Công Nghệ Giáo Dục - nên hay không?
- 08:34 - Thứ 3, 18/09/2018
-
Từ lâu mình tự đặt câu hỏi "Tại sao người Trung Quốc lại giỏi bắt chước, giỏi sáng chế, giỏi mô phỏng, giỏi làm hàng nhái hơn hẳn các quốc gia khác?". Và sau đó mình cũng đã tìm được câu trả lời, một trong những nguyên nhân của năng lực đó chính là hệ thống chữ viết tượng hình (ở bài viết này chưa bàn đến nguyên nhân tại sao hình thành sự lựa chọn chữ tượng hình chứ không phải chữ phiên âm). Chữ viết tưởng như chỉ là một sản phẩm của tư duy, là công cụ dùng để ghi chép, truyền tải thông tin nhưng mỗi lần viết cũng là một lần tư duy nên nếu lặp đi lặp lại nhiều lần thì chính tư duy sẽ bị định hình theo công cụ đó, theo nguyên lý "ý thức sinh vật chất, vật chất quyết định ý thức". Tư duy mô phỏng sau nhiều thế kỷ, nhiều thế hệ được rèn luyện qua chữ viết đã trở thành thói quen, thành bản năng tự nhiên và là một "bản sắc" văn hóa hàng nhái của người Trung Quốc hiện đại. Tuy nhiên mặt trái của sở trường mô phỏng của chữ Hán là học chữ nào biết chữ đó, kém sáng tạo trên bình diện rộng, không có phát kiến khoa học lớn, tố chất dẫn dắt bị chiết giảm, luôn thụ động, bầy đàn, thiếu bền vững, do không nắm được bản chất.
Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Trung Quốc nên hôm vừa rồi ngồi bàn luận với cậu bạn lại nhớ nhận xét của cậu ta "ông xem ảnh bọn Pháp chụp dân mình cách đây mới trăm năm nhưng nhìn cứ như khỉ trên cây". Tuy nhiên may mắn hơn dân Trung Quốc là từ 1651 nhờ cha xứ người Pháp là Alexandre de Rhodes mà người Việt có một hệ chữ viết bằng các mẫu tự La Tinh mới dựa trên nền tảng phiên âm tiếng nói logic, đơn giản, tiện dụng vượt qua được giới hạn học chữ nào biết chữ đó của người Hán.
- "Mặc dù người Pháp đã đô hộ chúng ta và chữ quốc ngữ hiện nay là một sản phẩm ngoại lai chứ cũng chẳng phải sản phẩm văn hóa dân tộc tự sinh nhưng không phải vì thế mà phủ nhận sự đóng góp của họ vào văn hóa Việt Nam. Có thể nói ở một góc độ nào đó thì song hành với quá trình đô hộ người Pháp cũng đã góp phần khai hóa văn minh cho mảnh đất hình chữ S, và thành tựu lớn nhất của người Pháp chính là hệ chữ quốc ngữ hiện nay. Công trình khai sinh chữ Quốc ngữ của cha đạo Alexandre de Rhodes từng được nhìn nhận rất trang trọng "Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ". Tiếc là mãi đến thế kỷ 20 Việt Nam mới xóa được nạn mù chữ quốc ngữ" -
Chỉ khi nhìn nhận được yếu kém thì mới sửa chữa được yếu kém để phát triển. Dân Do Thái từ vị trí thấp kém bị khinh thường phải tha hương vươn lên được như ngày hôm nay (câu nói “tiền của thế giới này nằm trong túi người Mỹ, và tiền của người Mỹ lại nằm trong túi áo người Do Thái” là phản ánh rõ ràng nhất về sức mạnh của người Do Thái) cũng là nhờ họ luôn ý thức rõ họ là ai và biết sự chắt lọc, học hỏi tinh hoa của nhân loại -
Tư duy là nền tảng của tất cả những thứ còn lại, có nhiều yếu tố định hình tư duy (kể cả cách thức ăn uống hàng ngày tưởng đơn giản nhưng lại là yếu tố quyết định), chữ viết cũng là một yếu tố quan trọng góp phần định hình tư duy, nên không vì thế mà cho rằng chỉ cần biết đọc biết viết là đủ, mà phải xem biết đọc như thế nào, biết viết như thế nào. Trẻ lớp 1 như tờ giấy trắng, viết lên đó cái gì thì sẽ rất khó tẩy xóa, nên đào tạo lớp 1 tưởng chuyện nhỏ nhưng thực tế là chuyện lớn, định hình nền tảng, gốc rễ để tương lai phát triển. Giáo dục truyền thống của Việt Nam chưa thoát ra được ảnh hưởng của nếp văn hóa, và tư duy từ phương Bắc khi dùng hệ chữ La Tinh phiên âm logic theo kiểu phương Tây nhưng lại đánh vần theo hình thức mặt chữ, nên có lẽ vì vậy và cũng do thời gian xóa nạn mù chữ chưa lâu nên văn hóa xã hội của Việt Nam nhiều thứ vẫn còn làng nhàng, lai tạp, ngắn hạn và luôn có sự tương đồng với Trung Quốc chứ chưa bứt phá được về chất. Gần đây vì những chuyện ồn ào xung quanh mô hình đào tạo của GS Hồ Ngọc Đại nên mình cũng tìm hiểu về phương pháp dậy chữ của ông ấy. Loại bỏ những chuyện râu ria về xuất thân, tính cách, triết lý, tư tưởng giáo dục, lợi ích vật chất thì mình thấy phương pháp dậy chữ lớp 1 của ông ấy xuất sắc hơn phương pháp dậy chữ truyền thống, nên cần được nhân rộng rồi phát triển cải cách tiếp ở những bậc cao hơn. Không có công cụ nào hoàn hảo, chữ viết cũng vậy, nhưng không thể vì những lỗi nhỏ (kiểu như C - Q - K) mà bỏ qua cơ hội để thay đổi, nhân đà 40 năm mới có một dịp ồn ào này GS kiêm cử nhân văn chương Nguyễn Phú Trọng và anh Nhạ bộ trưởng cải cách triệt để luôn việc dậy chữ lớp 1 và thanh trừ nhóm lợi ích trong giáo dục thì sau này kiểu gì cũng được đúc tượng.
Tuy nhiên mình cũng nói với anh bạn "ông GS Hồ Ngọc Đại và trường thực nghiệm chỉ là người hùng cô đơn trong giáo dục" vì một xã hội vẫn ăn cơm bằng đũa quanh bát nước mắm thì rất khó để thay đổi trong một sớm một chiều. Trước đây mình cũng đã bàn với vợ định thay đổi cách thức của bữa ăn trong gia đình nhưng mà có lẽ vẫn phải từ từ