Hai năm nay là khoảng thời gian đất nước bước vào giai đoạn cải tổ thanh lọc kết hợp với biến động bất lợi từ bên ngoài nhưng nguồn tài chính được bổ xung từ kiều hối lại luôn đạt những kỷ lục lớn, năm sau cao hơn năm trước, góp phần giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế. Điều đó một lần nữa khẳng định tính bền vững của Thăng Long và nước Việt cho dù hoàn cảnh thế giới đầy hỗn loạn.
Dự báo ngày 2/10/2010 tại Vietlyso.com:Mặc dù khó tránh khỏi sự lo lắng, hoặc nguy cơ mất an toàn, nhưng xét theo sự biến động của địa hình quốc gia hiện nay thì thấy tuy thử thách phía trước còn nhiều nhưng song hành lại xuất hiện yếu tố tích cực hỗ trợ đó là những dòng tiền của người Việt khắp nơi trên thế giới đang có xu hướng tìm về cố quốc. Những dòng tiền này có thể kín đáo hoặc công khai, nhưng xu hướng này thể hiện khá rõ trên địa hình và sẽ giúp cho tình hình tài chính của đất nước vẫn tạm ổn. ----------------------------------------------------------------------------------
Ứng nghiệm ngày Thứ Tư, 2/11/2011 khi NHNN đưa ra nhận định lượng kiều hối về Việt Nam trong năm nay được dự báo sẽ đạt khoảng 8,5 tỉ đô la Mỹ, cao hơn mức kỷ lục 8 tỉ đô la Mỹ của năm 2010.
Dự báo kiều hối đạt kỷ lục 8,5 tỉ đô la MỹThứ Tư, 2/11/2011, 08:08 (GMT+7)Hồng Phúc
(TBKTSG Online) - Lượng kiều hối về Việt Nam trong năm nay được dự báo sẽ đạt khoảng 8,5 tỉ đô la Mỹ, cao hơn mức kỷ lục 8 tỉ đô la Mỹ của năm 2010, theo Ngân hàng Mhà nước (NHNN).
NHNN cho biết kiều hối về Việt Nam trong quí 1 năm nay đạt khoảng 2,5 tỉ đô la Mỹ, quí 2 đạt 2 tỉ đô la Mỹ và trong quí 3 là 2,5 tỉ đô la Mỹ.
Hiện có hơn 400.000 người Việt Nam đang lao động tại nước ngoài. Theo Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, hiện có gần 4 triệu người Việt Nam cư trú ở gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tất cả họ mỗi năm gửi về Việt Nam một lượng kiều hối không nhỏ.
Nếu như năm 1999, lượng kiều hối chuyển về nước mới chỉ chiếm 4.2% tổng sản lượng nội địa (GDP), thì con số này năm 2002 đã tăng lên 7.8%. Và năm 2010, lượng kiều hối đã bằng khoảng 7,7% GDP (GDP ước trên 100 tỉ đô la Mỹ).
Trong khi các nguồn khác như vốn hỗ trợ phát triển (ODA), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII), đóng góp vào cán cân thanh toán ngày một khó khăn thì kiều hối vẫn tăng đều và dồi dào. Theo NHNN, năm 2010, nguồn ngoại tệ ròng này đã bù đắp gần 50% thâm hụt thương mại.
Theo Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam xếp thứ 16 trong các quốc gia nhận nhiều kiều hối nhất năm 2010. Tại Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 2 về nhận kiều hối, sau Philippines (khoảng 21,3 tỉ đô la Mỹ năm 2010).
Lãnh đạo một ngân hàng đang chuyển khoảng 20% kiều hối hàng năm lý giải với
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online rằng không loại trừ một số nguồn tiền kiều hối về Việt Nam để đầu cơ lãi suất. Lãi suất tiền gửi đô la Mỹ ở nước ngoài hiện chỉ từ 0% đến 0,5%/năm trong khi ở Việt Nam là khoảng 2%/năm, chênh nhau rất lớn.
Nhưng ông cũng lo ngại là một lượng rất lớn kiều hối nhiều năm nay không vào ngân hàng mà được bán ra thị trường tự do vì tỷ giá ở thị trường này cao hơn ngân hàng. Do vậy, nguồn ngoại tệ này có thể gây thêm áp lực cho tỷ giá và công tác quản lý thị trường.