần lớn người dân Việt Nam bây giờ chỉ thích vinh thân phì gia lo vun vén cho bản thân chứ tính cộng đồng - một truyền thống của người Việt – đang bị phai nhạt, còn "đầy tớ của nhân dân" từ cấp địa phương đến cấp cao hơn mấy người không thích tham nhũng, hối lộ để gỡ lại “vốn liếng” đã bỏ ra chạy quyền chạy chức. Đối với kẻ thù, nếu nó không phục thiện thì có thể giết nhầm còn hơn bỏ sót, cứ mang súng cối ra "xay thịt" là ổn, nhưng đối với "đồng bào" thì không thể làm như vậy, mà lòng người thì "sâu như biển" nên hành vi thủ đoạn cũng tinh vi phức tạp rất khó phát hiện và việc xử lý càng khó hơn. Việc cải tổ khó tránh được mâu thuẫn, chống phá. Vì vậy cần phải quy tụ được lòng dân để làm tiền đề sức mạnh thực hiện những việc cải tổ lại xã hội. Nhưng quy tụ thế nào khi mà lòng tin của nhân dân vào Chính phủ suy giảm? Việc đang khó như gỡ bó tơ bị rối thì "từ đâu bay tới" mấy con tàu hải giám của Trung Quốc. Tuy chúng tới với mục đích phá hoại nhưng vô tình chúng đã làm cho người Việt nam thức tỉnh trước cái hoạ xâm lăng của ngoại bang. Nguy cơ Trung Quốc sẽ khiến lòng dân cùng hướng về vấn đề trọng đại của quốc gia, các nhóm lợi ích, các tầng lớp xã hội cũng sẽ bớt mâu thuẫn mà trở nên đoàn kết hơn nhằm bảo vệ lợi ích chung của dân tộc. Và đó là tiền đề cho sự đồng thuận đẩy nhanh việc cải tổ.
2- Vấn đề thứ 2 mà Việt Nam sẽ tận dụng được từ mấy con tàu hải giám của Trung Quốc là mở rộng hình ảnh của Việt Nam trên bình diện thế giới, đặc biệt là tính chính nghĩa của Việt Nam nếu như có phải tiến hành cuộc chiến với Trung Quốc và tận dụng được sự hợp tác có chừng mực của các nước lớn. Một thời gian dài sau cuộc chiến với Mỹ, thế giới đã có nhiều thay đổi và hình ảnh một Việt Nam kiên cường, chính nghĩa, yêu chuộng hoà bình đã phần nào bị giảm bớt nhưng nhân cơ hội biển Đông đang trở thành điểm nóng gây sự chú ý thì nhân dân thế giới sẽ quan tâm nhiều hơn đến Việt Nam và lịch sử sẽ được khơi lại. Bên cạnh đó các nước như Nhật, Mỹ, Nga…cũng sẽ phải tạo ra những hậu thuẫn nhất định đối với Việt Nam để giúp Việt Nam tự tin khi đối đầu với Trung Quốc, vì những nước này không muốn Trung Quốc giành ưu thế trong cuộc chiến biển Đông để rồi ngày càng mạnh hơn đe doạ đến lợi ích nước họ. Và qua những hành động của Chính phủ hiện nay thì có vẻ như chúng ta đang tận dụng tốt cơ hội này.
Có thể nói giai đoạn hiện nay đang đặt đất nước trước những thử thách lớn nhưng cũng đồng thời là cơ hội để có những thay đổi đưa đất nước từng bước chuyển sang một trang mới tốt đẹp hơn. Dù sắp tới chúng ta có phải đánh đổi, mất mát, hoặc chấp nhận những khó khăn vất vả thì tôi tin rằng Chính phủ hiện nay của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ ứng phó có hiệu quả với tình thế. Mặc dù đã có nhiều đồn đoán không thiện chí về các lãnh đạo cấp cao nhưng chắc chắn rằng khi đất nước nguy nan họ sẽ làm việc hết khả năng để không hổ thẹn với nhân dân và những thế hệ đi trước, vì đó là đặc tính của đất nước Việt nam.
Từ nay đến 2014 thực sự là một giai đoạn khó khăn mà cả dân tộc phải đối mặt, đòi hỏi phải có sự đoàn kết, thống nhất ý chí của mỗi cá nhân đối với lãnh đạo, vì vậy trước khi bàn tới việc đánh tàu như thế nào thì theo tôi mỗi cá nhân nên tuân thủ pháp luật và ủng hộ Chính phủ để họ có thêm tự tin quyết chiến. Hôm trước có đọc bài phỏng vấn một vị tướng công an trên báo ông ấy nói rằng chỉ cần mỗi người Việt Nam góp vào 30 đô là đủ để mua tên lửa bảo vệ lãnh thổ đất nước, nên nếu Chính phủ kêu gọi, cá nhân tôi ít nhất đợt một cũng sẽ thu xếp đủ 3000 đô để cùng ủng hộ cho quân đội. Việt Nam có thừa lính chiến, vũ khí thì cũng không thiếu nên chuyện quyết đấu với dân Tàu không phải là vấn đề quan trọng, chỉ sợ “sâu” làm lòng dân tản mát, nên trước phải trừ “sâu”, sau tất sẽ diệt được giặc ngoại xâm.