Để nhìn nhận rõ vấn đề căng thẳng giữa Mỹ và TQ thì trước tiên phải hiểu rõ sức mạnh của từng quốc gia.
Người Mỹ từ lâu đã giữ vai trò là "Cảnh sát quốc tế" để săn tìm lợi ích cho nước Mỹ mà sau cùng là một số tập đoàn tư bản thế giới nên nếu không có "tội phạm" thì "Cảnh sát" sẽ thất nghiệp, vì vậy mà dù muốn hay không nước Mỹ luôn phải tìm ra "kẻ phạm tội" hoặc chủ động tạo ra "tội phạm" để có việc làm "hưởng lương" từ lợi tức chiến tranh. Và nước Mỹ luôn "phải có" kẻ thù để "bảo vệ chính nghĩa" thì mới có lý do chính đáng thu thuế và vay mượn. Khi không còn kẻ thù, không còn chiến tranh nước Mỹ sẽ tự mâu thuẫn, suy yếu, dân Mỹ sẽ hết dân chủ, và sụp đổ như những đế chế trong lịch sử. Còn nước Mỹ sẽ còn chiến tranh hay ngược lại còn chiến tranh nước Mỹ còn trường tồn. Nước Mỹ hiện nay có đầy đủ sức mạnh để gây ra bất cứ cuộc chiến nào trên thế giới nhưng chính vì thế nó cũng không muốn chiến tranh gây ảnh hưởng đến nước Mỹ, vì nước Mỹ cũng là nơi cất giữ thành quả chiến tranh nên không thể bị tàn phá (là nơi tập trung tinh hoa và thành phần cấp tiến từ khắp nơi trên thế giới, đa chủng tộc nhưng có chung niềm tin tôn giáo chủ đạo, có công nghệ vũ khí, giải nobel, tài chính, đồng minh, chính sự minh bạch, các đảng cầm quyền rất thống nhất về mặt lợi ích mặc dù luôn tồn tại mâu thuẫn về cách điều hành). Đó là lý do tại sao nước Mỹ rất e dè khi gây căng thẳng trực tiếp với những quốc gia có vũ khí hạt nhân, họ thường phải gián tiếp mượn tay nước khác gây hấn hoặc dùng các biện pháp bao vây, cấm vận để siết từng bước. Còn Trung Quốc hiện nay cũng là một tay chơi hạt nhân có hạng nên việc hy vọng Mỹ sẽ dùng vũ lực để giải quyết Trung Quốc trong vài năm là chuyện hoang đường, mặc dù về lý thuyết nước Mỹ có thể làm được việc đó nhưng làm vậy để làm gì khi làm quá nhanh thì cũng sẽ lại thất nghiệp sớm. Hãy cứ làm một cách từ tốn, thư thả vì phải đợi thế giới lớn tiếp thì mới có việc để làm, nếu TQ tàn phế mà Việt Nam chưa đủ lớn, Triều Tiên chưa đủ lớn thì Mỹ nó tìm đâu ra kẻ thù để để bảo vệ "chính nghĩa". Và nếu thị trường Trung Quốc tan vỡ quá sớm thì dân Mỹ sẽ lấy hàng hóa giá rẻ ở đâu để sử dụng? Phải đợi các thị trường xung quanh thay thế dần cho thị trường Trung Quốc. Lời giải cho ván cờ Trung Quốc phải là 15 - 20 năm hoặc lâu hơn nữa chứ không phải vài năm.
Nước Mỹ chưa bao giờ mất cảnh giác với Trung Quốc, khi bao nhiêu năm nay vẫn cài cắm ở Nhật Bản, Hàn Quốc, nuôi dưỡng Đài Loan. Và các dòng chẩy năng lượng cho thấy ván cờ Trung Quốc ngày hôm nay đã được khởi động từ ít nhất từ 20 năm trước. Khi "kẻ thù" Liên Xô tan vỡ, để khai thác tiếp mặt trận Trung Đông nước Mỹ cần có thị trường để huy động tài chính, và đảm bảo có hàng hóa cho dân Mỹ sử dụng nhằm an toàn nội chính họ đã bắt đầu chơi ván cờ Trung Quốc. Năm 2003, Mỹ bắt đầu tấn công Iraq mở màn cho chiến tranh Trung Đông, thì năm 2001 Trung Quốc gia nhập WTO. Trung Quốc đã được nuôi dưỡng cả cái tốt lẫn cái xấu để chờ đến giờ G. Không phải bây giờ Trung Quốc mới gian lận thương mại, ăn cắp công nghệ hay mổ cướp nội tạng hoặc vi phạm nhân quyền, và kể cả vấn đề Tân Cương, Tây Tạng cũng vậy, nhưng người Mỹ vẫn cứ nuôi dưỡng những tiêu cực đó và chỉ thổi bùng nó lên để có lý do chính đáng cô lập TQ khi đã giải quyết xong mặt trận Trung Đông, và khi thế giới đạt đến ngưỡng phát triển mới để sẵn sàng chấp nhận phá hủy các giá trị cũ, không phải ngẫu nhiên khi thế giới hướng đến cái gọi là cuộc CM 4.0 thì cũng là lúc chiến tranh thương mại Mỹ bắt đầu. Với xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay thì chỉ 20 năm nữa những thành tựu của Trung Quốc và thế giới có thể sẽ lỗi thời, nó cần được phá hủy bớt để nhường chỗ cho cái mới. Chiến tranh là tàn phá nhưng nó cũng thúc đẩy thế giới phát triển không ngừng.
Nhưng cho dù phát triển tới giới hạn nào thì bản chất thế giới này vẫn chỉ là người cai trị người, giống loài ăn thịt đi săn giống loài ăn cỏ. Nước Mỹ cũng vậy, chỉ là hình thức có khác đi theo sự phát triển của các khái niệm văn minh.
Triết lý phát triển của nước Mỹ là tự do - dân chủ với thể chế chính trị tam quyền phân lập nhưng suối nguồn sức mạnh thực sự của nước Mỹ không phải là thể chế tam quyền phân lập mà là Súng, vì dân chủ cũng có độc tài dân chủ, trí tuệ của các cá nhân luôn có sự đột biến, nên cho dù thể chế tam hay tứ quyền thì sẽ đến lúc xuất hiện những cá nhân lợi dụng thời thế vượt lên trên số đông để thâu tóm quyền lực trở thành độc tài. Hitlle cũng hình thành từ nước Đức dân chủ, Tsar Putin hiện nay cũng từ thể chế dân chủ, và chúc mừng Việt Nam khi chúng ta "dân chủ đến thế là cùng" với tứ trụ triều đình thì cuối cùng cũng đã có Quốc trưởng. Độc tài được hình thành từ nòng súng thì chỉ có súng mới kiềm chế được độc tài theo nguyên lý "cái gì sinh ra nó thì cũng sẽ hủy diệt nó". Nước Mỹ có thể duy trì được thể chế dân chủ lâu dài là vì người dân được thoải mái sở hữu súng đạn, đây là đội quân bảo vệ quốc gia và bảo vệ nền dân chủ hùng mạnh nhất không có kẻ thù hay độc tài nào đấu lại được. (Nếu ngày trước Obama đen dân túy cấm súng thành công thì ngày hôm nay có thể khó đoán trước được tương lai Mỹ hay Nga - Trung sẽ thắng, nhưng may mắn là Thượng Đế vẫn ở bên cạnh nước Mỹ). Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng có thể học theo nước Mỹ, chỉ nước Mỹ mới vận hành tốt nhất thể chế tam quyền phân lập bằng súng bởi nó có 2 điều kiện quan trọng là tôn giáo chủ đạo (Thiên chúa) và do thành phần quốc gia đều là dân nhập cư như nhau nên chưa hình thành "cái tôi" dân tộc lớn vì vậy Hiến pháp chung của những nhà lập quốc cũng là dân nhập cư vẫn được tôn trọng. Độc tài chưa thể hình thành từ một cộng đồng không có "cái tôi" chung, chỉ khi khái niệm "dân tộc Mỹ" trở thành phổ quát thì tất yếu nước Mỹ sẽ có độc tài (- tham khảo bài viết năm 2008 : http://dungkq.com/…/Viet-nam---co-hoi-va-thach-thuc-trong-2… ). Ví dụ một nước X nào đó dân chủ đến thế là cùng nhưng dân trí thấp lại không có tôn giáo chủ đạo mà cũng đòi tam quyền phân lập thì chỉ là phá cái cái lồng độc tài này để rồi chui vào cái lồng độc tài khác, hoặc xác định luôn là sẽ phải giảm trừ ít nhất 1/3 dân số để đổi lấy tam quyền phân lập với nhà nước Liên bang. Mà khi chưa có dân chủ thì sớm muộn cũng bị bỏ lại phía sau bởi vì chỉ có mâu thuẫn mới thúc đẩy sự phát triển quy mô lớn nhanh nhất. Khi một tổ chức hay một lãnh đạo nắm quyền quá lâu không chấp nhận phản biện thì theo nguyên lý "lượng đổi chất đổi" tất yếu nó sẽ hành động theo chủ nghĩa kinh nghiệm với niềm tin duy ý chí rằng những gì mình làm là đúng chứ không có giải pháp nào tốt hơn, trong khi thế giới thì luôn biến động không ngừng mà chủ nghĩa kinh nghiệm không theo kịp. Hiện nay nước Mỹ đang chủ động đánh chìm con tàu kinh tế thế giới trên đó có Trung Quốc vì họ nắm quyền chủ động và tin rằng với sức mạnh của thể chế dân chủ linh hoạt họ sẽ thích nghi nhanh hơn với sự thay đổi của thời thế, còn Trung Quốc sự cố chấp của chế độ độc tài đã đạt đến đỉnh cao là Tập hoàng đế sẽ luôn chậm hơn một bước. Donal Trump càng khuấy đảo thế giới biến động nhanh thì hạn chế của Tập hoàng đế càng phát bệnh nặng (Còn tiếp)