HÃY HỌC HỎI VÀ TƯ DUY KHÁC ĐÁM ĐÔNG
- 10:45 - Thứ 5, 19/08/2021
-
Câu chuyện này xuất hiện trong cuốn sách "How not to be wrong" của tác giả Jordan Ellenberg (một cuốn sách nổi tiếng về toán học), nó cho thấy đôi khi cần một lối tư duy khác với đám đông chứ đừng để bị cuốn theo.
Trong giai đoạn cao trào của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ II, rất nhiều chiến đấu cơ của Mỹ quay trở về từ chiến trường mang theo hàng đống vết đạn bắn chi chít trên mình.
Vị trí các vết đạn phân bố tập trung vào các vùng khác nhau trên máy bay, chủ yếu là động cơ, thân, cánh, đuôi,...
Quân đội (Hoa Kỳ) nhận ra rằng họ có thể khảo sát vị trí các vết đạn bắn trên các máy bay trở về, từ đó họ gia cố những vùng nào mà thường xuyên bị bắn trúng nhất, từ đó thì họ có thể giảm được tối đa số máy bay bị bắn hạ. Nhưng lớp vỏ giáp khiến máy bay nặng hơn và chiếc máy bay nặng hơn sẽ khó di chuyển và tốn nguyên liệu. Bọc nhiều là vấn đề, bọc ít cũng là vấn đề.
Quân đội đến gặp Abraham Wald (là một người Do Thái bị quân Đức Quốc Xã săn lùng trong thế chiến thứ 2) và nhóm nghiên cứu thống kê SRG - là một chương trình bí mật móc nối sức mạnh tổng hợp của các nhà thống kê Hoa Kỳ với nỗ lực chiến tranh.
Đa số mọi người cho rằng nên gia cố thân máy bay (vì có tỉ lệ ăn đạn cao nhất), và tất cả đều sai.
Wald nhận ra một điều là, dữ liệu mà phía quân đội cung cấp cho ông không nói lên được vấn đề. Lý do mà tỉ lệ bắn trúng động cơ trên bảng số liệu trên thấp rất đơn giản. Đó là các máy bay ăn đạn vào động cơ thường không còn quay về được nữa.
Và thực tế là phần lớn các máy bay trở về có tỉ lệ ăn đạn vào thân cao hơn nói lên một điều là thân máy bay dù có ăn nhiều đạn thì vẫn có khả năng chịu đựng cao hơn là các bộ phận khác.
Wald cho rằng chỉ có 2 cách giải thích cho số liệu mà ông được cung cấp:
Mấy viên đạn thường được bắn trúng các phần khác nhiều hơn là bắn vào động cơ
Động cơ là tử huyệt của máy bay
Và không cần phải là thiên tài thì mới nhận ra ngay, cách thứ 2 mới là cách giải thích chính xác vấn đề này. Và quân đội đã nghe theo lời của Wald để gia cố phần động cơ, hiệu quả thấy ngay, rất nhiều máy bay Mỹ đã sống sót trở về sau đó. "
- --------------- -
Từ câu chuyện trên ứng dụng vào cách chống dịch ở VN hiện nay sẽ thấy chúng ta vẫn đang tiếp tục sai lầm, thay vì nghiên cứu học hỏi cách làm cởi mở của những quốc gia ít bị tổn hại vì công tác chống dịch lại toàn đi học những thằng thích lockdown rồi bị ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh. Chống dịch cũng cần phải tư duy khác với đám đông đang bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch. Phải nghiên cứu rõ lý do tại sao dân VN gần như 100% dương tính đều tự hết virut mà không cần vắc xin hay chăm sóc y tế như dân các quốc gia khác, mặc dù họ bị nuôi nhốt trong các trại cách ly rất lổn nhổn, điều kiện sống thiếu thốn, và chính các khu cách ly đó lại là ổ lây nhiễm rất lớn. Đến giờ phút này nếu còn tự trọng thì những người lấy lý do hạ tầng y tế Việt nam yếu kém nên ủng hộ chống dịch theo cách phong tỏa, truy vết, tập trung đó cũng phải thấy họ đã sai, ví như TPHCM cho F0, F1, Fn.... ở nhà vì đã quá tải các khu nuôi nhốt thì các ca dương tính lại giảm. Và số người chết mỗi ngày trong giai đoạn cứ rồ lên vì dịch cũng không cao hơn ngày thường, nếu chết nhiều hơn thì phải tính là do họ đã thiếu thốn sự chăm sóc y tế và chết vì tiêm vắc xin. Nếu xã hội không bị đảo lộn vì "công tác chống dịch" dẫn đến tê liệt hệ thống y tế thì mỗi ngày các bệnh viện cả nước dư sức thăm khám và điều trị hàng trăm ca covid mà không gây thiệt hại lớn đến kinh tế, xã hội. Giờ cứ cách ly ở nhà không được vận động, khí huyết và thể trạng yếu đi mà đè dân ra chích vắc xin tỷ lệ chết có khi còn nhiều hơn khi chưa giãn cách, chưa tiêm vắc xin. Đến tầm này thay đổi là đã muộn, nhưng có còn hơn không. VN không thể phát triển với mớ tư duy cũ đã hổ lốn, cần phải có cách tư duy khác, cách làm khác vượt lên đám đông, nếu tiếp tục thế này thì đến 2025 sẽ rất khó khăn không thể khắc phục.
Hãy ngừng "chống dịch" hoặc giãn cách xã hội đến hết năm 2021.