QUỐC GIA CẢM TÍNH
- 08:11 - Thứ 6, 16/10/2020
-
Vụ học sinh cõng bạn đi học bị trường Y Hà nội từ chối vì thiếu nửa điểm mới thấy Việt Nam là quốc gia vẫn rất cảm tính. Tình cảm là tình cảm, luật pháp là luật pháp. Một sự khác biệt của con người so với muôn loài trên trái đất này chính là tôn trọng kỷ luật, giáo lý, quy định. Nơi nào pháp luật được tôn trọng nơi đó có sức mạnh và sẽ còn phát triển. Một học sinh tử tế nhưng nếu không có đủ năng lực thì cứ tiếp tục tử tế rồi cuộc đời cũng mở ra nhiều cơ hội phát triển khác chứ không nhất thiết phải trở thành sinh viên Y khoa. Nếu lần này được đặc cách để trở thành sinh viên y khoa thì lần sau sẽ lại mong chờ đặc cách khác, nhưng thực tế sẽ không có nhiều đặc cách mãi, vậy liệu có phát triển được không? Rồi sau này khi trở thành bác sỹ thì có dám chắc không làm hại đến sinh mạng của người khác, quá khứ cõng bạn đi học nhưng tương lai làm hại người khác vì thiếu năng lực thì hay ở chỗ nào và rủi ro hơn nữa nếu trở thành lãnh đạo còn tai hại hơn gấp nhiều lần.
Giàu thì một đời cũng giàu, sang thì ba đời mới sang được. Đối với quốc gia cũng vậy, làm cách mạng thì nông dân cũng làm được, những phát triển quốc gia thì ắt phải là tư sản, địa chủ, hoặc tiểu tư sản. Tôi đã gặp nhiều người giàu có, địa vị, thậm chí có những người rất giàu từ những năm 1990 nhưng những người ngoài 70 đều nói một câu thế này "nói chung tầm nhìn của mình nông dân vẫn là nông dân cháu ạ". Nên để hướng tới tương lai tốt hơn thì cần rõ ràng giữa tình cảm với lý trí. Người nông dân tuy thiệt thòi nhưng xã hội cũng không thể vì cảm xúc nhất thời mà "đặc biệt" phá vỡ quy tắc, "đặc biệt" một lần thì sẽ có "đặc biệt" n lần, dẫn đến các quy định, pháp luật, điều lệ phải thay đổi liên tục, cứ như thế xã hội lúc nào cũng hỗn độn đối mặt với nguy cơ. Phát triển là một quá trình, từ công nông phải phấn đấu thành trí thức, tiểu tư sản, tư sản, rồi mới được phép làm lãnh đạo cấp cao. Không cứ gì con người, mà vạn vật cũng phải luôn "bác hoán" từ sự thô trọc đến sự thanh kỳ. Cần có quy định cấm các thành phần có cha mẹ xuất thân là nông dân vượt qua vị trí thứ trưởng, chỉ cho phép những người có cha mẹ là thành phần trí thức, tiểu tư sản, địa chủ, tư sản làm lãnh đạo cấp cao, như vậy sẽ giúp xã hội bình tĩnh, bớt chộp giật, luồn lách mà tôn trọng quy trình, trật tự. Người nông dân nói gì thì nói do phương thức sản xuất họ cũng bị hạn chế về tầm nhìn chiến lược, và do đời sống khó khăn họ sẽ luôn xuất hiện lòng tham khi có cơ hội tham nhũng. Đất nước đã có hậu quả nhãn tiền khi công nông lên làm lãnh đạo như những "cậu học trò nghèo học bằng đèn đom đóm", hoặc "cậu học trò nghèo với gánh củi", cậu học trò nghèo....Đằng nào cũng đã mất mát vì anh Vượng vin lũng đoạn rồi thì dù ghét anh Vượng nhưng thà bầu con anh Vượng lên làm lãnh đạo còn hơn bầu mấy ông gốc nông dân vì mấy ông đó sẽ tham nhũng lại từ đầu hoặc hại hơn là đề ra đường lối chiến lược không qua được ngọn cỏ. Nếu muốn giúp cậu sinh viên trường Y thì hãy giúp bằng cách khác chứ không được chơi kiểu đặc cách vì có thể tránh cho cậu ta sau này phải ngồi tù ở cương vị lãnh đạo bộ Y tế tham nhũng.