TÂN TỔNG THỐNG MỸ 2021 SẼ LÀM GÌ VỚI TRUNG QUỐC?
- 15:39 - Thứ 6, 11/12/2020
-
Dù là ai làm tổng thống Mỹ thì cũng vẫn sẽ phải thực hiện chiến lược cô lập, đè bẹp Trung Quốc, vì đó là chủ trương nhất quán của nước Mỹ. Nếu không làm được thì kẻ đó sẽ bị thay. Vì vậy không có chuyện ông Biden hay ai đó sẽ nghe theo TQ. Khi chưa là tổng thống bất cứ ai cũng có thể nhận tiền của TQ, nhưng khi đã là tổng thống Mỹ, đường đường là ông vua của thế giới mà sao phải tham bát bỏ mâm nghe lời Bắc Kinh. Tiêu diệt TQ thì không những không phải "trả nợ" mà lại còn được tiếng "thơm" vậy thì lý gì mà TT Mỹ không làm. Nếu nhất thời họ có giảm căng thẳng hay thỏa thuận gì với TQ thì phải hiểu rằng đó chỉ là chiến lược thắt thòng lọng từ từ để tránh bị đứt dây vỡ bình thôi. Mỹ cũng sẽ không hướng đến một cuộc chiến quân sự khi vẫn còn cách làm khác. Chiến lược mà Mỹ hướng đến chính là cô lập rồi để TQ tự giết nhau. Để thực hiện việc cô lập Trung Quốc, đến nay có 2 giải pháp mà người Mỹ đang thực hiện rất chính xác đó là tiến hành chiến tranh thương mại và cấm nhập cảnh đối với đảng viên đảng cs TQ. TQ phát triển và ổn định dựa trên 2 nền tảng chính là nguồn tài nguyên tái sinh lao động giá rẻ từ lợi thế dân số đông và quyền lực tập trung của chính thể độc quyền.
Dân số đông, nhân công rẻ thì có thể giàu nhanh nếu có công ăn việc làm đều, nhưng ngược lại sẽ là gánh nặng lớn. Hiện nay với cuộc chiến thương mại, Mỹ đang từng bước ngăn chặn nguồn tài chính từ bên ngoài đầu tư vào TQ, điều đó sẽ khiến cho TQ mất đi lợi thế phát triển và thổi bùng sự bất ổn xã hội do tình trạng thất nghiệp, biến lợi thế thứ nhất của TQ thành nguy hiểm lớn nhất cho chính TQ. ĐCS TQ chăn dân như nuôi chó, nếu cho nó tự do săn mồi thì đàn chó sẽ giúp cho ĐCS TQ ngày càng giàu có, nhưng nếu nhốt chúng lại khi hết mồi đàn chó sẽ quay lại ăn thịt chủ nuôi.
Thứ 2, để duy trì một chính thể độc quyền thì vật chất là vấn đề quyết định. Đây là một lợi thế, vì vật chất thì dễ kiếm, dễ kiểm soát, chỉ cần nắm chắc túi tiền thì có thể sai khiến và tập trung quyền lực, quyền lực tập trung thì các chiến lược triển khai nhanh. Ý thức của các chế độ độc tài chỉ là thứ làm màu vì nó chỉ xoay quanh trong khuôn khổ hạn hẹp nhếch nhác của đạo đức, tấm gương Lông lãnh tụ. Nhưng mặt trái là khi các giá trị vật chất nhanh chóng đạt đến sự dư thừa thì ắt sẽ nảy sinh mâu thuẫn, mà mâu thuẫn nhất định sẽ dẫn đến sự chia tách. Những thành phần yếu thế hoặc còn nhân tính trong đảng CS sẽ tìm cách ly hương, dịch chuyển sang các quốc gia khác, mà Mỹ là một điển hình, lúc đó mâu thuẫn nội bộ sẽ được giải tỏa. Còn khi Mỹ tìm cách cấm các đảng viên cộng sản TQ ly hương thì khác nào việc ép linh cẩu sống chung với sư tử, nhất định chúng sẽ phải cắn nhau để tự giải thoát khỏi đau khổ vì "ghét nhau mà vẫn phải sống chung với nhau cũng là một nỗi khổ".
Sự thành bại và phát triển của mỗi quốc gia không chỉ xoay quanh vật chất như tiền tài hay quân sự mà nó nằm ở tầm tư tưởng. Khi hai quốc gia có tiềm lực vật chất không quá cách biệt thì việc tranh đấu thắng hay thua nằm ở tầm tư tưởng lớn hay nhỏ. Tư tưởng của Mỹ là Thiên Chúa, nó có thể bao dung đoàn kết tất cả các thành phần, các lực lượng ở quy mô lớn. Còn tư tưởng của ĐCS TQ chỉ xoay quanh mấy tấm gương bịp bợm là lãnh tụ của một nhóm thì tức là nó đã thua ngay từ bước đi đầu tiên, mà khi bước đi đầu tiên đã sai thì tất cả các nước đi còn lại chỉ là quá trình diễn giải kết cục thất bại như thế nào mà thôi.
Lôi kéo đồng minh, phát động chiến tranh thương mại để triệt hạ lợi thế kinh tế, ép đảng viên cộng sản TQ và các thành phần liên quan phải sống chung với nhau để khoét sâu mâu thuẫn nội bộ cho chúng tự cắn nhau. Dù ai làm tổng thống Mỹ thì cũng sẽ tiếp tục xoay quanh việc triển khai 2 chiến lược nêu trên nhằm đảm bảo TQ sẽ tự vỡ từ bên trong mà không cần phải hao binh tổn tướng. Những việc khác ví dụ như ồn ào xung quanh covid, bầu cử, tiền tệ...chỉ là ngụy trang.
Việc của người Việt Nam là cần phải định nghĩa được chính xác cuộc chiến Mỹ - Trung hiện nay là gì, vì chỉ khi định nghĩa chính xác mới có thể có được giải pháp phù hợp.