HÃY COI COVID NHƯ MỘT DẠNG CÚM NHẸ ĐỂ HÀNH ĐỘNG CHO ĐÚNG MỰC
- 16:07 - Thứ 3, 11/05/2021
-
Mọi thứ đang trên đà phục hồi giờ chỉ vì vài quốc gia bị ảnh hưởng vì covid như Ấn Độ, Thái Lan...mà lại sợ bóng sợ gió thì hậu quả đối với kinh tế - xã hội sẽ vô cùng nghiêm trọng. Ở giai đoạn đỉnh dịch khi TQ, Mỹ, Châu Âu chết hàng vạn người VN cũng chỉ lác đác vài ca nhiễm thì giờ tuy có bùng phát làn sóng thứ 4 nhưng về tổng thể dịch covid vẫn đang trên đà suy giảm, lác đác vài quốc gia do vòng quay của trái đất mà nhất thời bị phát tác chứ cũng không có gì đáng ngại, nhất là khi Việt Nam sắp vào mùa mưa nên càng không phải lo lắng một cách cực đoan cứ nghe theo đồn thổi chứ không biết nhìn vào các con số thực tế. Và giờ nếu xét nghiệm rộng thì VN chắc cũng hàng vạn hàng nghìn ca dương tính chứ chẳng ít, nhưng do khí hậu và lối sống sinh hoạt ăn uống dùng nhiều nước nên virut covid cũng không nguy hiểm bằng cúm mùa.
Nếu cuối năm nay và sang năm covid lại bùng phát thì làm thế nào, chẳng lẽ lại tiếp tục cách ly, lại tiếp tục dập dịch như hiện nay? Liệu vacxin có giúp được con người đề kháng được với covid khi mà virut biến thể liên tục. Chúng ta kỳ vọng vào vacxin mua của phương Tây nhưng chính các quốc gia sản xuất và tiêm được vacxin sớm cho dân chúng thì họ cũng không thoát được sự tái bùng phát khi những người đã tiêm vắc xin vẫn tiếp tục nhiễm covid biến thể mới. Và kịch bản có thể nhìn thấy là với mỗi vùng địa lý đặc trưng virut sẽ có một dạng biến thể khác nhau. Còn Việt Nam trải qua từ đầu năm đến giờ về cơ bản mọi việc vẫn ổn, số người lây nhiễm không nhiều, và đặc biệt là đa số họ đều tự khỏi chứ không cần phải bác sỹ điều trị hay do công tác phòng dịch cách ly tập trung nhộm nhoạm. Điều đó chứng tỏ Thượng đế, hay chính xác hơn là môi trường đã giúp chúng ta, khiến cho virut khi hình thành hoặc xâm nhập đều giảm đi tác hại nên chỉ còn giống như một thứ “vacxin tự nhiên” giúp cho người Việt Nam thích nghi tốt hơn. Vậy thì lý gì mà chúng ta cứ tự ồn ào lấy đá đập vào chân bằng các biện pháp cách ly, giãn cách xã hội, phòng dịch kiểu phong trào "bắt cóc bỏ đĩa" làm xáo trộn đời sống khổ dân khổ lính, gây đình trệ thiệt hại vô vàn về kinh tế.
Khi xã hội xáo trộn, kinh tế thiệt hại thì sẽ có hàng vạn gia đình, hàng triệu lao động bị ảnh hưởng mà từ đó có bao nhiêu đứa trẻ không được sinh ra vì thu nhập của cha giảm còn mẹ bị thất nghiệp, bao nhiêu người chết vì những căn bệnh khác do khó khăn về kinh tế, bao nhiêu người sẽ chết vì nghèo đói, rồi bao nhiêu số phận, gia đình sẽ tan nát khi xã hội lâm vào tình cảnh "bần cùng sinh đạo tặc". Chắc chắn sẽ rất nhiều, nhất là với một xã hội "vật chất quyết định ý thức".
Theo thống kê mình mới đọc của 1 tác giả trên FB thì - "Ngành du lịch Việt Nam vốn đã đón đến 18 triệu khách quốc tế năm 2019, đạt kim ngạch đến 32 tỷ đô la, nay gần như phải hoạt động chay. Hàng không Việt Nam, đón 41 triệu lượt khách quốc tế năm 2019, cũng trở nên vô cùng đìu hiu trong năm nay. Đó là chưa kể các ngành sản xuất phụ thuộc vào bán lẻ quốc tế như nông sản, may mặc cũng trải qua một đợt khó khăn chưa từng thấy.
Cuối năm 2020, Vietnam Airlines lỗ hơn 12 ngàn tỷ đồng (hơn 500 triệu đô la), Vietjet lỗ hơn 970 tỷ cho đến hết quý III. Ngành du lịch cũng u ám không kém so với hàng không. Hàng loạt khách sạn phải rao bán vì lỗ quá nặng. Các tour giảm sàn vẫn không có đủ lượng khách như mọi năm. Cả ngành phải lỗ 23 tỷ đô la cả năm rồi. Đó là chưa kể các ngành lỗ lã không ngờ tới như đường sắt lỗ 1300 tỷ đồng, taxi Vinasun lỗ 207 tỷ đồng, ngành xuất ăn hàng không lỗ hàng trăm tỷ..." - (trích).
Hoặc như vừa rồi, có doanh nghiệp lớn top Việt Nam mà mình biết thì đầu năm nay đã phải cắt giảm 30% nhân sự, đến cuối năm ngay tháng trước tết lại phải cắt giảm một lượng lớn nữa, việc hơi phũ mà nếu trong điều kiện bình thường họ sẽ không bao giờ làm thế, chắc có thể để tránh bớt khoản thưởng tết vì không còn đủ tiền. Quốc gia nói chung, nền kinh tế nói riêng, cũng như cơ thể, phải vận động mới phát triển được. Giờ mấy ông chỉ đạo lại cách ly, lại giãn cách, lại hạn chế hoạt động thì thiệt hại sẽ làm sao để đo lường. Chẳng lẽ cứ bơm tiền rồi ngồi nhà đánh chứng khoán mãi?
Nếu ngày hôm nay để tránh vài cái chết vì con virut đang gây ồn ào ở Trung Quốc, Phương Tây chúng ta bị cuốn theo những biện pháp phòng dịch cảm tính, dân tuý, cho đẹp mặt mũi lãnh đạo thì tức là chúng ta đã chấp nhận sự hy sinh trong tương lai. Vậy tại sao thế hệ hiện nay, những người hay nói đạo đức nhân văn không chấp nhận hy sinh để cho tương lai tốt đẹp hơn bằng cách duy trì cuộc sống bình thường làm quen với covid rồi tranh thủ cơ hội mà phát triển vượt lên khi các quốc gia khác còn đang phải vật lộn với covid. Hoặc chúng ta có thể sẽ yếu đuối trong tương lai và rồi lại bị nước ngoài can thiệp.
Hãy sống chung với sự tồn tại của covid để nhận diện nó rồi biến nó thành một thứ bình thường như gần 5000 loại virut khác đang tồn tại xung quanh con người một cách tự nhiên như không khí và nắng gió. Đằng nào cũng hy sinh thì hy sinh cho nó xứng đáng, thay vì dồn rủi ro cho tương lai thì ngay bây giờ cứ chấp nhận rủi ro luôn. Mà chắc chắn chẳng làm sao cả, thậm chí còn tốt hơn trước, vì thực tế đã có hẳn 1 năm để chứng minh không sao thì giờ và sau này cũng sẽ không sao, nếu có sao thì sẽ sao vì giàu quá sống không quen thôi.
Làm lãnh đạo là phải có tầm nhìn và nhận định khác biệt với tư duy của đám đông, chứ không nên để tư duy bị ảnh hưởng bởi những gì mắt nhìn thấy, tai nghe thấy. Nhất là phải có tinh thần chịu trách nhiệm, dám quyết đoán chứ kiểu dân túy như hiện nay thì nên về nghỉ sớm cho đỡ hại.